Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

Phân biệt các loại tên doanh nghiệp

7.477 lượt xem

Phân biệt các loại tên doanh nghiệp sử dụng trong thực tế được chia thành 3 loại theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: tên công ty viết bằng tiếng Việt, tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài và tên công ty viết tắt (hay còn gọi là tên giao dịch). Ngoài ra, Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định tên thương mại của công ty. Trong thực tế, doanh nghiệp còn có thể có thêm một số tên khác.

Tên theo Luật doanh nghiệp gồm có 3 loại:

1. Tên công ty bằng tiếng Việt

Là tên công ty viết đầy đủ. Tên này thường bao gồm 3 phần: phần chỉ loại hình công ty (TNHH, CP, DNTT, TNHH MTV …), phần chỉ lĩnh vực hoạt động (Thương mại, Dịch vụ, Đầu tư …) và phần định danh. Ví dụ:

Công ty TNHH     Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu    Sao Kim
(Loại hình công ty)     +     (Lĩnh vực hoạt động )          +       (Định danh)

2. Tên tiếng công ty bằng tiếng nước ngoài

Thông thường là phần dịch sang tiếng Anh của tên tiếng Việt. Ví dụ: Sao Kim Brand Creation and Consultancy Company Limited.

3. Tên công ty viết tắt

Là tên được viết ngắn gọn lại từ phần tên tiếng Việt hoặc Tiếng Anh của công ty. Ví dụ: Sao Kim Branding, Vinaconex, Vinamilk, HAGL, Casumina … Trong thực tế, tên viết tắt không nhất thiết phải trích dẫn chính xác theo tên đầy đủ của doanh nghiệp.

4. Tên thương mại

Theo quy định của Luật SHTT quy định – Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt với các tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh – tức là khu vực địa lý nơi tổ chức, cá nhân ấy có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Theo luật này, tên thương mại sẽ được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt với tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh như: (i) có chứa thành phần tên riêng (trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng); (ii) không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; (iii) không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Với cách hiểu như trên trong nhiều trường hợp, tên thương mại trùng với tên doanh nghiệp. Tuy nhiên, tên doanh nghiệp và tên thương mại, dù có nhiều điểm tương đồng trong cách đặt tên, nhưng được bảo vệ theo hai góc độ khác nhau: tên doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp bảo vệ như một thành phần cấu thành tư cách pháp lý của doanh nghiệp, còn tên thương mại được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ với tư cách là đối tượng sở hữu trí tuệ.

Cơ sở xác lập quyền đối với tên doanh nghiệp và tên thương mại là khác nhau: quyền đối với tên doanh nghiệp phát sinh khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong khi quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp, mà không cần đăng ký với cơ quan nào. Như vậy, theo logic mà nói, tên doanh nghiệp chính là tên thương mại nhưng tên thương mại chưa hẳn là tên doanh nghiệp. Phạm vi của tên thương mại có thể rộng hơn tên doanh nghiệp.

Tác giả: Nguyễn Tuấn Hùng
Công ty Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu Sao Kim

Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế logo

Xem thêm những bài viết khác:

Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại: 

Blog Sao KimCẩm Nang Sao Kim 

Facebook: Sao Kim Branding

Case study BehanceSao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding

Follow Zalo Offical Account của Sao Kim Branding:
Share:

Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn

Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ
Thiết kế logo

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu
Thiết kế website

Thiết kế website

Chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO
Marketing tinh gọn

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.
Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai truyền thông sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ
Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ
Thiết kế logo

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu
Thiết kế website

Thiết kế website

Chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO
Marketing tinh gọn

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.
Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai truyền thông sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Sales Kit là gì và Vai trò của bộ Sales Kit
Thiết kế profile

Sales Kit là gì và Vai trò của bộ Sales Kit

Sales Kit là gì? Bao gồm những gì? và làm thế nào để thiết kế bộ Sales Kit đẹp, ấn tượng giúp hỗ trợ nhân viên kinh doanh bán hàng hiệu quả như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết này của Sao Kim.

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp bằng số: