Quy trình ứng tuyển Brand Manager: sau vòng CV là vòng phỏng vấn. Đây là cơ hội để ứng viên và nhà tuyển dụng tìm hiểu trực tiếp lẫn nhau, từ đó đưa ra những quyết định xa hơn về sự nghiệp trong tương lai. Và ở vị trí ứng viên, bạn cần chuẩn bị gì khi tham gia phỏng vấn vị trí Brand Manager? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.

1. Gợi ý câu hỏi vòng phỏng vấn vị trí Brand Manager
Trong một buổi phỏng vấn cho vị trí Brand Manager, việc đánh giá sự am hiểu và kỹ năng của ứng viên về thương hiệu là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Dưới đây là một số câu hỏi thường thấy cho vị trí này, bạn có thể tham khảo và tự chuẩn bị trước cho mình để có thêm sự tự tin nhé:
- Bạn sẽ mô tả thương hiệu của chúng tôi như thế nào và bạn nghĩ cần cải thiện điều gì?
Câu hỏi này kiểm tra khả năng phân tích thị trường và nhận thức thương hiệu của bạn. Một ứng viên lý tưởng sẽ không chỉ đưa ra đánh giá tổng quan về vị thế hiện tại của thương hiệu mà còn chỉ ra cách thức họ sẽ tận dụng và cải thiện điểm yếu cụ thể để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
- Kể về một chiến dịch thương hiệu bạn đã quản lý và kết quả của nó
Câu hỏi này nhằm mục đích đánh giá kỹ năng lập kế hoạch và thực thi, cũng như khả năng đo lường hiệu suất của một chiến dịch. Cách bạn trình bày chiến lược, hành động cụ thể và đạt được kết quả cho thấy năng lực lãnh đạo và khả năng tạo ra sự thay đổi tích cực cho thương hiệu.
- Bạn sẽ xử lý thế nào khi có một cuộc khủng hoảng về thương hiệu xảy ra?
Câu hỏi này thử thách khả năng phản ứng nhanh nhạy và quản lý khủng hoảng của bạn. Một câu trả lời mạch lạc sẽ đi từ việc nhận diện vấn đề, lập kế hoạch hành động chi tiết đến những lưu ý về cách giao tiếp, phản hồi để khôi phục uy tín thương hiệu.
Câu trả lời tốt cũng cho thấy bạn không chỉ sẵn sàng đối mặt với thách thức mà còn có thể biến khủng hoảng thành cơ hội tăng trưởng, là một ứng viên sáng giá trong kỳ ứng tuyển Brand Manager.
2. Những điều cần lưu ý khi phỏng vấn
2.1 Nắm vững kiến thức về công ty và thương hiệu muốn ứng tuyển Brand Manager
Trước hết, hãy dành thời gian để nghiên cứu sâu rộng về công ty bạn ứng tuyển, bao gồm lịch sử hình thành, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và, quan trọng nhất, thông tin và chiến lược thương hiệu của họ. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về thị trường để nắm được bức tranh toàn cảnh hơn.
Hiểu rõ những điều này sẽ giúp bạn có tư liệu để trả lời câu hỏi cũng như thể hiện bản thân đang nghiêm túc và sẵn sàng đóng góp vào sự phát triển của thương hiệu.
2.2 Chuẩn bị trước câu chuyện thành công của bản thân
Một phần không thể thiếu trong buổi phỏng vấn ứng tuyển Brand Manager là chia sẻ về những dự án hoặc chiến dịch thương hiệu bạn đã thực hiện thành công.
Do vậy, hãy chuẩn bị trước những câu chuyện cụ thể, làm nổi bật kỹ năng và kinh nghiệm của bạn, đặc biệt là cách bạn đã giải quyết vấn đề, sáng tạo và đạt được kết quả.
Cách bạn kể chuyện, trình bày mạch lạc, logic và thuyết phục nhà tuyển dụng cũng sẽ góp phần tạo cho họ thiện cảm với bạn hơn nên hãy tập trung cả phần này nhé.
2.3 Thể hiện sự sáng tạo và tư duy chiến lược
Một Brand Manager giỏi không chỉ là người quản lý thương hiệu mà còn là người có khả năng tư duy chiến lược và sự sáng tạo trong mọi quyết định. Hãy thể hiện điều này qua cách bạn trả lời các câu hỏi, chẳng hạn như đề xuất các ý tưởng mới hoặc phương pháp tiếp cận độc đáo cho thương hiệu.
2.4 Chuẩn bị chỉn chu, tươm tất vẻ bề ngoài
Và điều cuối cùng, hãy bước vào buổi phỏng vấn với trang phục phù hợp, đầu tóc gọn gàng cùng gương mặt tươi sáng, tự tin nhé.
Đầu xuôi thì đuôi lọt. Vẻ ngoài chỉn chu, tươm tất dễ tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng, bước đầu cho họ thấy sự chuẩn bị kĩ càng, tinh thần nghiêm túc với vị trí Brand Manager của doanh nghiệp. Đồng thời cũng cho bạn sự tự tin, quyết tâm chinh phục dấu mốc sự nghiệp này.
3. Một số bài test thường gặp
3.1 Phân tích một case study về thương hiệu
- Nội dung: Bạn có thể được yêu cầu phân tích một case study về thương hiệu, trong đó cần nhận diện các vấn đề chính và đề xuất giải pháp.
- Mục tiêu: Mục đích của bài test này là đánh giá khả năng phân tích, tư duy chiến lược và sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và ngành hàng.
- Cách chuẩn bị: Hãy nghiên cứu các case study thương hiệu nổi tiếng, tập trung vào cách giải quyết vấn đề và kết quả đạt được. Sử dụng những hiểu biết này để thể hiện quan điểm và giải pháp của bạn.
3.2 Đề xuất chiến lược cho một sản phẩm hoặc dịch vụ mới
- Nội dung: Bài test yêu cầu bạn đề xuất chiến lược tiếp thị cho một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, từ định vị thương hiệu đến phát triển và triển khai.
- Mục tiêu: Bài test nhằm mục đích đánh giá khả năng sáng tạo, kỹ năng lập kế hoạch và hiểu biết về quy trình phát triển sản phẩm.
- Cách chuẩn bị: Chuẩn bị bằng cách nghiên cứu thị trường và xu hướng, đồng thời phát triển kỹ năng lập kế hoạch chiến lược. Luyện tập việc xây dựng và trình bày các đề xuất chiến lược một cách thuyết phục.
3.3 Bài test về kỹ năng quản lý dự án và khả năng làm việc nhóm
- Nội dung: Các bài tập hoặc thảo luận nhóm để đánh giá khả năng quản lý dự án và làm việc nhóm của bạn.
- Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kỹ năng lãnh đạo, quản lý thời gian, và khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường nhóm.
- Cách chuẩn bị: Tăng cường kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án thông qua các môi trường làm việc trước đây hay tham gia các khóa học và tình huống giả định. Nâng cao kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột trong nhóm.
Khi chuẩn bị cho những bài test này, hãy nhớ rằng mục tiêu không chỉ là thể hiện kỹ năng của bạn mà còn là cách bạn áp dụng những kỹ năng đó vào tình huống thực tế để giải quyết vấn đề nhé.
4. Học bằng cấp, chứng chỉ nào để tạo lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển Brand Manager
Để nâng cao cơ hội khi tham gia phỏng vấn ứng tuyển Brand Manager, hãy xem xét các chứng chỉ, bằng cấp sau:
- Bằng Master về Marketing hoặc MBA với chuyên ngành Marketing
Trong đó, bằng Master sẽ chuyên sâu vào các kiến thức, kỹ năng và chiến lược Marketing tiên tiến, phù hợp với những ai muốn phát triển chuyên môn trong lĩnh vực Marketing.
Bằng MBA chuyên ngành Marketing sẽ kết hợp kiến thức quản trị kinh doanh tổng quát với các kiến thức chuyên sâu về Marketing. Bằng này sẽ phù hợp với những ai muốn phát triển sự nghiệp quản lý trong lĩnh vực Marketing.
- Chứng chỉ Professional Certified Marketer (PCM)

Đây là chứng chỉ liên kết giữa Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association – AMA) và Viện Digital Marketing (Digital Marketing Institute – DMI).
Để đạt được chứng chỉ này, bạn cần hoàn thành khóa học Digital Marketing Pro do AMA và DMI tổ chức. Khóa học hướng đến những người đã có nền tảng kiến thức về Digital Marketing, cung cấp các kỹ năng và chiến lược chuyên sâu trong lĩnh vực này, rất phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ hiện nay.
- Bộ khóa học The first 6 weeks: 6 tuần đầu tiên của Brand Manager trên BrandsVietnam

Bộ khóa học này gồm 3 phần, được dẫn dắt bởi chị Thái Thùy Anh, Senior Manager – Consumer Marketing tại British American Tobacco – US Headquarter.
Cùng với chị Thái Thùy Anh, người học sẽ được cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho Brand Manager mới vào nghề; giúp bạn hiểu rõ về tình hình kinh doanh, người tiêu dùng và xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả. Từ đó làm quen dần với guồng quay công việc của một Brand Manager.
- Các khóa học và chứng chỉ về Digital Marketing từ các nền tảng uy tín như Coursera, HubSpot Academy

Coursera hay HubSpot Academy đều là những nền tảng cung cấp các khóa học online rất chất lượng đến từ các Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư,… trên toàn thế giới. Cụ thể với ngành Marketing, Branding, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều những khóa học liên quan giúp tăng mức độ tiếp cận trở nên gần hơn với vị trí bạn muốn.
Đồng thời, hình thức học này cũng cho phép bạn tiếp tục học tập ngay tại nhà, khả năng tạo kết nối được với những chuyên gia đầu ngành, giúp bạn thu được những kiến thức hữu ích cho con đường sự nghiệp của mình.
Lời kết
Như vậy, tôi đã tổng hợp cho bạn các thông tin cần thiết khi tham gia ứng tuyển Brand Manager – vòng Phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn cũng cần điều chỉnh lại với tình hình thực tế cũng như yêu cầu của nhà tuyển dụng mà thực hiện các hoạt động chuẩn bị phù hợp.
Điều quan trọng luôn là, luôn cố gắng phát triển nội lực bên trong của bạn, những kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm bạn có được sẽ đưa bạn tới với ước mơ, mong muốn của mình.
Hy vọng bạn sẽ tìm được hướng đi tốt, có được sự chuẩn bị tốt, sớm đạt được vị trí Brand Manager tại thương hiệu bạn mong muốn nhé.
Liên hệ ngay với Sao Kim Branding để nhận tư vấn kĩ càng về lộ trình và định hướng phát triển thương hiệu nhé!
______________________
SAOKIM BRANDING – Giải pháp xây dựng thương hiệu toàn diện được nhiều khách hàng tin tưởng nhất
Tel: 0964.699.499
Website: www.saokim.com.vn
Email: info@saokim.com.vn
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding