EnglishVietnamese
Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

Kiến thức chung về thương hiệu mà Brand Manager cần hiểu

4 lượt xem

Việc xây dựng và quản lí một thương hiệu là trách nhiệm quan trọng đối với một Brand Manager. Thương hiệu mạnh là chìa khoá để tạo sự khác biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường đầy cạnh tranh.

“Thương hiệu” là một khái niệm quen thuộc với mọi người, từ các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh, chuyên gia Marketing đến cả những em nhỏ, dù không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Trong vai trò là một Brand Manager, bạn cần nắm được những kiến thức chung về thương hiệu. Chỉ khi hiểu rõ, nắm bắt được bản chất, bạn mới có thể làm đúng và thúc đẩy thương hiệu phát triển mạnh mẽ, vượt qua các đối thủ ngay cả khi có ít nguồn lực hơn.

1. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu không chỉ là logo, slogan hay bất kỳ yếu tố trực quan nào khác, đó là cảm xúc và kỳ vọng mà khách hàng liên tưởng đến khi nghĩ về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, là tổng hợp của trải nghiệm khách hàng, chất lượng sản phẩm và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền đạt.

Đơn giản mà nói, thương hiệu chính là tổng thể những gì công chúng mục tiêu nhận thức về một doanh nghiệp nào đó, là hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.

Bạn đã hiểu đúng về thương hiệu?

Ví dụ như Nike là thương hiệu thể thao thành công với nhận thức của công chúng về tinh thần thể thao, sự năng động, cá tính và sản phẩm chất lượng cao. Nhận thức này được hình thành qua quá trình tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp của công chúng với doanh nghiệp.

Đọc thêm: Thương hiệu là gì? Hiểu đúng, làm trúng, thành công nhanh

2. Tầm quan trọng của thương hiệu mạnh

Sức mạnh của thương hiệu không chỉ đơn thuần là bộ nhận diện thị giác mà còn là yếu tố quyết định sự thành công và tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp.

Một thương hiệu mạnh giúp thu hút khách hàng, tăng giá trị sản phẩm/dịch vụ, mở rộng thị trường, tăng hiệu quả marketing mà còn nâng cao giá trị doanh nghiệp.

2.1 Thương hiệu mạnh giúp thu hút khách hàng

  • Khác biệt hoá

Thương hiệu mạnh giúp sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nổi bật và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt này tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp khách hàng nhận diện và nhớ đến thương hiệu của bạn mỗi khi cần đến sản phẩm/dịch vụ tương tự.

  • Tạo niềm tin

Khách hàng thường có xu hướng tin tưởng và lựa chọn những thương hiệu uy tín. Sự tin tưởng này được xây dựng dựa trên chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các giá trị mà thương hiệu mang lại, giúp giữ chân khách hàng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới thông qua sự tin tưởng này.

  • Xây dựng lòng trung thành

Khách hàng trung thành không chỉ mua sắm lặp lại mà còn sẵn lòng giới thiệu cho người khác, tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ. Sự trung thành là kết quả của những trải nghiệm tích cực và giá trị liên tục mà thương hiệu mang lại cho khách hàng.

2.2 Thương hiệu mạnh giúp tăng giá trị sản phẩm/dịch vụ

Khách hàng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn cho các sản phẩm/ dịch vụ từ thương hiệu uy tín do nhận thức rằng chúng mang lại giá trị cao hơn. Điều này cho phép doanh nghiệp tăng giá bán mà vẫn giữ được sự ưu ái từ khách hàng.

Thương hiệu cung cấp không chỉ sản phẩm mà còn cả trải nghiệm và cảm xúc cho khách hàng. Giá trị cảm nhận này làm tăng giá trị tổng thể của sản phẩm/ dịch vụ, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp đặt mức giá cao hơn và tăng doanh thu.

2.3 Thương hiệu mạnh giúp dễ dàng mở rộng thị trường

Sự uy tín giúp doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập và mở rộng vào thị trường mới. Sự tin tưởng đã được xây dựng sẵn làm cho việc chấp nhận sản phẩm/ dịch vụ mới trở nên dễ dàng hơn.

Khách hàng ở thị trường mới sẽ dễ dàng tin tưởng vào thương hiệu đã được khẳng định uy tín, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng tỷ lệ chấp nhận sản phẩm mới.

2.4 Thương hiệu mạnh gia tăng hiệu quả marketing

Thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn, nhờ vào sức mạnh của sự nhận diện và uy tín đã được xây dựng.

Chiến dịch marketing sẽ hiệu quả hơn nhờ vào sức ảnh hưởng và lòng tin mà khách hàng đã dành cho thương hiệu. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

2.5 Thương hiệu mạnh giúp nâng cao giá trị doanh nghiệp

Thương hiệu được coi là một trong những tài sản vô hình quý giá nhất của doanh nghiệp, có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài và tăng giá trị doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư và đối tác, giúp tạo lợi thế cạnh tranh, không dễ dàng bị sao chép, giúp doanh nghiệp duy trì vị thế và tăng trưởng bền vững.

Xem thêm:

‘Thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh’

5 điểm chung tạo nên các thương hiệu mạnh tại Việt Nam

3. 6 thuật ngữ thương hiệu cần nắm vững

Trong việc quảng bá thương hiệu, tập trung vào việc tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu và khẳng định vị thế trên thị trường.

6 thuật ngữ thương hiệu mà một Brand Manager cần hiểu rõ

3.1 Brand Awareness

Nhận biết thương hiệu là mức độ mà khách hàng có thể nhớ và nhận diện thương hiệu của bạn trong một thị trường đầy đủ các đối thủ cạnh tranh.

Mức độ nhận biết cao giúp thương hiệu trở nên nổi bật, từ đó khuyến khích khách hàng chọn lựa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thay vì của đối thủ.

3.2 Brand Association

Liên tưởng thương hiệu là những liên tưởng và cảm xúc mà khách hàng liên kết với thương hiệu của bạn.

Các liên tưởng này có thể dựa trên trải nghiệm cá nhân, quảng cáo hoặc từ mô tả thương hiệu. Liên tưởng tích cực có thể tăng cường sự yêu thích và lòng trung thành của khách hàng.

3.3 Brand Image

Hình ảnh thương hiệu là cách mà thương hiệu được nhận diện và cảm nhận trong tâm trí của khách hàng. Hình ảnh này không chỉ được xác định bởi logo hay bộ nhận diện mà còn bởi chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và những giá trị mà thương hiệu đại diện.

Một hình ảnh thương hiệu tích cực sẽ thu hút và giữ chân khách hàng lâu dài hơn.

3.4 Brand Response

Phản hồi với thương hiệu là cách khách hàng bày tỏ ý kiến, cảm xúc và trải nghiệm của họ với thương hiệu qua các kênh như mạng xã hội để bày tỏ sự yêu thích hay đánh giá về sản phẩm, dịch vụ.

Phản hồi tích cực từ khách hàng không chỉ giúp cải thiện uy tín thương hiệu mà còn là nguồn thông tin quý báu giúp cải thiện sản phẩm và dịch vụ.

3.5 Brand Loyalty

Trung thành với thương hiệu là sự cam kết lâu dài của khách hàng đối với thương hiệu, thể hiện qua việc mua hàng lặp lại và ít chuyển sang sản phẩm của đối thủ.

Sự trung thành này thường được xây dựng thông qua trải nghiệm khách hàng xuất sắc, sản phẩm chất lượng cao và việc tạo dựng mối quan hệ cá nhân với khách hàng.

3.6 Brand Trust

Tin tưởng vào thương hiệu là mức độ mà khách hàng tin tưởng vào việc thương hiệu sẽ đáp ứng hoặc vượt qua kỳ vọng của họ. Tin tưởng là yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ bền vững giữa khách hàng và thương hiệu.

Sự tin tưởng này có thể được tạo dựng qua việc thực hiện đúng cam kết, duy trì tính nhất quán trong chất lượng sản phẩm/ dịch vụ và đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng.

4. Mối quan hệ giữa Marketing và Branding

Marketing là tập hợp các hoạt động nhằm thu hút khách hàng, thúc đẩy doanh số bán hàng và tạo dựng hình ảnh cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Trong khi Branding là quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu gồm việc tạo dựng nhận thức, giá trị và hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Marketing và Branding là hai hoạt động song song và hỗ trợ lẫn nhau

4.1 Branding là nền tảng cho Marketing

Xây dựng thương hiệu tạo dựng nền tảng vững chắc cho các hoạt động Marketing. Mọi chiến lược Marketing đều dựa trên nền tảng thương hiệu đã được xây dựng. Branding giúp định hình cá tính và thông điệp thương hiệu mà sau đó Marketing sử dụng để thu hút và giữ chân khách hàng.

4.2 Marketing giúp truyền tải thông điệp thương hiệu

Qua các hoạt động Marketing, thông điệp và giá trị thương hiệu được lan truyền, giúp tăng cường nhận thức và củng cố hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Marketing sử dụng các kênh và công cụ để truyền tải thông điệp đến với khách hàng.

4.3 Kết hợp Marketing và Branding giúp doanh nghiêp đạt mục tiêu kinh doanh

Branding cung cấp cái nhìn dài hạn về cách thương hiệu muốn được nhìn nhận, trong khi Marketing tập trung vào việc đạt được mục tiêu ngắn hạn hơn như tăng doanh số bán hàng. Cả hai cùng nhau tạo ra một chiến lược tổng thể giúp thương hiệu phát triển mạnh mạnh mẽ.

5. Thời gian cần thiết để xây dựng thương hiệu thành công

Theo tạp chí Entrepreneur, một cuộc khảo sát thị trường đã được tiến hành và thu thập dữ liệu từ 2.835 người dân tại 6 châu lục, 9 thị trường, 5 ngôn ngữ và 4 thế hệ khách hàng. Kết quả cho thấy phải mất khoảng 2 năm để khách hàng coi một thương hiệu nào đó là có thể tin tưởng được.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải mất hơn gấp đôi khoảng thời gian nói trên để đạt được “điểm tới hạn doanh thu”. Đây chính là cấp độ 3 và 4 chúng tôi đã đề cập ở trên, tức là khi khách hàng thực sự bắt đầu chi tiêu nhiều tiền hơn cho thương hiệu của bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Thời gian cho quá trình này mất khoảng 5 năm.  

Đó là kết quả thu được dựa trên khảo sát thực tế. Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ xảy ra, tùy thuộc vào năng lực của từng doanh nghiệp.

Tóm lại, trung bình mỗi doanh nghiệp phải mất khoảng từ 2 – 7 năm để gây dựng được lòng tin nơi khách hàng và thuyết phục họ trở thành khách hàng trung thành của mình. Không quá dài, nhưng đó là khoảng thời gian không hề ngắn để doanh nghiệp dồn toàn bộ nguồn lực của mình cho việc xây dựng thương hiệu.

Đọc thêm: 5 bước để triển khai xây dựng thương hiệu mạnh, hiệu quả

6. Phân biệt Brand Manager và Marketing Manager

Brand Manager và Marketing Manager có vai trò như thế nào trong một doanh nghiệp?

6.1 Khái niệm

Brand Manager là người chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu. Họ tập trung vào việc tạo ra một cái nhìn và cảm nhận nhất quán về thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.

Marketing Manager là người chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện các chiến lược Marketing để thúc đẩy doanh số bán hàng. Họ tập trung vào việc tiếp cận khách hàng và thúc đẩy họ hành động thông qua việc triển khai các chiến dịch Marketing hiệu quả.

6.2 Brand Manager và Marketing Manager giống và khác nhau như thế nào?

Brand ManagerMarketing Manager
Mục tiêuXây dựng giá trị thương hiệu dài hạn, tạo dựng lòng trung thành của khách hàngĐạt được mục tiêu doanh số bán hàng thông qua các chiến dịch marketing
Trách nhiệmQuản lý và duy trì hình ảnh thương hiệu, đảm bảo tính nhất quán trong tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng.Lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược marketing nhằm tăng cường sự hiện diện của thương hiệu và thúc đẩy doanh số.
Hoạt độngPhát triển chiến lược thương hiệu, quản lý nhận diện thương hiệu, và giám sát truyền thông thương hiệu.Thiết kế và triển khai các chiến dịch marketing, quản lý ngân sách marketing, và phân tích kết quả.
Quản lý đối tácLàm việc chặt chẽ với các đối tác sáng tạo như các đại lý quảng cáo và thiết kế để đảm bảo thông điệp thương hiệu được truyền đạt chính xác.Hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ marketing, các nền tảng truyền thông, và các bên liên quan khác để thực hiện chiến dịch.

7. Brand Manager và Marketing Manager nên làm việc như nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Brand Manager và Marketing Manager có mối quan hệ chặt chẽ. Brand Manager cần sự hỗ trợ của Marketing Manager để truyền tải thông điệp thương hiệu đến khách hàng. Trong khi Marketing Manager cần sự hợp tác của Brand Manager để đảm bảo các hoạt động Marketing phù hợp với chiến lược thương hiệu. Vì vậy hai bên cần:

7.1 Giao tiếp rõ ràng, thường xuyên

Brand Manager và Marketing Manager cần thiết lập một kênh giao tiếp hiệu quả, đảm bảo rằng mọi người đều cập nhật và đồng nhất về mục tiêu và tiến độ công việc.

7.2 Phân chia trách nhiệm rõ ràng

Để tránh sự chồng chéo và mất mát nguồn lực, Brand Manager và Marketing Manager cần phải xác định rõ ràng trách nhiệm và phạm vi công việc của mỗi vị trí.

7.3 Tôn trọng, tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau

Brand Manager và Marketing Manager cần tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mỗi bên tôn trọng, tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau, là yếu tố then chốt để đạt được thành công chung.

7.4 Sử dụng công cụ và quy trình hiệu quả

Việc áp dụng các công cụ quản lý dự án và quy trình làm việc đã được chuẩn hóa giúp tăng cường sự hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong quá trình làm việc chung.

Qua sự phối hợp chặt chẽ và hiểu biết lẫn nhau giữa Brand Manager và Marketing Manager, doanh nghiệp có thể tạo ra một chiến lược toàn diện vừa thúc đẩy doanh số vừa xây dựng giá trị thương hiệu bền vững, từ đó đạt được lợi ích tối đa cho cả hai bên và cho doanh nghiệp.

Tổng kết

Thông qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản và tầm quan trọng của thương hiệu với doanh nghiệp cũng như làm thế nào để phát triển một thương hiệu mạnh thông qua sự kết hợp hiệu quả giữa Branding và Marketing.

Bất kể bạn đang ở giai đoạn nào, đặt trọng tâm vào việc tạo ra những trải nghiệm khách hàng xuất sắc và duy trì sự nhất quán trong thông điệp truyền tải là bước quan trọng trên hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu.

Với sự đầu tư đúng đắn vào Branding và Marketing, mỗi doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt, tạo dựng niềm tin và thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng, qua đó đạt được sự thành công và tăng trưởng lâu dài trong thế giới kinh doanh đầy thách thức.

Nguồn: Sao Kim Branding

Chuyên gia xây dựng thương hiệu

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499