Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

Quy trình 7 Bước xây dựng Chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp dành cho SME

34.726 lượt xem

Nhiều người nhầm tưởng rằng để xây dựng một chiến lược thương hiệu thì chỉ cần có một cái tên chuyên nghiệp hay một logo thương hiệu chẳng giống ai. Không. Chiến lược thương hiệu cần nhiều hơn thế.

Hãy cùng Sao Kim tìm hiểu ngay quy trình 7 bước xây dựngchiến lược thương hiệu chuyên nghiệp dưới đây!

1. Tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược thương hiệu

1.1. Chiến lược thương hiệu là gì?

Xây dựng chiến lược thương hiệu có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược thương hiệu có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi doanh nghiệp

Có rất nhiều cách định nghĩa về khái niệm này nhưng bạn có thể hiểu một cách đơn giản: Chiến lược thương hiệu là định hướng và cách thức cụ thể mà doanh nghiệp đã vạch ra nhằm xây dựng, định vị thương hiệu của mình trong nhận thức của người tiêu dùng, gây ấn tượng đối với khách hàng mục tiêu của mình.

> Xem thêm: Thế nào là chiến lược thương hiệu? và tiêu chí của một chiến lược thương hiệu mạnh

1.2. Vì sao bạn phải xây dựng chiến lược thương hiệu?

Ảnh 2: Xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp để gây ấn tượng với khách hàng

Xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp để gây ấn tượng với khách hàng

Hiện nay, có không ít doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt khi không có một kế hoạch dài hạn cho xây dựng và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, nếu cách thức này cứ tiếp diễn trong thời gian dài thì – thương hiệu bạn đang xây dựng không nhất quán, hoạt động thường gặp khó khăn, chi phí cao hơn mức trung bình, hình ảnh mờ nhạt, rất dễ để khách hàng mục tiêu lãng quên.

Xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp để:

  • Định hướng đúng đắn trong cách thức xây dựng thương hiệu. Từ đó hạn chế rủi ro, tăng tốc hiệu quả hoạt động
  • Giảm chi phí (vì tránh được những khoản chi sai, chi kém hiệu quả)
  • Tăng tính cạnh tranh, từ đó làm chủ thị trường mục tiêu
  • Tạo dựng niềm tin, định vị thương hiệu, ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

Vì vậy, muốn phát triển tốt, doanh nghiệp của bạn cần xây dựng một quy trình chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp, hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Nhưng quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu có thực sự đơn giản?

> Tải ngay: Mẫu chiến lược thương hiệu – nhanh chóng tạo chiến lược thương hiệu bài bản cho doanh nghiệp của bạn.

2. Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp

Áp dụng quy trình chặt chẽ là cách đảm bảo hiệu quả khi làm bất cứ việc gì, xây dựng chiến lược thương hiệu cũng vậy:

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu (hay còn gọi là thị trường mục tiêu) là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp của bạn hướng tới – nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn và có thể chi trả cho sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Làm sao để phân khúc khách hàng mục tiêu? Đó là câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng nhiều doanh nghiệp hiện nay còn mơ hồ trong câu trả lời. Bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình dựa theo mô hình 5W:

  • WHO: Ai là người mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn? Hãy xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa theo các tiêu chí như: Giới tính, độ tuổi,…
  • WHAT: Khách hàng muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ của bạn?
  • WHY: Vì sao họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn? Họ mua để làm gì?
  • WHERE: Họ ở đâu? Mức thu nhập của họ? Bạn có thể xác định dựa trên: vị trí địa lý, mức thu nhập, sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng,…
  • WHEN: Họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn khi nào?

Đọc thêm:

Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh của các thương hiệu trên thị trường

Bên cạnh việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn cũng nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình. Ông cha từ xưa có câu “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Quan niệm này vẫn hoàn toàn đúng trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp.

Hãy phân tích các đối thủ trực tiếp của bạn, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ để có “phương pháp” đúng đắn nhất. Để làm được điều này, bạn phải trả lời được 4 câu hỏi:

  • Thông điệp mà đối thủ truyền thông, gửi gắm đến người đọc là gì?
  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ như thế nào?
  • Đâu là điểm đặc biệt trong sản phẩm/dịch vụ của họ?
  • Phản hồi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?

Từ việc nghiên cứu các các đối thủ của mình, đừng dại gì “sao chép nguyên si” cách giúp đối thủ của bạn thành công thành công, bạn nên sáng tạo, đổi mới, tìm ra điểm khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của mình để có thể thuyết phục khách hàng hãy chọn bạn thay vì lựa chọn đối thủ của bạn. Điểm khác biệt này sẽ trở thành dấu ấn trong mắt khách hàng của bạn.

Bước 3: Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường

Xu hướng của thị trường (Market Trend) là việc thay đổi, di chuyển hướng đi của thị trường. Đối với mỗi ngành hàng, mỗi loại hình dịch vụ lại có những xu hướng khác nhau. Nếu bạn cứ đi theo mãi một hướng đi lỗi thời thì sớm muộn bạn cũng sẽ bị thị trường đẩy lại ở phía sau.

Từ việc xác định các xu hướng của thị trường mục tiêu, bạn cũng cần xác định cơ hội của doanh nghiệp mình trên thị trường.

Việc xác định thông qua quá trình phân tích và nhận biết những biến đổi của thị trường, từ đó, dự liệu các hướng đi, các chiến lược và đối thủ có thể để ý tới và khai thác, tìm hướng đi đúng đắn, phù hợp, sáng tạo, tạo ra cơ hội đặc biệt cho doanh nghiệp của mình.

Những cơ hội là hấp dẫn với doanh nghiệp của bạn cần đáp ứng một số yếu tố như: ước lượng độ phù hợp đối với các chiến lược Marketing, tính khả thi và nguồn lực của doanh nghiệp.

Chờ chút: Tải ngay cuốn sách Corporate Branding, để hiểu toàn diện về xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Từ đó tạo ra chiến lược thương hiệu mạnh mẽ.

Ebook Corporate Branding

Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu

Hệ thống giá trị cốt lõi hay còn gọi là Core Value là những yếu tố thiết yếu và lâu dài, là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, định hướng hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp.

Muốn thương hiệu bền vững thì bạn phải trả lời được câu hỏi: Đâu là niềm tin – giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn? Nếu không có yếu tố này thì doanh nghiệp của bạn khó có thể tồn tại lâu trong thị trường và trong tâm trí khách hàng.

Bước 5: Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu

Xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường.

Bạn có thể định vị thương hiệu dựa trên 9 chiến lược sau:

  • Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng
  • Định vị dựa vào giá trị
  • Định vị dựa vào tính năng
  • Định vị dựa vào mối quan hệ
  • Định vị dựa vào mong ước
  • Định vị dựa vào vấn đề/ giải pháp
  • Định vị dựa vào đối thủ
  • Định vị dựa vào cảm xúc
  • Định vị dựa vào công dụng của sản phẩm, dịch vụ.

Đọc thêm:

Bước 6: Xây dựng nhận diện thương hiệu

Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu của bạn, khiến nó chẳng giống ai, tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng.

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy cá biệt hóa thương hiệu của mình bằng cách xây dựng tính cách, hình mẫu cho doanh nghiệp của bạn thông qua:

  • Tên thương hiệu
  • Logo
  • Màu sắc
  • Biểu tượng
  • Nhạc hiệu
  • Khẩu hiệu
  • Thông điệp
Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế

Ý nghĩa các màu sắc trong nhận diện thương hiệu

Khi thiết kế thương hiệu, bạn nên cân nhắc tới 5 yếu tố vô cùng quan trọng sau:

  • Dễ nhớ
  • Có ý nghĩa
  • Dễ chuyển đổi
  • Dễ thích nghi
  • Dễ bảo hộ

NOTE: Bản chiến lược thương hiệu hỗ trợ thiết kế nhận diện thương hiệu. Ngược lại, thiết kế thương hiệu tốt làm cho chiến lược thương hiệu thêm vững chắc, truyền tải đúng tinh thần tới đối tượng mục tiêu.

 > Xem thêm: 7 Ý tưởng ý tưởng xây dựng nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, ấn tượng

Bước 7: Quản trị thương hiệu

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường.

Một thương hiệu dù tầm cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần, mất dần niềm tin từ khách hàng.

Đặc biệt, thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp của bạn nhất định phải làm nếu muốn sống sót.

> Xem thêm: Quản trị thương hiệu – quy trình và cách thực hiện hiệu quả

3. Lưu ý trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp

Bên cạnh việc thực hiện quy trình 5 bước trên đây, doanh nghiệp của bạn nếu muốn xây dựng một chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp cũng cần lưu ý những vấn đề chính sau:

3.1. Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn doanhh nghiệp

Sứ mệnh thương hiệu chính là mục đích mà doanh nghiệp của bạn muốn tồn tại, là cơ sở để xây dựng chiến lược truyền thông.

Một ví dụ điển hình trong việc xây dựng sứ mệnh thương hiệu hoàn hảo là Nike. “Mang lại cảm hứng và sự đổi mới cho tất cả các vận động viên trên thế giới” là sứ mệnh mà thương hiệu này muốn đạt tới, tagline nổi tiếng thế giới của Nike đã phần nào khẳng định điều này – “Just do it”.

Tầm nhìn thương hiệu là khát vọng, là định hướng cho thương hiệu trong tương lai, có thể là tương lai dài hạn 10 – 20 năm. Tầm nhìn thương hiệu giúp khách hàng của bạn mường tượng ra hình ảnh của doanh nghiệp và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp của bạn mang lại cho họ.

Sở dĩ xây dựng tầm nhìn thương hiệu là một trong 5 bước của quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu bởi lẽ nó có vai trò như một thấu kính hội tụ những điểm tiêu biểu, nổi bật nhất trong doanh nghiệp của bạn.

Tầm nhìn thương hiệu định hướng những công việc nên làm và không nên làm để có thể phát triển doanh nghiệp lớn mạnh trong tương lai.

Tầm nhìn thương hiệu của bạn phải đáp ứng 3 yêu cầu:

  • Tính nhất quán của thương hiệu, mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển
  • Nhất quán trong việc lãnh đạo
  • Động viên, khích lệ tinh thần của toàn thể nhân viên và quản lý doanh nghiệp.

3.2. Tích hợp thương hiệu trên mọi mặt của doanh nghiệp

Thương hiệu của bạn phải được thể hiện, phản chiếu trong bất cứ thứ gì khách hàng thấy. Hình ảnh, tính cách thương hiệu của bạn không chỉ thể hiện bằng hình vẽ, logo, biểu tượng,… mà nó còn được thể hiện qua những thứ vô cùng đơn giản như: trang phục nhân viên, môi trường doanh nghiệp, cách bạn giao tiếp với khách hàng của mình,…

3.3. Luôn giữ sự nhất quán cho thương hiệu

Sẽ chẳng ai đánh giá thương hiệu của bạn là chuyên nghiệp nếu bạn cứ liên tục thay đổi thương hiệu của mình. Hãy chắc chắn rằng thương hiệu của bạn luôn nhất quán từ đầu đến cuối, để khách hàng có thể dễ dàng thấy và cảm nhận được.

> Đọc thêm: 7 Tiêu chí cần thỏa mãn trong chiến lược thương hiệu

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết này Sao Kim đã giúp bạn tìm hiểu về Quy trình 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu cho SME và một số lưu ý khi xây dựng chiến lược thương hiệu.

Sao Kim hi vọng bạn hiểu và có thể áp dụng vào trong quá trình xây dựng thực tế. Hoặc nếu bạn cần đơn vị đồng hành…

> Tham khảo ngay dịch vụ Tư vấn Chiến lược thương hiệu của Sao Kim để bắt đầu xây dựng thương hiệu dễ dàng và hiệu quả hơn.

Một điều lưu ý nữa: Tính nhất quán trong thương hiệu không phải là bắt buộc thương hiệu của bạn phải giữ nguyên hình ảnh như khi mới ra đời. Bạn hoàn toàn có thể tái thiết kế thương hiệu để đáp ứng sự phát triển, nhưng vẫn có thể giữ nguyên yếu tố nhận diện trong mắt khách hàng.

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:


Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại: 

Blog Sao KimCẩm Nang Sao Kim 

Facebook: Sao Kim Branding

Case study BehanceSao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #XayDungThuongHieu #Branding

Follow Zalo Offical Account của Sao Kim Branding:
Share:

Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn

Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ
Thiết kế logo

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu
Thiết kế website

Thiết kế website

Chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO
Marketing tinh gọn

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.
Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai truyền thông sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ
Xây dựng chiến lược

Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ
Thiết kế logo

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp
Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu
Thiết kế website

Thiết kế website

Chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO
Marketing tinh gọn

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.
Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai truyền thông sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp bằng số: