Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

12 Cách đặt tên thương hiệu độc đáo, không giống ai

77.556 lượt xem

Đặt tên thương hiệu có lẽ là một trong những điều khó khăn nhất khi bắt đầu kinh doanh. Thương hiệu cũng giống như con người, cũng cần một cái tên ấn tượng, độc đáo và ý nghĩa.

Nhưng đặt tên thương hiệu như nào để khi nói đến là khách hàng nhớ ngay đến mình? Đặt tên ra sao để không bị nhầm lẫn với thương hiệu khác? Đặt tên gì để thật độc đáo và ấn tượng nhưng vẫn mang đúng thông điệp của thương hiệu?

Vô số câu hỏi được đặt ra khi bạn cần đặt tên cho thương hiệu.

Hiểu được điều đó, Sao Kim giúp bạn hiểu về quy trình đặt tên thương hiệu (5 bước), 12 cách đặt tên thương hiệu độc đáo, không giống ai và 5 cách tra cứu để giúp bạn đảm bảo tên thương hiệu có khả năng bảo hộ.

Cách đặt tên thương hiệu độc đáo và chuyên nghiệp

Hãy áp dụng chặt chẽ chúng để tìm ra tên thương hiệu khác biệt, ý nghĩa nhất.

Tuy nhiên, trước tiên để công tác đặt tên thương hiệu hiệu quả, tạo ra tên thương hiệu đủ tốt hãy bắt đầu từ.

1. Thế nào là một tên thương hiệu tốt?

Thế nào là một tên thương hiệu tốt

Mặc dù không có một công thức nào khẳng định đây là một tên thương hiệu tốt, nhưng có những đặc điểm chung của một tên thương hiệu dễ nhớ, dễ sử dụng:

  • Có ý nghĩa: Tên thương hiệu truyền đạt bản chất thương hiệu của bạn, gợi lên hình ảnh và nuôi dưỡng một kết nối cảm xúc tích cực.
  • Khác biệt: Tên thương hiệu là duy nhất, đáng nhớ và nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh của bạn. Sự khác biệt giúp thúc đẩy nhận thức thương hiệu dễ dàng hơn.
  • Dễ hiểu: Mọi người có thể dễ dàng diễn giải, nói, đánh vần hoặc Google tên thương hiệu của bạn. (Ngay cả khi bạn có một cái tên khác thường hoặc kỳ lạ, nó phải hiểu được.)
  • Có thể đăng ký bảo hộ: Tên thương hiệu phải có thể đăng ký nhãn hiệu, đăng ký tên miền (bảo hộ cả về mặt pháp lý và ý thức chung)
  • Chứng minh tương lai: Tên thương hiệu có thể phát triển cùng với công ty và duy trì mức độ liên quan — và được điều chỉnh cho các sản phẩm và phần mở rộng thương hiệu khác nhau.
  • Trực quan: Bạn có thể dịch / truyền đạt nó thông qua thiết kế, bao gồm các biểu tượng, logo, màu sắc, v.v.

Khi đặt tên thương hiệu, các doanh nghiệp có tầm nhìn xa thường mong muốn tên thương hiệu của mình có thể đạt được một yếu tố kỹ thuật sau:

  • Là một phần của tên công ty (hoặc viết tắt)
  • Tên giao dịch, tên tiếng Anh giống nhau
  • Độ dài 3 Ký tự (hoặc 3 âm tiết), dễ phát âm
  • Tên thương hiệu trùng với mã chứng khoán
  • Có thể đăng ký bảo hộ đa ngành
  • Có thể đăng ký tên miền .vn, .com.vn và .com (hoặc tên miền thị trường mục tiêu)

Ví dụ: Công ty Cổ phần FPT có tên thương hiệu là FPT, tên Quốc tế là FPT Corporation, tên viết tắt là FPT Corp, mã chứng khoán là FPT, tên miền .com, .vn, .com.vn đều đăng ký được.

Chờ chút: Tải ngay cuốn sách Corporate Branding, để hiểu toàn diện về xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, thực hiện chuyên nghiệp, bài bản ngay từ khâu đầu tiên.

Ebook Corporate Branding

2. Quy trình đặt tên thương hiệu hiệu quả

Quy trình đặt tên thương hiệu

Khi đặt tên thương hiệu, điều quan trọng là phải áp dụng quy trình thực hiện để nâng cao chất lượng đặt tên và hạn chế các sai lầm. Đây là 5 bước đặt tên thương hiệu Sao Kim thường áp dụng:

Bước #1: Xác định cốt lõi thương hiệu

Đặt tên thương hiệu - Bước 1 - Xác định cốt lõi thương hiệu

Trước khi sa đà vào nghĩ các tên khác nhau, hãy bắt đầu bằng việc xác định cốt lõi thương hiệu của bạn:

  • Mục đích thương hiệu: Lý do thương hiệu tồn tại là gì?
  • Tầm nhìn: Tương lai thương hiệu bạn sẽ thế nào?
  • Sứ mệnh: Thương hiệu bạn sinh ra để làm gì, làm thế nào để đạt tầm nhìn đó?
  • Giá trị cốt lõi: Thương hiệu của bạn tôn trọng, bảo vệ giá trị nào?

NOTE: Xác định được cốt lõi thương hiệu vững chắc là nền tảng để định hướng mọi hoạt động như đặt tên thương hiệu, thiết kế logo, xây dựng nhận diện, website, cách triển khai social branding …

Bước #2: Tìm kiếm sự khác biệt

Đặt tên thương hiệu - Bước 2 - Tìm kiếm sự khác biệt

Hãy tự hỏi xem điều gì làm thương hiệu của bạn khác biệt?

Bạn khác dự định tham gia thị trường nào? phân khúc nào? và ở đó bạn thể hiện điều gì để khác biệt so với đối thủ?

Bạn cần phải ghi nhớ những điểm khác biệt này khi bạn chuyển qua quá trình đặt tên. Bởi vì, như bạn biết đó:

KHÁC BIỆT HAY LÀ CHẾT

Và bạn nên nhớ, sự khác biệt có thể được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau, cho dù bạn cung cấp một sản phẩm y hệt đối thủ.

Điều quan trọng là phải đưa ra lựa chọn và nói cho khách hàng của bạn biết điều đó.

Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược thương hiệu

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tinh giảm nhân sự, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Bước #3: Liệt kê tất cả các tên thương hiệu tiềm năng

Đặt tên thương hiệu - Bước 3 - Liệt kê tất cả các tên thương hiệu tiềm năng

Áp dụng tất cả các cách đặt tên bạn, tất cả những ý tưởng bạn có thể nghĩ đến để liệt kê ra tất cả các tên thương hiệu tiềm năng.

Tại bước này đừng vội quan tâm đến chất lượng hay sự độc đáo, hãy cứ để tâm trí thoải mái suy nghĩ, sáng tạo.

Chấp nhận cả những cái tên “kỳ quặc”.

Cố gắng tạo ra 15 – 20 tên thương hiệu tiềm năng (hoặc nhiều hơn).

Bước #4: Kiểm tra, đánh giá

Đặt tên thương hiệu - Bước 4 - Kiểm tra đánh giá tên thương hiệu

Khi đã có danh sách các tên thương hiệu tiềm năng, bây giờ hãy tiến hành kiểm tra, đánh giá xem tên nào phù hợp với tên định hướng thương hiệu của bạn.

Đối chiếu với mục đích thương hiệu, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi.

Tiếp theo là kiểm tra sự khác biệt (Hướng dẫn 5 cách kiểm tra sự khác biệt, khả năng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu ở bên dưới)

Cố gắng giảm danh sách tên tiềm năng xuống còn 3 lựa chọn.

Bước #5: Thử nghiệm, thử nghiệm, thử nghiệm

Đặt tên thương hiệu - Bước 5 - Thử nghiệm tên thương hiệu

Khi đã có được 3 tên thương hiệu tốt nhất, bây giờ là thử nghiệm, có nhiều cách để thử nghiệm:

Ví dụ:

  • Thử tạo logo (hoặc phác thảo nhanh) với tên thương hiệu để xem tên nào dễ dàng hơn, tên nào ấn tượng hơn…
  • Thử xin ý kiến đánh giá của nhóm khách hàng tiềm năng của bạn (hoặc nhóm có nhân khẩu học tương tự)
  • Thử sử dụng tên để tạo ra các tên thương hiệu con, sản phẩm con (đánh giá khả năng xây dựng kiến trúc thương hiệu trực quan)
  • Thử sử dụng tên thương hiệu trong các loại ấn phẩm, trên website, mạng xã hội
  • ….

Tóm lại, thử nghiệm sử dụng thực tế với quy mô nhỏ, nhóm nhỏ, đánh giá mức độ hiệu quả của các phương án để chọn ra tên thương hiệu tốt nhất.

NOTE: Luôn áp dụng chặt chẽ quy trình để tạo ra hiệu quả tốt nhất.

Bạn đang bắt đầu xây dựng một thương hiệu mới và cần hỗ trợ?

> Tham khảo ngay dịch vụ đặt tên thương hiệu của Sao Kim. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn đặt tên thương hiệu, đăng ký bảo hộ và phát triển nhận diện thương hiệu hoàn hảo ngay từ đầu.

3. Sử dụng AI để đặt tên thương hiệu

Cách sử dụng AI để đặt tên thương hiệu

Hiện tại AI đang phát triển rất mạnh, bạn có thể sử dụng AI như Chat GPT, Gemini, Copilot để hỗ trợ việc đặt tên thương hiệu.

Bằng cách mô tả yêu cầu rõ ràng, AI có thể nhanh chóng tạo ra các kết quả.

Ví dụ sử dụng AI để đặt tên thương hiệu:

Prompt: “Hãy đóng vai một chuyên gia copywriter có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực đặt tên thương hiệu, xây dựng thương hiệu. Hãy liệt kê 20 cách đặt tên thương hiệu và lấy ví dụ minh họa cho việc đặt tên thương hiệu có chứa từ S và K. Lĩnh vực của công ty này là: Marketing. Tập khách hàng tiềm năng: Nam, Nữ từ 18 đến 35 tuổi. Trình bày dưới dạng bảng bao gồm: Số thứ tự, Các đặt tên thương hiệu, Ví dụ minh họa”

Công thức Prompt tham khảo:

  • Đóng vai ai?
  • Yêu cầu là gì?
  • Mục đích là gì?
  • Tiêu chuẩn cần có?
  • Lưu ý điều gì?
  • Trình bày kết quả như thế nào?

Kết quả nhận được như sau:

Ví dụ các đặt tên thương hiệu sử dụng AI

Nếu bạn chưa tìm thấy phương án ưng ý, hãy cứ yêu cầu tạo tiếp các phương án khác.

Hoặc bạn có thể mô tả sẵn cách đặt tên thương hiệu và ví dụ trước cho AI để AI có thể đặt tên theo định hướng đúng hơn (như các cách đặt tên dưới đây)

4. 12 Cách đặt tên thương hiệu độc đáo

Và không để bạn chờ lâu hơn nữa, đây là 12 cách đặt tên thương hiệu phổ biến giúp bạn tạo ra nhiều tên thương hiệu tiềm năng nhất.

Cách #1. Dùng tên cá nhân để đặt thương hiệu

Việc dùng chính tên của mình để đặt tên thương hiệu có lẽ không còn xa lạ gì nữa. Tuy nhiên, chính vì quen thuộc nên rất dễ bị lu mờ trong mắt người tiêu dùng.

Do đó, khi dùng tên cá nhân để đặt cho thương hiệu, nếu tên của bạn không đặc biệt, bạn cần phải làm mới và biến tấu nó để trở nên thật độc đáo, dễ nhớ, dễ ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng.

Ngoài việc dùng tên thật, bạn cũng có thể sử dụng những biệt danh, đại từ xưng hô thường gọi của mình để kết hợp đặt tên cho thương hiệu ví dụ như: Cô Ba, Chị Bảy,…

Cách đặt tên thương hiệu không giống ai (1)

[Saokim.com.vn] Điện máy Nguyễn Kim

Ngoài ra, bắt đầu từ tên của bạn, bạn cũng có thể kết hợp với các thành phần khác, viết tắt để giúp tên thương hiệu trở nên độc đáo hơn.

Vận dụng cách đặt tên thương hiệu này như thế nào?

  • Mẹo #1: Sử dụng 2 họ của vợ chồng (nếu khác họ), ví dụ: Nguyễn Trần
  • Mẹo #2: Đặt ngược tên họ, ví dụ: Kim Nguyễn
  • Mẹo #3: Sử dụng kết hợp từ Hán Việt với tên họ để tạo nên tên thương hiệu, ví dụ: Trần Gia, Gia Nguyễn
  • Mẹo #4: Kết hợp tên và từ liên tưởng đến sản phẩm & dịch vụ, ví dụ: Khải Silk
  • Mẹo #5: Sử dụng một phần tên, ví dụ: Gitra, Saki, Kimg
  • Mẹo #6: Nhân đôi từ trong tên, ví dụ: Gittra, Saaki, ssaki

Cách #2. Dùng chính đặc trưng sản phẩm để đặt tên

Cách đặt tên thương hiệu này cũng có thể giúp khách hàng hiểu ngay là bạn bán cái gì, làm dịch vụ gì, ví dụ như: Vieclam24h, timviecnhanh, …

Đây là lẽ là cách đặt tên kinh điển nhất trong 12 cách được nêu ra ở bài viết này. Tuy nhiên, phương pháp đặt tên này chỉ phù hợp với những mặt hàng kinh doanh còn mới, ít cạnh tranh trên thị trường thì mới thu hút khách hàng.

Ưu điểm của cách đặt tên này là khi nói đến, người tiêu dùng sẽ biết được thương hiệu của bạn làm về cái gì, có phải là cái mà họ đang tìm hay không.

Tuy nhiên, nhược điểm là khó đáp ứng lâu dài. Bởi vì, khi lĩnh vực của bạn mở rộng, thay đổi thì tên thương hiệu cũ có thể không còn đáp ứng được. Khi đó, một chiến dịch nhận diện thương hiệu mới sẽ mất khá nhiều tiền bạc và công sức.

Xem thêm:

Cách #3. Đặt tên thương hiệu theo địa chỉ, địa danh

Bún bò Đò Trai, Gốm Bát Tràng, Lụa Hà Đông,…là những cái tên quen thuộc mà khi nhắc đến, ai cũng biết nó ở đâu và đó là sản phẩm gì.

Đây là những ví dụ điển hình cho việc đặt tên thương hiệu theo địa chỉ hay địa danh mà Doanh nghiệp bạn đóng ở đó. Ngoài việc sử dụng tên, bạn cũng có thể sử dụng số nhà, số ngõ,… để đặt cùng sẽ tạo sự khác biệt và ấn tượng với người tiêu dùng.

Đặt tên thương hiệu không giống ai (3)

[Saokim.com.vn] Thương hiệu Đạm Cà Mau do Sao Kim thiết kế

Một số cách đặt tên thương hiệu theo địa chỉ, địa danh mà bạn có thể tham khảo như là:

  • Kinh doanh đặc sản: Lấy tên địa phương của đặc sản đó để làm tên thương hiệu hoặc tên cửa hàng cho mình. Ví dụ: Cháo lươn Nghệ An, Vịt cỏ Vân Đình, Mè xửng Huế, Chè Thái Nguyên,…
  • Lấy tên địa danh làm chỉ dần nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Ví dụ: Đồng Tâm Long An,
  • Nếu sản phẩm của bạn là liên doanh, có thể dùng tên ghép của các nước để đặt tên thương hiệu. Ví dụ: Việt-Nhật, Việt-Hàn,…
  • Dùng tên tỉnh thành để làm tên cửa hàng, tên thương hiệu. Ví dụ: Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn,…

Tuy nhiên, những tên thương hiệu gắn với địa chỉ, địa danh thường khó bảo hộ được hoàn toàn, hoặc chỉ bảo hộ được một phần.

Cách #4. Dùng từ viết tắt để đặt tên thương hiệu

Đa phần phương pháp dùng từ viết tắt để đặt tên thương hiệu là bắt nguồn từ các chữ cái đầu tiên hoặc tên đầy đủ bằng Tiếng Anh của thương hiệu đó.

Hai cách này hiện đang được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam, điển hình như các thương hiệu nổi tiếng có tên viết thương hiệu bắt nguồn từ tên tiếng Anh đầy đủ là: Vinaphone, Vinamilk, Vinaconex, Vingroup, Vinhomes… chữ Vina hay chữ Vin đều là viết tắt của chữ Việt Nam, cộng thêm vế sau là tên sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp.

Hoặc một cách khác là dùng từ viết tắt các chữ cái đầu tiên trong tên tiếng anh như: ACB (Ngân hàng Á Châu), ICP (Internation Consumer Product),…

Đặt tên thương hiệu không giống ai (4)

[Saokim.com.vn] VIVIDA – Vivid – sinh động, mạnh mẽ và đầy sức sống

Cách #5. Đặt tên theo đặc điểm cửa hàng

Phương pháp này phù hợp để đặt tên cho cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí nhỏ lẻ hơn là những sản phẩm khác. Những cửa hàng nổi bật về vị trí, phong cảnh hay trước quán đó có đặc điểm nào đấy dễ nhận diện thì bạn có thể dùng chính nó để đặt tên cho cửa hàng của bạn.

Ví dụ như:

  • Quán Cây Si
  • Tiệm bánh Cối Xay Gió
  • Café Cây Đa

Cách #6. Đặt tên thương hiệu theo quy mô

Cách đặt tên thương hiệu dựa theo quy mô này dùng cho những thương hiệu kinh doanh nhiều mặt hàng của chủng loại. Bạn có thể dùng một số từ như: Thế giới, Siêu thị,… để khách hàng cảm thấy rằng nơi đây có đầy đủ mọi thứ mà họ cần.

Phương pháp này phù hợp với những cửa hàng lớn, những cửa hàng quy mô nhỏ hơn cần lưu ý khi sử dụng vì nếu sử dụng không đúng khách hàng sẽ cảm thấy mình bị lừa và họ không có thiện cảm với cửa hàng của bạn, không quay lại mua hàng.

Cách #7. Đặt tên thương hiệu theo sự liên tưởng

Sự liên tưởng ở đây có nghĩa là khi nói đến tên thương hiệu của bạn, người tiêu dùng sẽ hình dung ngay là bạn đang bán gì và công dụng của sản phẩm đó ra sao.

Để làm được điều này, bạn phải thật sự hiểu rõ về đặc điểm cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng. Ví dụ như bạn bán máy sưởi thì có thể đặt tên là “Heat”, bán quạt thì có thể đặt là Windy,…

Cách đặt tên thương hiệu không giống ai (7)

[Saokim.com.vn] Rosalia – vẻ đẹp tinh khiết, sự mềm mại, dịu dàng của hoa hồng

Cách #8. Đặt tên thương hiệu theo các danh từ gợi nhắc

Một hình ảnh, một sự vật hay sự việc đều có ý nghĩa riêng của nó. Và đây cũng chính là lý do các danh từ gợi nhắc rất hay được sử dụng để làm tên thương hiệu. Có thể kể đến một vài ví dụ như:

  • Các loài vật: Mỳ Gấu Đỏ, Mì Sáu Tôm, Phomai Con bò cười,…
  • Các loài hoa: Thời trang Tulip,…
  • Các vì sao: Sao Kim, Sao Thủy,…
  • Các vị thần: Venus, Zeus, Mặt Trời,…

Cách #9. Tên thương hiệu tạo cảm giác tò mò

Khi nhìn vào tên thương hiệu kiểu này, có thể bạn sẽ không hiểu ngay nó mang ý nghĩa gì, nhưng nó tạo sự tò mò làm bạn muốn khám phá chúng.

Thực ra nếu phân tích thì các tên thương hiệu kiểu này đều có ý nghĩa sâu xa nào đó, nó có thể là viết tắt của những từ có nghĩa ghép lại.

Ví dụ: BaDuNo là tên của 1 cửa hàng bán Bánh Đúc, BaDu là được trích ra từ “Bánh Đúc”.

Nghe thật lạ tai phải không? Đây cũng là một cách thu hút sự chú ý của khách hàng với thương hiệu của bạn và gây ấn tượng với họ.

Cách đặt tên thương hiệu không giống ai (9)

[Saokim.com.vn] VENISA – Vẻ đẹp duyên dáng, nét kiêu sa

Cách #10. Dùng tính từ để đặt tên thương hiệu

Trong kinh doanh, ai cũng muốn công việc của mình thuận buồm xuôi gió, chính vì thế mà những cái tên như Tài Lộc, Thịnh Phát, Thịnh Vượng,…cũng hay được sử dụng để đặt tên thương hiệu.

Ở Việt Nam, một số thương hiệu nổi tiếng sử dụng cách đặt tên này đó là: Hòa Phát, Hiệp Phát, Hòa Bình, Tiền Phong, Tiên Phong,…

Cách #11. Dùng tiếng nước ngoài để đặt tên

Tiếng nước ngoài khi đọc lên nghe có vẻ như rất chuyên nghiệp và làm cho những sản phẩm, dịch vụ của bạn khá cao cấp đúng không?

Đây là một trong những lý do cách đặt tên này được ưa chuộng ngay cả khi thương hiệu đó là của người Việt. Cách đặt tên này vừa giúp thương hiệu của bạn không trùng lặp, mới lạ, nghe sang chảnh, thu hút người tiêu dùng mà vẫn mang nhiều ý nghĩa.

Một số thương hiệu dùng từ tiếng nước ngoài có thể kể đến như là: Owen, Adam Store, Torano,… Vừa ngắn gọn, ý nghĩa mà lại dễ thu hút sự tò mò của khách hàng.

Cách đặt tên thương hiệu không giống ai (11)

[Saokim.com.vn] Thương hiệu nội thất HomeLux

Cách #12. Sử dụng phiên âm âm thanh để đặt tên

Sử dụng phiên âm âm thanh để đặt tên thương hiệu là một cách làm rất thông minh. Các âm thanh quen thuộc hàng ngày thậm chí còn làm cho thương hiệu trở nên dễ nhớ hơn.

Một số thương hiệu sử dụng cách đặt tên này như:

  • Tiktok
  • Cốc Cốc
  • Cuccu
  • Tacke

BONUS: Cách đặt tên thương hiệu theo phiên âm

Có nhiều thương hiệu mang yếu tố văn hóa nước ngoài thường sử dụng từ phiên âm để đặt tên thương hiệu, cách làm này tạo ra thương hiệu độc đáo tại thị trường Việt Nam.

Các thương hiệu mang yếu tố văn hóa Trung, Hàn, Nhật rất hay sử dụng phương pháp này, ví dụ:

  • Fenghuang – Phượng Hoàng
  • Haidilao – Hải Để Lao
  • Akira – Thông minh
  • Dimsum – Điểm tâm
  • Sakura – Hoa anh đào
  • Luklak – Lúc Lắc

5. Tránh hiểu sai ngữ nghĩa vùng miền khi tạo tên thương hiệu

Mỗi địa phương, mỗi vùng miền thường có cách phát âm hay ngôn từ riêng. Do vậy, một lưu ý khi đặt tên thương hiệu là bạn không nên dùng những từ tối nghĩa hoặc có quá nhiều người, dễ gây ảnh hưởng đến tiềm thức người tiêu dùng.

Một ví dụ điển hình cho việc này là hãng vận chuyển Tăng Tốc. Nhưng khi được in lên các phương tiện truyền thông thì lại thành “Tang Toc” mang hàm ý kém may mắn. Do đó trong quá trình kinh doanh, hãng hàng không này đã gặp không ít khó khăn.

Đây là điều mà không ai muốn, ai mà chẳng muốn tên thương hiệu của mình mang lại sự thuận lợi trong kinh doanh đúng không nào?

6. 5 Cách kiểm tra khả năng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, tra cứu khả năng bảo hộ tên thương hiệu trên internet

Cách tra cứu tên thương hiệu

Việc đặt tên thương hiệu hay, độc đáo, ấn tượng tương đối khó.

Nhưng còn việc khó hơn đó là đảm bảo khả năng tên thương hiệu có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Bởi vì, thời gian để được cấp văn bằng bảo hộ thực tế có thể lên tới hơn 24 tháng. Vì vậy nếu xảy ra sai sót, chậm chễ đăng ký tên nhãn hiệu mọi nỗ lực coi như VỨT BỎ HOÀN TOÀN.

Vậy nên, hãy cẩn thận tra cứu tên thương hiệu trên intenet để hạn chế tối đa trùng lặp. Đây là 5 cách mà Sao Kim sẽ giúp bạn tiến hành kiểm tra hiệu quả:

  • Cách #1: Kiểm tra “tên thương hiệu” trên Google Search (hoặc Cốc cốc search, Bing). Quan trọng, hãy đảo từ để đảm bảo các biến thể là duy nhất khi tìm kiếm qua công cụ tìm kiếm.
  • Cách #2: Viết ra các biến thể tên miền từ tên thương hiệu và tìm kiếm trên các nhà cung cấp tên miền (cả trong và ngoài nước) xem đã có ai đăng ký hay chưa (bởi vì tên miền là xương sống trong việc nhận diện trên internet) – Kiểm tra song song trên cả Google Search (ưu tiên có đủ 3 tên miền .vn, .com và .com.vn)
  • Cách #3: Sử dụng các biến thể của tên thương hiệu để tra cứu trên mạng xã hội (Facebook, Youtube, Tiktok…)
  • Cách #4: Kiểm tra tên thương hiệu trên các sàn TMĐT như Tiktok, Shopee, Tiki, Lazada, Sendo để chắc chắn rằng không bị nhầm lẫn với một shop online hoặc một KOL, KOC nào đó.

Cả 5 cách trên giúp bạn kiểm tra tên thương hiệu trên mọi nền tảng, đảm bảo đến 99,9% rằng khi bạn tiến hành xây dựng thương hiệu sẽ không bị mất lợi thế tìm kiếm.

!!!QUAN TRỌNG: Để chắc chắn hơn nữa về khả năng bảo hộ, đăng ký nhãn hiệu thành công bạn cần tra cứu trực tiếp với chuyên viên phía Cục sở hữu trí tuệ. (Đây vẫn là cách KHÔNG THỂ THAY THẾ)

Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Tên thương hiệu có cần giống tên công ty không?


Trả lời:
Nếu đó là tên thương hiệu mẹ, thì cần giống với tên công ty.
Ngoài ra, công ty (hoặc thương hiệu mẹ) có thể sở hữu nhiều thương hiệu con. Các thương hiệu con có thể không giống với tên công ty (phụ thuộc kiến trúc thương hiệu hướng tới)

Câu hỏi: Không đăng ký được tên miền .com thì có tốt không?


Trả lời:
Tên miền .com là tên miền phổ biến nhất, quốc tế hóa. Nếu không đăng ký được tên miền .com thì cần xem xét các yếu tố khác, ví dụ:
– Có thương hiệu trùng lặp trên thị trường quốc tế không?
– Bạn có kinh doanh quốc tế không?
– Dự kiến bao lâu thì Go Global?

Thực tế: Tên miền .com có tỷ lệ rất cao đã được mua (nhiều người mua để đầu cơ), do đó cần đặt tên thương hiệu thông minh để tránh tranh chấp lãng phí ở thời điểm mới lập công ty.

Câu hỏi: Tôi chỉ đăng ký tên miền .vn cho thương hiệu có được không?


Trả lời:
Bạn cần đăng ký một số đuôi tên miền phổ biến để tự bảo hộ thương hiệu của mình khỏi các tranh chấp tiềm năng. Tối thiểu nên đăng ký sở hữu tên miền .com, .vn và .com.vn

Hoặc nếu được, hãy đăng ký các biến thể tên miền mà bạn dự kiến sử dụng trong tương lai hoặc có thể gây nhầm lẫn thương hiệu trong tương lai.

Câu hỏi: Bao lâu thì nhận được văn bằng bảo hộ?


Trả lời:
Theo quy định, bạn sẽ nhận được văn bằng bảo hộ sau khoảng 24 tháng. Tuy nhiên, hiện tại công việc của Cục SHTT đang quá tải (trong khi nhân sự tăng trưởng không đủ đáp ứng) do đó thường sẽ nhận được văn bằng muộn hơn.

Câu hỏi: Có cần tính đến cả thương hiệu con không?


Trả lời:
Có. Khi đã tính toán kinh doanh lâu dài, bạn nên tính toán đến cả tên thương hiệu con để phát triển nhất quán.

Như vậy, tên thương hiệu của bạn có thể đáp cả khi quy mô công ty tăng trưởng nhanh chóng.

Tạm kết về đặt tên thương hiệu

Hy vọng với những 12 cách đặt tên thương hiệuSao Kim đã giới thiệu ở trên, bạn sẽ chọn được cho Doanh nghiệp của mình một cái tên thật độc đáo mà lại dễ nhớ nhé!

Nếu bạn chưa chưa có ý tưởng gì về tên thương hiệu, cũng như không có đủ thời gian cho các công đoạn tiếp theo

> Sử dụng dịch vụ đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp của Sao Kim để giúp hoạt động chuẩn bị kinh doanh của bạn trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Hãy liên hệ số hotline 0964. 699.499 hoặc contact@saokim.com.vn để được hỗ trợ xây dựng thương hiệu hoàn hảo ngay từ những bước đầu tiên.

Xem thêm các bài viết hấp dẫn khác:


Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại: 

Blog Sao KimCẩm Nang Sao Kim

Facebook: Sao Kim Branding

Case study Behance: Sao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #DatTenThuongHieu #Namming #BrandNaming #BrandName

Follow Zalo Offical Account của Sao Kim Branding:
Share:

Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn

Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ
Thiết kế logo

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu
Thiết kế website

Thiết kế website

Chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO
Marketing tinh gọn

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.
Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai truyền thông sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ
Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ
Thiết kế logo

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu
Thiết kế website

Thiết kế website

Chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO
Marketing tinh gọn

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.
Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai truyền thông sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp bằng số: