Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

Hướng dẫn viết nội dung báo cáo thường niên chuẩn theo thông tư 155

2.889 lượt xem

Báo cáo thường niên là một trong số những tài liệu quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần hoàn thiện mỗi cuối năm tài chính.

money1

Mục đích thực hiện báo cáo thường niên

Báo cáo thường niên được lập nên với mục đích thông báo các thông tin về hoạt động kinh doanh, các chiến lược quản trị, tình hình tài chính cũng như các thông tin hoạt động khác của doanh nghiệp năm vừa qua và những kế hoạch, dự định hoạt động trong tương lai.

Các doanh nghiệp niêm yết thường rất đầu tư vào việc làm báo cáo thường niên trong cả nội dung lẫn hình thức bởi họ hiểu được tầm quan trọng của báo cáo thường niên đến tính minh bạch cũng như mối quan hệ của doanh nghiệp đến các bên có lợi ích liên quan như các cổ đông hiện tại và tiềm năng, nhà cung cấp, khách hàng…

Xem thêm: Bản full thông tư 155 của Bộ tài chính về báo cáo thường niên

136

Thời điểm làm báo cáo thường niên

Theo Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ Tài chính, công ty đại chúng phải lập Báo cáo thường niên và công bố thông tin về Báo cáo thường niên chậm nhất là 20 ngày sau khi công bố Báo cáo tài chính năm được kiểm toán.

Việc công bố thông tin phải được thực hiện trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty đại chúng, phương tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK (trường hợp là tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch) và lưu trữ bằng văn bản và dữ liệu điện tử ít nhất 10 năm tiếp theo tại trụ sở chính của công ty để nhà đầu tư tham khảo.

Thông tin tài chính trong Báo cáo thường niên phải phù hợp với Báo cáo tài chính năm được kiểm toán.

Khung nội dung theo quy định của báo cáo thường niên

Cũng theo Thông tư 52 của Bộ Tài chính, Báo cáo thường niên phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Thông tin chung về doanh nghiệp: Thông tin khái quát, Quá trình hình thành và phát triển, Ngành nghề và địa bàn kinh doanh, Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý, Định hướng phát triển, Các rủi ro.

Ngoài ra phần này còn cung cấp thông tin về các sản phẩm và dịch vụ mà công ty đang cung cấp hiện tại. Nó cũng sẽ mô tả những dự án mới mà công ty dự định đưa ra trong năm tiếp theo. Đồng thời, bản báo cáo sẽ đưa ra những thành tựu đáng tự hào để thuyết phục các nhà đầu tư và cổ đông tiếp tục rót vốn hoặc cân nhắc rót thêm vốn vào hoạt động của công ty.

Một số báo cáo sẽ thực hiện so sánh những kết quả tài chính từ năm này qua năm khác, nó giúp người đọc có thể dễ dàng nhìn nhận tình hình hoạt động giữa các năm là thành công hay thất bại, thu được lợi nhuận hay thua lỗ.

Tình hình hoạt động trong năm: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổ chức và nhân sự, Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án, Tình hình tài chính, Cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Nội dung này đưa ra những thông tin ngắn gọn về sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp năm vừa qua. Nó cũng mô tả các kế hoạch mà các công ty dự định làm trong năm tới bao gồm việc ra mắt các sản phẩm mới, cơ hội cũng như tổng quan về tiềm năng phát triển của công ty trong thời gian tới.

Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc (Ban Giám đốc báo cáo và đánh giá về tình hình mọi mặt của công ty): Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Tình hình tài chính, Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý, Kế hoạch phát triển trong tương lai, Giải trình của Ban Giám đốc đối với ý kiến kiểm toán (nếu có).

Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Công ty: Đánh giá của Hội đồng quản trị về các mặt hoạt động của Công ty, Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Ban Giám đốc công ty, Các kế hoạch, định hướng của Hội đồng quản trị.

Quản trị công ty: Hội đồng quản trị và các hoạt động trong năm, Ban Kiểm soát và các hoạt động trong năm, Các giao dịch, thù lao và các khoản lợi ích của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát.

Ngoài ra còn có một bản mô tả đơn giản về những người lãnh đạo trong công ty và vai trò, vị trí cụ thể của họ, nó có thể đưa ra các những thông tin cơ bản hoặc kinh nghiệm trong quá khứ.

Báo cáo tài chính: Ý kiến kiểm toán và Báo cáo tài chính được kiểm toán.

Đây là phần quan trọng nhất của báo cáo thường niên. Đây là báo cáo chi tiết cụ thể lợi nhuận cũng như thua lỗ của công ty trong năm vừa qua. Phần này sẽ so sánh về sự phát triển hoăc suy giảm từ năm này qua năm khác và giải thích chính xác về các yếu tố chính tác động đến những thay đổi này.  Nó cũng tổng hợp những dữ liệu quan trọng từ bảng cân đối, báo cáo thu nhập và báo cáo dòng tiền.

Mặc dù các doanh nghiệp đã cung cấp các thông tin khá chi tiết trong cuốn báo cáo thường niên nhưng thường vẫn mắc phải một số lỗi cơ bản sau: 

Thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính.

Đa phần các báo cáo chỉ đề cập đến các rủi ro có khả năng ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh hoặc đối với việc hoàn thành mục tiêu của công ty nhưng vẫn còn sơ sài và lại bỏ qua các rủi ro quan trọng.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm chỉ được trình bày qua các số liệu về tài chính nhưng lại thiếu sự phân tích sâu cũng như đánh giá mức độ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp thường chỉ đề cập đến các sự kiện xảy ra có ảnh hưởng thuận lợi đến hoạt động của công ty và bỏ qua những diễn biến ảnh hưởng không tốt cùng việc phân tích về những ảnh hưởng đó.  

Đồng thời các doanh nghiệp cũng chưa đưa ra được các kế hoạch trung và dài hạn mà chỉ dừng lại ở các kế hoạch ngắn hạn.

Một số báo cáo thường niên chưa cung cấp rõ ràng về tình hình đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động của các công ty con, công ty liên kết.

Ở các báo cáo thường niên có ý kiến kiểm toán lưu ý cần bổ sung thêm giải trình của công ty về ý kiến kiểm toán, đính kèm báo cáo tài chính hay đường dẫn báo cáo tài chính.

Thông tin về quản trị công ty

Thường các công ty ít trình bày các nội dung hoạt động của thành viên HĐQT độc lập không điều hành” và “Danh sách các thành viên HĐQT có chứng chỉ đào tạo về quản trị công ty. Danh sách các thành viên HĐQT tham gia các chương trình về quản trị công ty” cũng ít được nhắc đến, đa phần chỉ đề cập danh sách HĐQT.

Hầu hết các báo cáo thường niên thiếu phần ”  “Thực hiện quy định quản trị công ty” hoặc có thì chỉ trình bày là đã thực hiện đúng các quy định về quản trị công ty, không có nội dung chưa thực hiện và phương án khắc phục.

Nội dung phát triển bền vững chưa đầy đủ vì không theo bất kỳ chuẩn mực nào nên thiếu những nội dung rất cơ bản (thông tin liên hệ, phạm vi báo cáo, đối tượng sử dụng báo cáo…) hoặc có nội dung tương đối đầy đủ nhưng lại không xác nhận chuẩn mực sử dụng. Bên cạnh đó, rất ít báo cáo có đặt mục tiêu cho các chỉ tiêu báo cáo hoặc chỉ có những công bố mang tính chất định tính, chưa có quy trình quản trị hữu hiệu để đảm bảo tính tin cậy của các thông tin và rất ít công ty có xác nhận độc lập.

Hình thức báo cáo thường niên

Ngoài ra, Công ty cũng cần chú trọng hình thức thể hiện, sử dụng bảng biểu và hình ảnh để truyền tải nội dung dễ hiểu hơn. Đặc biệt, đối với các BCTN đã làm tốt ở các năm trước cần có sự cải tiến hơn nữa để tránh rập khuôn trong cách trình bày và đem đến ít thông tin cho người đọc do sự nhàm chán.

Để có bản báo cáo thường niên có nội dung đầy đủ, hình thức đẹp mắt liên hệ ngay với các chuyên gia của Sao Kim. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhiệt tình nhất có thể.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia hàng đầu về Thương hiệu

Xem thêm những bài viết khác:

Follow Zalo Offical Account của Sao Kim Branding:
Share:

Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn

Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ
Thiết kế logo

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu
Thiết kế website

Thiết kế website

Chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO
Marketing tinh gọn

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.
Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai truyền thông sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ
Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ
Thiết kế logo

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu
Thiết kế website

Thiết kế website

Chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO
Marketing tinh gọn

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.
Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai truyền thông sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Sales Kit là gì và Vai trò của bộ Sales Kit
Thiết kế profile

Sales Kit là gì và Vai trò của bộ Sales Kit

Sales Kit là gì? Bao gồm những gì? và làm thế nào để thiết kế bộ Sales Kit đẹp, ấn tượng giúp hỗ trợ nhân viên kinh doanh bán hàng hiệu quả như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết này của Sao Kim.

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp bằng số: