Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

10 quan niệm sai lầm về tư vấn thương hiệu – Lời khuyên hữu ích

454 lượt xem

Lời khuyên về tư vấn thương hiệu là điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nếu muốn phát triển sâu rộng. Tuy vậy, bạn cần hiểu rằng vẫn còn đó nhiều quan niệm sai lầm về tư vấn thương hiệu bên ngoài kia. Hãy cùng Sao Kim điểm qua 10 quan niệm sai lầm về tư vấn thương hiệu nhé!

Lời khuyên về tư vấn thương hiệu: Chỉ cần khi bắt đầu xây dựng thương hiệu

Đây là sự hiểu lầm của đa số chủ doanh nghiệp. Bởi tư vấn thương hiệu cần thiết ngay cả khi doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu và có thâm niên trên thị trường. Trên thực tế, luôn có các yếu tố có thể thay đổi mà bạn không thể kiểm soát như kinh tế, kỹ thuật, sức cạnh tranh, luật pháp… Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải vận động liên tục để vượt qua khó khăn từ những yếu tố đó và đứng vững. Khi đó, tư vấn thương hiệu chính là công cụ đắc lực để bạn tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí và tập trung tốt hơn vào sản xuất, kinh doanh.

Ví như: Pacific Airlines đổi tên thành Jetstar Pacific, sau khi đã tái định vị thương hiệu là một hãng hàng không giá rẻ.  Luôn nhấn mạnh vào giá và tập trung định vị thương hiệu về giá cả.

 

Lời khuyên về tư vấn thương hiệu: Thương hiệu là trừu tượng? Không đúng!

Thương hiệu rất cụ thể. Nếu doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là trừu tượng, có nghĩa là họ chưa hiểu và sẽ không biết bắt đầu xây dựng từ đâu. Thương hiệu mạnh hay yếu đều phải đo đếm được bằng các chỉ tiêu định lượng, bằng các KPIs chi tiết. Thương hiệu phải quy được ra giá trị USD khi mới đánh giá được giá trị, giống như Starbucks.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng khác biệt thương hiệu là phải có cái khác với đối thủ cạnh tranh. Nghe có vẻ có lý nhưng không thực tế. Thật lý tưởng khi bạn có cái mà đối thủ không có. Máy tính Mac của Apple có thiết đồ hoạ đẹp nhất; xe máy Honda đi bền nhất; Lego là đồ chơi có nhiều trò lắp ghép nhất. Nhưng có bao nhiêu thương hiệu may mắn sở hữu một thuộc tính độc nhất như Mac, Honda hay Lego? Đa số thương hiệu không có gì khác nhau, nếu có khác thì khác rất ít, không đủ gọi là “khác biệt” để khách hàng nhận ra. Cần phải khác biệt để bán hàng ngay cả khi bạn chẳng có gì khác biệt. Khác biệt lúc đó nằm ở nhận thức và ở cách bạn nói về mình, không phải từ những gì bạn có.

Chất lượng tốt luôn đồng nghĩa với thương hiệu mạnh: Không hẳn!

Một thương hiệu mạnh thường có chất lượng tốt nhưng ngược lại thì chưa chắc. Đấy là chưa nói tới khái niệm “chất lượng tốt” đối với một số ngành nghề rất khó phân biệt, rất mơ hồ. Bạn thử uống một ly Espresso của Starbucks, The Coffee Bean & Tea Leaf và Gloria Jeans Coffee xem ly nào ngon hơn? Có lẽ cảm nhận ngon hay không là từ cái tên mang lại thay vì từ vị cà phê. Cả ba tên tuổi đình đám này thương hiệu nào đắt giá hơn chúng ta đều đã biết: chỉ có Starbucks nằm trong top 100 thương hiệu đắt giá nhất thế giới.

Kinh doanh nhỏ lẻ không cần làm thương hiệu

Nhiều người cho rằng thương hiệu là một khái niệm vĩ mô và chỉ những doanh nghiệp lớn mới cần quan tâm tới việc này. Bởi vậy, tư vấn thương hiệu cũng là hoạt động chỉ dành cho những “ông lớn” lắm tiền nhiều của. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm.

Trên thực tế, ngay cả những cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ cũng cần quan tâm tới vấn đề thương hiệu để không trở nên lọt thỏm giữa hàng trăm nghìn các cửa hàng lớn nhỏ khác. Với suy nghĩ chỉ cần tạo ra sản phẩm tốt, đào tạo nhân viên tốt và cân đối thu chi hợp lý là đã thành công, bạn chỉ có thể mãi dậm chân tại chỗ, thậm chí là tụt hậu. Lý do vì bạn không nắm được điểm mạnh và khác biệt của mình, không quan tâm tới tình hình thị trường biến đổi ra sao, sức cạnh tranh thế nào, không biết tâm lý của khách hàng để tìm ra cách tiếp cận hiệu quả nhất… Trong trường hợp đó, tư vấn thương hiệu chính là giải pháp tối ưu hỗ trợ bạn.

Vậy nên, làm thương hiệu không phải là những gì to tát. Đôi khi, nó bắt đầu từ các chi tiết nhỏ đối thủ làm chưa tốt. Kinh doanh to hay nhỏ cũng đều cần bán được hàng. Bởi mục tiêu tối thượng của làm thương hiệu là bán được nhiều hàng hóa hơn.

Xem thêm: Doanh nghiệp nhỏ có nên xây dựng thương hiệu?

Lời khuyên về tư vấn thương hiệu: Thành công nhanh không chỉ vì quảng cáo

Thông thường, doanh nghiệp hay tập trung vào chuyện kinh doanh, tăng doanh thu và tối ưu hóa lợi nhuận chứ ít khi nghĩ đến việc xây dựng chiến lược thương hiệu dài hạn từ đầu. Khi đạt được thành công nhất định doanh nghiệp mới bắt đầu nghĩ đến làm thương hiệu. Và đa số doanh nghiệp cho rằng, để nhanh chóng thành công về thương hiệu chỉ cần quảng cáo. Đây là một sai lầm.

Quảng cáo không thể thiếu nếu muốn nhiều người biết đến thương hiệu, nhưng quảng cáo về một sản phẩm tồi chính là cách giết chết thương hiệu nhanh nhất. Làm quảng cáo khi chưa hiểu khách hàng mục tiêu thực sự muốn nghe gì cũng là một phương thức đốt tiền “hiệu quả”.  

Thương hiệu là nhiệm vụ của phòng marketing. Điều này có đúng?

Tưởng chừng điều này là đúng nhưng không, hãy nhớ lời nói của David Packard, Đồng sáng lập hãng Hewlett Packard (HP, Mỹ): “Marketing quá quan trọng để ủy thác cho một mình bộ phận marketing”.

CEO phải là tổng tư lệnh trực tiếp tham gia việc hoạch định chiến lược thương hiệu. Lý do đơn giản là chiến lược thương hiệu liên quan trực tiếp đến việc triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh. Nếu không có sự can thiệp chỉ đạo trực tiếp của CEO, chiến lược này coi như chỉ tồn tại trên giấy.

Tư vấn thương hiệu là hoạt động trong phòng kín

Mọi người thường nghĩ chuyên gia tham gia tư vấn thương hiệu chỉ cần ngồi trước máy tính và đánh máy ra một kế hoạch chiến lược dựa trên những kiến thức, am hiểu của mình và nguồn thông tin phong phú từ internet. Nhưng không, đây là hoạt động đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt với từng bước rõ ràng, bài bản và cần huy động rất nhiều nhân lực trong lĩnh vực thương hiệu có thể dấn thân vào thị trường.

Chẳng hạn, để có được cơ sở tư vấn thương hiệu cho khách hàng, các chuyên gia của Sao Kim Branding – cái tên nổi bật trong lĩnh vực tư vấn thương hiệu với hơn 3000 khách hàng, phải thực hiện việc nghiên cứu đánh giá thương hiệu, phân tích giá trị cốt lõi và điểm mạnh, điểm yếu so với đối thủ, trải nghiệm cảm giác làm khách hàng của đối thủ, phân tích tâm lý khách hàng qua hàng loạt công cụ như số liệu thống kê, nghiên cứu tâm lý học, nhân khẩu học… Đó là những công việc đòi hỏi sự đầu tư thời gian và công sức vô cùng to lớn.

