EnglishVietnamese
Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

Mẫu Chiến lược thương hiệu chuẩn

2.926 lượt xem

Đằng sau một thương hiệu thành công là một bản chiến lược thương hiệu được thiết kế tốt. Và đây là Mẫu chiến lược thương hiệu chuẩn giúp bạn bắt đầu hiệu quả.

Để hiểu rõ chiến lược thương hiệu thực sự là gì hãy cùng Sao Kim tìm hiểu về:

1. Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu

Chiến lược thương hiệu là một bản tập hợp các quyết định quan trọng mang tính chiến lược, định hướng về xây dựng thương hiệu nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn tổng thể.

Chiến lược thương hiệu cũng giống như chiến lược kinh doanh, trong khi chiến lược kinh doanh là con đường đạt mục tiêu kinh doanh tối ưu. Chiến lược thương hiệu là con đường dẫn dắt thương hiệu đến thành công.

Dự án thiết kế Website FPT Digital Annual Report - 14

Chiến lược thương hiệu phải phù hợp với chiến lược kinh doanh.

2. Tầm quan trọng của chiến lược thương hiệu

Bản chiến lược thương hiệu cũng giống như một tờ khai thương hiệu, khai sinh ra thương hiệu, giúp mọi thành viên, ở mọi cấp độ thấu hiểu thương hiệu.

Nếu thiếu bản chiến lược thương hiệu, hoặc được thiết kế không tốt – các vấn đề giao tiếp giữa nội bộ với nhau và giữa nhân viên với khách hàng sẽ gặp vấn đề.

Bởi nếu bạn không hiểu rõ chính mình là ai, tại sao bạn tồn tại, bạn tin tưởng vào điều gì hoặc bạn đang cố gắng để đạt được điều gì thì làm thế nào khách hàng có thể hiểu được?

Trong hơn 15+ năm tư vấn thương hiệu, tôi đã trực tiếp làm việc với hàng ngàn doanh nghiệp, và nhận thấy vấn đề này là phổ biến ở hầu như mọi doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu thường là do thiếu bản chiến lược thương hiệu và thiếu đào tạo nội bộ.

Khi bạn không có chiến lược thương hiệu:

  • Đội ngũ của bạn không hiểu rõ mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh hoặc giá trị cốt lõi của mình, vì vậy sẽ đề xuất các ý tưởng marketing và kinh doanh không phản ánh chúng.
  • Không được văn bản hóa, bạn chỉ có thể thầm cầu mong nhân viên sẽ thông minh, tự hiểu và làm đúng.
  • Không có gốc rễ, không có cơ sở, đội ngũ của bạn dễ bị nhầm lẫn và xung đột ý kiến, từ đó tiềm ẩn rạn nứt, không đoàn kết.
  • Không có chiến lược chung, các thông điệp, nội dung của bạn có xu hướng không nhất quán và tệ nhất là mâu thuẫn. Do đó, rất khó để làm nổi bật hay thu hút những người chia sẻ giá trị cùng bạn (khách hàng, nhân viên, v.v.).
  • Bạn không thể trình bày rõ ràng thương hiệu của mình và kết quả là bạn không thể định vị rõ ràng trên thị trường.

Nói tóm lại, không thiết kế chiến lược thương hiệu tốt, bạn sẽ thua.

Đọc thêm: Corporate Branding – Xây dựng thương hiệu tổng công ty, tập đoàn

3. Chiến lược thương hiệu bao gồm những gì?

Bản chiến lược thương hiệu chuẩn bao gồm:

  • Thị trường mục tiêu
  • Khách hàng mục
  • Cốt lõi thương hiệu
  • Điểm khác biệt thương hiệu
  • Lợi ích thương hiệu
  • Định vị thương hiệu
  • Hình mẫu thương hiệu
  • Tính cách thương hiệu
  • Tông giọng thương hiệu
  • Kiến trúc thương hiệu

3.1. Thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu là nhóm đối tượng cụ thể mà thương hiệu muốn tiếp cận. Họ là những người có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nhất và có một số đặc điểm chung, như nhân khẩu học và hành vi.

Bạn càng xác định rõ thị trường mục tiêu của mình, bạn càng có thể hiểu rõ hơn về cách thức và địa điểm để tiếp cận khách hàng tiềm năng lý tưởng của mình.

Bạn có thể bắt đầu xác định với các danh mục rộng như thế hệ Gen Z hoặc những người độc thân. Tuy nhiên, để có thể đạt được thành công bạn cần nhắm mục tiêu cụ thể hơn, phân rõ hơn các phân đoạn thị trường, ví dụ:

  • Phân đoạn thị trường theo vị trí địa lý
  • Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học
  • Phân đoạn thị trường theo tâm lý học
  • Phân đoạn thị trường theo hành vi

Ngoài ra cũng cần nêu rõ thương hiệu của bạn muốn sử dụng chiến lược phân đoạn thị trường nào:

  • Chiến lược tập trung: Tập trung vào 1 phân khúc cụ thể để phục vụ tốt nhất
  • Chiến lược đa phân khúc: Lựa chọn phục vụ nhiều phân khúc và đặt mục tiêu ưu tiên (cao, thấp)

3.2. Khách hàng mục tiêu

Target Audient - Khách hàng mục tiêu

Kinh doanh hiện đại lấy khách hàng làm trung tâm. Việc xây dựng thương hiệu cũng vậy.

Để tồn tại, thương hiệu phải có những giá trị mà một nhóm người nhất định mong muốn.

Nhóm người này là khách hàng mục tiêu của thương hiệu.

Và bạn cần xác định rõ ràng chân dung nhóm khách hàng mục tiêu để hiểu họ tốt hơn và xây dựng một thương hiệu phù hợp, gắn kết tự nhiên, mạnh mẽ với họ.

Bạn có thể bắt đầu với nhân khẩu học và tâm lý của nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể.

  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Tình trạng hôn nhân
  • Vị trí địa lý
  • Chức vụ
  • Thu nhập

Sau đó khắc họa hoàn cảnh họ có thể tương tác với thương hiệu và dự đoán hành vi, cảm xúc, suy nghĩ để vạch ra chiến lược xây dựng trải nghiệm mong muốn.

  • Nhạc ưa thích
  • Sở thích
  • Môn thể thao ưa thích
  • Nội dung yêu thích
  • Đồ ăn họ thích
  • Một ngày của họ trải qua như thế nào
  • Các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ của họ

Trải nghiệm, cảm xúc là chìa khóa để xây dựng thương hiệu thành công. Hiểu được thách thức và nỗi đau của họ là chìa khóa để mở ra những cảm xúc đó.

Đọc thêm: Trải nghiệm khách hàngHành trình khách hàng để hoàn thiện Target Audience của bản chiến lược thương hiệu

3.3. Cốt lõi thương hiệu

Cốt lõi thương hiệu (Brand Core) là thành phần chính, bản chất của mọi thương hiệu. Đây là những viên gạch đầu tiên bạn cần tạo dựng cho thương hiệu của mình.

Brand Core: Vision, Mission, Values và Purpose

Thương hiệu là nhận thức và các liên kết tinh thần về mặt bản chất với khách hàng. Bản chất kéo khách hàng lại gần thương hiệu hơn và duy trì kết nối mạnh mẽ hơn bất kỳ điều gì khác.

Cốt lõi thương hiệu bao gồm:

  • Purpose: Mục đích thương hiệu, lý do thương hiệu của bạn tồn tại
  • Vision: Tầm nhìn – thương hiệu của bạn muốn tạo ra kết quả gì trong tương lai
  • Mission: Sứ mệnh – để đạt được tầm nhìn thương hiệu của bạn làm điều gì và làm bằng cách làm 
  • Values: Đề xuất các giá trị cốt lõi – những nguyên tắc hướng dẫn hành vi của thương hiệu. Đây là những giá trị mà cả thương hiệu, khách hàng cùng tin tưởng

Đọc thêm: Cách viết tầm nhìn và sứ mệnh để xây dựng nền tảng thương hiệu của bạn thật vững chắc

3.4. Điểm khác biệt thương hiệu

“KHÁC BIỆT hay là CHẾT”

Nhưng sẽ thật sai lầm nếu quá cố gắng tìm ra điểm khác biệt và phát triển chiến lược khác biệt mang tính “cách mạng”.

Bởi vì chỉ có chưa đến 1% thương hiệu thể làm điều đó và 90% trong số họ cũng không duy trì được được sự khác biệt mang tính cách mạng đó lâu dài.

Và vì hầu hết các thương hiệu đều cung cấp sản phẩm/ dịch vụ khá giống nhau nên đây không phải là vấn đề.

Vấn đề là làm thế nào để khách hàng hình thành những nhận thức tích cực, khác biệt về thương hiệu của bạn so với đối thủ trong “tổng thể”.

Để làm được điều này bạn cần thực sự hiểu khách hàng và sáng tạo trong cách tiếp cận, giải quyết vấn đề.

Quan trọng, hãy viết rõ ràng ra chiến lược khác biệt hóa, thể hiện bằng văn bản.

3.5. Lợi ích thương hiệu

Lợi ích thương hiệu là giá trị được hình thành từ những trải nghiệm mà khách hàng có khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Có 4 loại lợi ích thương hiệu:

  • Lợi ích lý tính: Điều khách hàng nhận được
  • Lợi ích cảm tính: Điều khách hàng cảm thấy
  • Lợi ích thể hiện bản thân: Tiết lộ điều gì về khách hàng
  • Lợi ích người tiêu dùng: Điều khách hàng muốn (mục tiêu thực sự của họ)

Lợi ích lý tính (hoặc chức năng): Nói một cách đơn giản, những lợi ích này cho biết sản phẩm của bạn làm được gì? Các loại lợi ích lý tính có thể bao gồm:

  • Đạt được một kết quả thực tế hoặc hữu dụng, ví dụ: Trước khi sử dụng sản phẩm X, bạn không thể tạo ra kết quả Y, và bây giờ bạn có thể!
  • Sự tiện lợi
  • Tiết kiệm XX triệu
  • Nhanh hơn XX giờ

Lợi ích cảm tính: Là những lợi ích trả lời cho các câu hỏi dạng “Sản phẩm này khiến bạn cảm thấy như thế nào?”, “Theo dõi thương hiệu A hàng ngày bạn thấy vui hay buồn?”, “Thương hiệu đã truyền cảm hứng cho bạn như thế nào?”, “Cảm xúc khi sử dụng sản phẩm A so với khi không sử dụng là gì?”

Hoặc “Bạn cảm thấy thế nào khi sử dụng mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật?”

Lợi ích thể hiện bản thân: Lợi ích này liên quan đến việc người dùng nghĩ khi liên kết với thương hiệu của bạn sẽ giúp họ thể hiện được điều gì.

Ví dụ: Khi sử dụng sản phẩm Apple, đa số người dùng nghĩ rằng họ sẽ thể hiện được con mắt thẩm mỹ cao của bản thân, cho mọi người biết rằng họ thích các sản phẩm tinh tế, chất lượng.

Lợi ích của người tiêu dùng: Lợi ích này cho biết loại giá trị mà người tiêu dùng muốn từ sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu cung cấp.

Ví dụ nhóm những người tập thể dục không thích đồ ngọt. Tuy nhiên cái họ thực sự muốn không phải là đồ ăn không có đường.

Cái họ muốn là đồ ăn vừa thỏa mãn cảm giác thèm ăn, không còn cảm giác tội lỗi khi ăn, đồng thời duy trì sự tự tin và đủ dinh dưỡng.

3.6. Định vị thương hiệu

Brand Positioning - Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu đã được Kotler định nghĩa là “Hành động thiết kế hình ảnh và sản phẩm của công ty để chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm trí thị trường mục tiêu”.

Nói cách khác, định vị thương hiệu mô tả thương hiệu khác biệt như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh và vị trí hoặc cách thức thương hiệu đó nằm trong tâm trí khách hàng.

Do đó, định vị thương hiệu liên quan đến việc tạo ra các liên tưởng thương hiệu trong tâm trí khách hàng để khiến họ cảm nhận thương hiệu theo một cách cụ thể.

Bạn có thể tạo chiến lược định vị theo 3 bước:

Bước 1: Phân tích

  • Hiểu người tiêu dùng của bạn muốn gì
  • Hiểu khả năng của công ty và thương hiệu của bạn là gì
  • Hiểu cách từng đối thủ cạnh tranh định vị thương hiệu của họ
  • Phân khúc khách hàng
  • Phân khúc sản phẩm, danh mục

Bước 2: Nhắm mục tiêu & Viết tuyên ngôn định vị thương hiệu

  • Nhắm khách hàng mục tiêu (trọng tâm)
  • Xác định giải pháp giải quyết Insight
  • Kết nối với Brand core, Brand personalities…

Tuyên ngôn định vị thương hiệu cần phải:

  • Tạo được tiếng vang với người tiêu dùng của bạn
  • Có thể được cung cấp bởi công ty của bạn (khả năng)
  • Khác với đối thủ cạnh tranh của bạn

Bước 3: Phản ánh định vị thương hiệu vào tất cả mọi thứ bạn làm (từ nhận diện thương hiệu cho đến cung cấp dịch vụ, truyền thông ….)

> Đọc thêm: Công thức viết tuyên ngôn định vị thương hiệu

3.7. Hình mẫu thương hiệu

Hình mẫu thương hiệu là sự thể hiện của thương hiệu như một con người có cá tính, hành vi, sở thích cụ thể. Ý tưởng về hình mẫu thương hiệu là muốn kết nối với đối tượng mục tiêu ở cấp độ cảm xúc, khi đó, nhân cách hóa bằng hình mẫu thương hiệu là biện pháp khả thi hơn cả.

Theo nhà tâm lý học nổi tiếng Carl Jung, có 12 hình mẫu cơ bản:

12 Hình mẫu thương hiệu phổ biến

Một hình mẫu thương hiệu có thể bao gồm nhiều hình mẫu khác khau để phù hợp với nhóm đối tượng khác nhau hoặc trong bối cảnh cụ thể.

Ví dụ, hình mẫu thương hiệu Sao Kim xây dựng là dựa trên hình mẫu Người nguyên tắc (trách nhiệm), Nhà hiền triết và Người sáng tạo.

Trong đó:

  • Người nguyên tắc: Thể hiện tính cách nguyên tắc, trách nhiệm tới cùng trong công việc của mình, sẵn sàng làm mọi cách để hoàn thành cam kết với khách hàng
  • Nhà hiền triết: Thể hiện năng lực chuyên gia của Sao Kim, kiến thức, kinh nghiệm mà Sao Kim có để giúp khách hàng của mình.
  • Người sáng tạo: Thể hiện khả năng sáng tạo trong lĩnh vực, sáng tạo trong công việc. Đây là điều có thể giúp Sao Kim hoàn thành công việc tốt hơn trong phạm vi nguồn lực hạn chế.

3.8. Tính cách thương hiệu

Tính cách thương hiệu là một khái niệm tương đối mới nhưng về bản chất chúng không xa lạ, thậm chí bạn đã biết nhiều thương hiệu đã xây dựng tính cách thương hiệu thành công.

Tính cách thương hiệu là những tính cách mà hình mẫu có. Chúng cụ thể hóa hơn hình mẫu và gần với bản chất con người hơn.

Vì các chuyên gia thương hiệu tin rằng kết nối ở cấp độ bản chất con người sẽ khiến mối liên kết giữa thương hiệu và khách hàng bền chặt, khó bị phá vỡ.

Có 5 loại tính cách lớn:

Các loại tính cách thương hiệu

Và có nhiều đặc điểm hình thành nên tính cách:

Đặc điểm tính cách thương hiệu

Bạn cần kết hợp các đặc điểm tính cách liên quan để khắc họa tính cách chung để làm rõ hơn hình mẫu thương hiệu lựa chọn.

3.9. Tông giọng thương hiệu

Brand Voice - Tông giọng thương hiệu

Trong hầu hết trường hợp, bạn có thể nhận ra ngay nội dung được viết bởi một tác giả mà bạn yêu thích – cho dù họ không ký tên.

Và bạn cũng có thể hình dung rằng tác giả sẽ nói những câu từ như thế này mà không phải như thế kia.

Vậy một thương hiệu có thể làm được điều này khi không có logo đi kèm không?

Có, đó chính là sử dụng sức mạnh của Brand Voice – hay còn gọi là tông giọng thương hiệu.

Và vì việc tạo ra nội dung trên website, social post, email… là cách chủ yếu để thương hiệu giao tiếp với công chúng nên tông giọng thực sự quan trọng.

Hãy lấy ví dụ như thế này, thông thường, tại một nơi đông người, ồn ào. Nếu có một giọng nói quen thuộc cất lên thì cho dù họ có đang đứng ở đâu bạn cũng có thể nhận ra họ.

Tông giọng thương hiệu cũng vậy, nó là khiến cho khách hàng bị thu hút bởi sự quen thuộc, giành lấy sự tin tưởng của khách hàng vào thời điểm quan trọng.

Rất ít thương hiệu có thể xây dựng tông giọng độc đáo riêng, nhưng ít nhất hãy giữ sự nhất quán.

Bạn có thể bắt đầu phát triển tông giọng thương hiệu bằng cách chọn 3 tính cách phù hợp, ví dụ:

  • Táo bạo
  • Thông minh
  • Vui vẻ

Sau đó tiếp tục thảo luận để mô tả, minh họa một cách rõ ràng, linh hoạt giúp định hướng phát triển nội dung sau này.

NOTE: Brand voice có thể sử dụng cả âm thanh để xây dựng tông giọng nhưng không có nghĩa Brand voice là âm thanh.

3.10. Kiến trúc thương hiệu

Brand Architect - Kiến trúc thương hiệu

Trong quá trình xây dựng và phát triển, doanh nghiệp của bạn có thể tạo thêm nhiều thương hiệu, nhãn hiệu hoặc mua bán, sáp nhập thương hiệu khác.

Lúc này, sẽ rất phức tạp và khó quản lý nếu không có một tiêu chuẩn, kiến trúc thương hiệu để tuân theo.

Về cơ bản, Kiến trúc thương hiệu nói lên mối quan hệ giữa các thương hiệu trong cùng một tổ chức.

Có 4 loại kiến trúc thương hiệu:

  • Branded house – Kiểu kiến trúc thương hiệu trong đó tên thương hiệu con gắn liền với thương hiệu mẹ (FPT Retail, FPT Sorftware, Viettel post, Viettel Telecom…)
Kiến trúc thương hiệu của FPT
  • House of Brands – Kiểu kiến trúc thương hiệu mẹ nắm giữ tập hợp các thương hiệu con (rất ít liên quan đến nhau)
Kiến trúc thương hiệu loại House of Brands của P&G
  • Endorsed – Kiểu kiến trúc thương hiệu được bảo trợ
Kiểu Kiến trúc thương hiệu Endorsed của Marriot
  • Hybrid – Kiểu kiến trúc kết hợp
Kiểu Kiến trúc thương hiệu Hybrid của Google

Phụ thuộc cách bạn chọn xây dựng kiến trúc thương hiệu như thế nào, các hoạt động khi bạn tạo ra thương hiệu mới, mua bán, sáp nhập hay các chiến dịch truyền thông sẽ được điều chỉnh để đáp ứng.

Đọc thêm: Kiến trúc thương hiệu để hiểu rõ ưu và nhược điểm của từng loại kiến trúc

Ngoài 10 thành phần cốt lõi, tùy theo từng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp mà thêm các thành phần liên quan khác để làm rõ ràng hơn chiến lược thương hiệu, hướng dẫn thực thi dễ dàng hơn.

Sau đây là một số thành phần bạn có thể thêm để làm phong phú bản chiến lược thương hiệu.

3.11. Tagline (Brand Mantra)

Tagline - Khẩu hiệu thương hiệu

Tagline hay còn được biết đến phổ biến với tên gọi là Brand Slogan – đây là câu khẩu hiệu thương hiệu được sử dụng để nhắc đi nhắc lại như một câu thần chú khiến khách hàng nhớ về thương hiệu.

Tác dụng chính của Tagline là giúp “gieo mầm” điều bạn muốn khách hàng nhớ vào tâm trí của khách hàng.

Đừng cố gắng truyền tải quá nhiều qua Tagline, nếu không hiệu quả sẽ chẳng đi đến đâu.

Thay vào đó, cố gắng tạo ra một điểm neo duy nhất, đủ khác biệt. Bạn còn rất nhiều thứ có thể làm khác nữa.

3.12. Brand Story

Brand Story - Câu chuyện thương hiệu

Bạn có thể nhanh chóng quên ngay những bài học khi vừa mới tốt nghiệp nhưng những câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn nghe từ nhỏ đến nay vẫn nhớ.

Tất cả chúng ta đều như vậy, đều bị thu hút bởi những câu chuyện.

Câu chuyện là phương tiện truyền thông tin từ thế hệ này qua thế hệ khác trong hàng trăm nghìn năm. Không một cuốn sách hay tài liệu lưu trữ nào hiệu quả bằng một câu chuyện hấp dẫn.

Đó là bản chất, sức mạnh của câu chuyện.

Và thương hiệu nếu muốn được ghi nhớ tốt hơn, được hiểu sâu sắc hơn cần phải có câu chuyện thương hiệu.

Câu chuyện thương hiệu có thể là câu chuyện khởi nghiệp của người sáng lập, có thể là câu chuyện với khách hàng.

Đây không chỉ là câu chuyện giúp khách hàng hiểu về thương hiệu hơn mà cả trong nội bộ cũng dễ dàng nắm được và ghi nhớ những quan điểm, giá trị thương hiệu muốn truyền tải.

3.13. Brand Identity

Nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu (Ảnh: Bộ nhận diện thương hiệu Delta do Sao Kim thiết kế)

Nhận diện thương hiệu là các thành phần trực quan được tạo ra nhằm xây dựng nhận thức thương hiệu, chúng phản ánh thương hiệu.

Nhận diện thương hiệu bao gồm nhiều thành phần nhưng bạn chỉ cần phát triển trước một số thành phần quan trọng như:

  • Logo
  • Màu sắc
  • Phông chữ
  • Concepts

Sau đó, dựa vào logo, màu sắc, concepts… bạn có thể triển khai thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ, tối ưu mọi điểm chạm với khách hàng (Đây là phần sẽ thực hiện sau).

Tham khảo dịch vụ:

3.14. Brand Loyalty

Brand Loyalty - Lòng trung thành với thương hiệu

Khách hàng trung thành với thương hiệu là thứ quý giá nhất và là mục tiêu quan trọng hàng đầu của việc xây dựng thương hiệu.

Sự trung thành giúp thương hiệu giảm bớt chi phí đề duy trì lòng trung thành của khách hàng. Cho phép thương hiệu có lượng khách hàng thường xuyên, nâng cao hiệu quả marketing và kinh doanh.

Lòng trung thành tạo cho thương hiệu sức mạnh định giá  – sức mạnh của thương hiệu thống trị.

Chính vì thế, bản chiến lược thương hiệu cần đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng lòng trung thành, mô tả cách thương hiệu xây dựng và duy trì chúng như thế nào.

4. Quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu

Chiến lược thương hiệu là bản định hướng thương hiệu, điều chỉnh mọi hành vi, hoạt động nhằm đưa thương hiệu tới thành công. Với tầm quan trọng của chiến lược thương hiệu, hãy bắt đầu xây dựng với một quy trình chuẩn.

Quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu

Bước 1: Nghiên cứu và Phân tích

Thực hiện nghiên cứu, thu thập mọi dữ liệu cần thiết về thị trường, đối thủ, khách hàng mục tiêu và bản thân doanh nghiệp để phân tích, tìm ra những dữ liệu có ý nghĩa.

Đây là những dữ liệu cơ sở minh chứng cho các quyết định mang tính chiến lược, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động xây dựng thương hiệu trong tương lai.

Thực hiện nghiên cứu kỹ càng là phần quan trọng nhất quyết định bản chiến lược sẽ được thiết kế như thế nào.

Bước 2: Xây dựng các thành phần chiến lược

Từ các dữ liệu nghiên cứu, hãy bắt đầu xây dựng từng thành phần quan trọng từ Brand core cho tới Brand Identity và Brand Loyalty…

Các thành phần này phản ánh chiến lược thương hiệu tổng thể theo cách trực quan và cho bất kỳ ai hiểu mục đích của xây dựng thương hiệu, làm thế nào và đi tới đâu.

Với bản chiến lược thương hiệu trực quan, đây cũng là các nguyên tắc, tiêu chuẩn sử dụng đến đánh giá hoạt động và gỡ rối khi gặp khó khăn.

Bước 3: Thử nghiệm & hiệu chỉnh

Bản chiến thương hiệu được tạo ra cần đưa vào thử nghiệm, nhận phản hồi từ đội ngũ để tiếp tục hiệu chỉnh.

Xây dựng chiến lược thương hiệu là một công việc không hề dễ dàng, để hoàn toàn cần rất nhiều thời gian trao đổi, thảo luận để đạt được sự đồng thuận nội bộ.

Thậm chí có thể phải thử nghiệm trên thực tế để đánh giá liệu chiến lược có thực sự khả thi.

Chiến lược thương hiệu phải thỏa mãn:

  • Sự rõ ràng
  • Nhất quán
  • Kết nối cảm xúc
  • Linh hoạt
  • Xây dựng lòng trung thành
  • Có sự tham gia của nhân viên
  • Nhận thức rõ ràng về cạnh tranh

Bởi chiến lược thương hiệu là để hướng dẫn thực thi thành công, hướng tới khách hàng. Nếu không thể thỏa mãn tối thiểu 7, bạn cần điều chỉnh lại chiến lược thương hiệu.

Bước 4: Chuẩn hóa chiến lược

Bản chiến lược thương hiệu cần được chuẩn hóa và xuất hiện trong các văn bản, quy định mang tính chính thống.

Ngoài ra, cần đưa vào các văn bản, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo, brand guideline để thực sự đưa chiến lược vào thực thi.

Bước 5: Đào tạo

Đảo bảo tất cả nhân viên đều được đào tạo về chiến lược thương hiệu mà bạn đã dày công xây dựng. Giúp nhân viên không chỉ nắm bắt rõ ràng thông tin mà còn chuyển hóa thành hành vi tương ứng.

Dĩ nhiên, không thể kỳ vọng nhân viên ngay lập tức biến từ Biết – Hiểu – Áp dụng nhuần nhuyễn chiến lược thương hiệu mà phải duy trì đào tạo định kỳ, trải nghiệm và tiếp tục quay vòng.

Một khi đào tạo nội bộ được duy trì và triển khai tốt, các chuỗi hành vi sau sẽ tự động đi theo con đường đã chọn với tốc độ nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Ngược lại, nếu không có chiến lược thương hiệu vững chắc và không duy trì đào tạo trong nhân viên doanh nghiệp của bạn sẽ sớm gặp các vấn đề về thương hiệu & kinh doanh.

5. Mẫu chiến lược thương hiệu

Để giúp bạn bắt đầu dễ dàng hơn, Sao Kim xin chia sẻ với bạn mẫu chiến lược thương hiệu chuẩn để bạn tham khảo.

Lưu ý: Mỗi doanh nghiệp có thể thiết kế bản chiến lược thương hiệu khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu thực tế của từng doanh nghiệp.

Tổng kết về chiến lược thương hiệu

Chiến lược thương hiệu định hướng cho toàn bộ hoạt động xây dựng thương hiệu, thậm chí cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng bản chiến lược thương hiệu tốt là điều cần làm ngay khi bắt đầu.

Sao Kim hi vọng với Mẫu chiến lược thương hiệu chuẩn ở trên, bạn có thể bắt đầu dễ dàng hơn.

Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ tư vấn chiến lược thương hiệu, hãy liên hệ ngay với Sao Kim qua hotline 0964.699.499 hoặc contact@saokim.com.vn. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn xây dựng thương hiệu mạnh.

Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại: 

Blog Sao KimCẩm Nang Sao Kim 

Facebook: Sao Kim Branding

Case study BehanceSao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #BrandStrategy #ChienLuocThuongHieu

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499