Bán hàng trước, làm thương hiệu sau

Nếu thử đặt câu hỏi ngược lại: làm thế nào để bán hàng? Muốn bán hàng phải rao bán thứ hàng đó. Rao về cái gì và rao như thế nào chính là lúc doanh nghiệp “làm” thương hiệu. Doanh nghiệp cần ghi nhớ điều này: trừ khi bạn độc quyền hay bán hàng trên một phân khúc cầu nhiều cung ít, tốt nhất hãy biết “làm” thương hiệu từ lúc mới bắt đầu khởi sự kinh doanh.

Điều này sẽ tốn thêm nhiều thời gian cùng chi phí của bạn nhưng sẽ giúp bạn có được những lợi ích to lớn với những bước đi khoa học và một hướng đi đúng đắn, dài lâu.

Tư vấn thương hiệu chỉ cần thiết kế logo và slogan là đủ

Vô cùng nhiều người tin rằng một logo hút mắt và một slogan ấn tượng đã đủ để làm nên thương hiệu. Nhưng quan niệm đó hoàn toàn sai lầm, vì chúng chỉ là một trong những dấu hiệu đơn giản và phổ biến nhất giúp khách hàng nhận diện một thương hiệu giữa hàng trăm ngàn đối thủ. Để xây dựng và phát triển thương hiệu thành công, nghiên cứu và phân tích một cách bài bản các yếu tố rộng lớn hơn liên quan tới giá trị cốt lõi, khách hàng hay thị trường… là bước khởi đầu cần thiết. Một bộ nhận diện hoàn chỉnh được hình thành trên những cơ sở đó cũng là yếu tố mang tính độc quyền của doanh nghiệp trên thị trường. Hãy tìm tới những đơn vị tư vấn thương hiệu để đơn giản hóa tất cả những công việc mà bạn phải làm.

Tập trung quảng cáo mà không xây dựng cộng đồng truyền thông xã hội

Một số doanh nghiệp thường tập trung quảng bá sản phẩm rầm rộ trên mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram… nhằm tăng độ phủ. Nhưng việc này không giúp ích gì trong việc tạo dựng nhóm khách hàng trung thành với doanh nghiệp, thậm chí còn gây phản cảm. Điều này làm mờ sức hấp dẫn của thương hiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội, nơi khách hàng tìm đến vì không có cảm tình với hình thức truyền thống.

Vì vậy, hãy xây dựng cộng đồng cho thương hiệu của mình bằng các fanpage:

Với lời khuyên về tư vấn thương hiệu cho 10 quan niệm sai lầm trên, Sao Kim tin chắc rằng các doanh nghiệp sẽ có được cho mình cái nhìn đúng đắn về lĩnh vực này. Từ đó, tận dụng tối đa tư vấn thương hiệu để phát triển thương hiệu thật phù hợp và hiệu quả. Nếu các bạn cần thêm tư vấn về chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, hãy kết nối với các chuyên gia của Sao Kim tại 0964 699 499 hoặc contact@www.saokim.com.vn nhé.

Follow Zalo Offical Account của Sao Kim Branding:
Share:

Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn

Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ
Thiết kế logo

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu
Thiết kế website

Thiết kế website

Chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO
Marketing tinh gọn

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.
Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai truyền thông sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ
Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ
Thiết kế logo

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu
Thiết kế website

Thiết kế website

Chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO
Marketing tinh gọn

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.
Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai truyền thông sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Sales Kit là gì và Vai trò của bộ Sales Kit
Thiết kế profile

Sales Kit là gì và Vai trò của bộ Sales Kit

Sales Kit là gì? Bao gồm những gì? và làm thế nào để thiết kế bộ Sales Kit đẹp, ấn tượng giúp hỗ trợ nhân viên kinh doanh bán hàng hiệu quả như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết này của Sao Kim.

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp bằng số: