EnglishVietnamese
Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

Marketing Mùi Hương – Mảnh đất màu mỡ còn đang “bỏ ngỏ”

122 lượt xem

Tuy không phải là một khái niệm mới hiện nay nhưng Marketing Mùi Hương đang chưa được nhìn nhận và khai phá hết tiềm năng vốn có. Hy vọng những thông tin mà Sao Kim cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm lợi ích và biết cách vận dụng hình thức marketing độc đáo này nhé. 

1. Khoa học về marketing mùi hương

Có rất nhiều cách phân loại mùi hương tùy thuộc vào xuất xứ, ứng dụng, nguyên liệu,…; cơ bản có thể chia thành: mùi hương của vật thể (trái cây, hoa cỏ, gỗ, thiên nhiên,…) và mùi hương về cảm giác (cơn mưa nhiệt đới, giai đoạn đầu tiên của tình yêu, cảm giác sảng khoái trong một chuyến du lịch,…). 

Mỗi một mùi hương được tạo ra thường có 3 tầng: tầng đầu là hương trái cây, dễ thu hút khứu giác; tầng giữa là hương hoa cỏ và cuối cùng là hương gỗ ấm, lâu bền tạo cảm giác trọn vẹn.

Hoặc chính xác hơn, mỗi một mùi hương được tạo ra thường được kết hợp từ 3 loại hương với khả năng khuếch tán khác nhau.

Mũi người có thể nhận biết tới 20.000 mùi hương khác nhau

Theo khoa học, con người có khoảng 1.000 loại tế bào thụ cảm trong khoang mũi, giúp nhận biết đến 20.000 mùi hương khác nhau. Nghiên cứu cũng cho thấy, 75% cảm xúc của con người được tạo ra bởi mùi hương. Sau khi được cảm nhận, mùi hương sẽ truyền từ khứu giác thẳng tới vỏ đại não – nơi đóng vai trò then chốt với trí nhớ, sự chú ý, nhận thức của con người; giúp ghi nhớ tới 35% những gì cảm nhận được.

Thông tin được cảm nhận bằng khứu giác thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định của người tiêu dùng. Nhờ vào tác động này, hình thức Marketing mùi hương được ra đời để tạo trải nghiệm và kết nối khách hàng với thương hiệu tốt hơn. Càng là thương hiệu với mùi hương riêng sẽ khiến khách hàng ghi nhớ tốt hơn. Câu chuyện của họ cũng sẽ độc đáo hơn bất cứ đối thủ cạnh tranh nào.

2. Thương hiệu được gì khi sử dụng marketing mùi hương?

2.1. Thu hút sự chú ý và thúc đẩy hành vi mua hàng

Mùi hương có khả năng “quyến rũ” khứu giác rất nhanh. Ngay khi ngửi thấy, khách hàng sẽ bị chính sự thu hút đó kích thích mà chú ý đến cửa hàng, sản phẩm và có khả năng cao sẽ thực hiện quyết định mua để thỏa mãn cảm xúc của mình.

Đây chính là cách mà các ông lớn fastfood như KFC “vợt” khách vãng lai trên đường: luôn có mùi đồ chiên cực hấp dẫn quanh quẩn các nhà hàng KFC. 

2.2. Tăng thời gian trải nghiệm tại cửa hàng

Một trong những cách tăng doanh thu bất bại chính là tăng thời gian mua sắm của khách hàng tại cửa hàng. Thời gian ở lại càng lâu, họ sẽ tìm hiểu được nhiều hơn và sinh ra cảm giác muốn mua thêm những sản phẩm khác ngoài mục tiêu ban đầu. 

Khách hàng khi đã hài lòng với mùi hương tại cửa hàng, họ sẽ muốn thưởng thức nhiều hơn, dẫn đến gia tăng thời gian ở lại cửa hàng so với bình thường. Như vậy là mục tiêu của cửa hàng cũng được hoàn thành nhanh chóng.

Hương thơm giúp tăng sự hài lòng của khách hàng

2.3. Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh

Mùi hương có liên kết chặt chẽ với trí nhớ, ký ức của con người. Thương hiệu với mùi hương riêng biệt sẽ cho khách hàng câu chuyện riêng không lẫn được với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. Chỉ cần ngửi thấy mùi hương quen thuộc, khách hàng sẽ nhớ ngay tới thương hiệu của bạn, câu chuyện riêng về bạn mà họ từng cảm nhận. 

Như vậy, chỉ cần thương hiệu bạn tạo được trải nghiệm đủ tốt, cộng với mùi hương độc đáo, chắc chắn sẽ có một nhận diện đủ khác biệt trong tâm trí khách hàng và kích thích họ muốn quay lại khi có dịp.

3. Ứng dụng marketing mùi hương vào phát triển thương hiệu bền vững

Một ví dụ điển hình cho sự thành công trong việc ứng dụng marketing mùi hương vào thu hút khách hàng, chính là khách sạn Hyatt Place. Nhờ vào việc sử dụng mùi hương đặc trưng tên là Seamless tạo cảm giác chào đón rất nhẹ nhàng, bình an mà không mất đi sự sang trọng của một chuỗi khách sạn đẳng cấp, xa xỉ, Hyatt đã nhận được nhiều lời khen từ khách hàng, tăng mức độ trung thành với trải nghiệm thương hiệu tại gần 300 khách sạn trên khắp nước Mỹ. 

Không chỉ với ngành dịch vụ nơi mùi hương được coi là yếu tố “sống còn” mà tất cả các ngành nghề, lĩnh vực khác đều có thể sử dụng marketing mùi hương, miễn là tạo được trải nghiệm phù hợp với đặc điểm và tính chất riêng của từng thương hiệu. 

Sau đây, Sao Kim xin gợi ý một số cách thức ứng dụng marketing mùi hương vào hoạt động của thương hiệu:

  • Tạo mùi hương hấp dẫn cho sản phẩm, không gian trưng bày
  • Đảm bảo các điểm chạm không cố định của thương hiệu với khách hàng đều có mùi hương đặc trưng: quà tặng, không gian làm việc, cuộc gặp gỡ họp bàn,…
  • Tổ chức sự kiện với chiến lược mùi hương rõ ràng, thống nhất, tạo ấn tượng mạnh và sâu sắc với khách hàng
  • Lồng ghép yếu tố mùi hương vào các quảng cáo

VD: Quảng cáo OOH (Out Of Home – quảng cáo ngoài trời) của chuỗi cửa hàng tạp hóa Bloom ở UK có sử dụng mùi thịt nướng tỏa ra từ hình ảnh miếng thịt trên biển đã thu hút rất nhiều người qua đường, tạo cho họ ấn tượng sâu sắc về một thương hiệu có thịt nướng rất thơm và ngon.

Biển quảng cáo có mùi thịt nướng của chuỗi cửa hàng tạp hóa Bloom tại UK

4. Những lưu ý cần biết khi sử dụng marketing mùi hương

Trong quá trình sử dụng mùi hương, các thương hiệu cũng cần lưu ý những điều sau để không vô tình tạo ra những trải nghiệm tiêu cực cho khách hàng.

4.1. Ưu tiên mức độ an toàn với sức khỏe con người 

Thương hiệu sẽ không thể biết và kiểm soát được người đang cảm nhận mùi hương của mình có tiền sử bệnh lý như nào, dị ứng ra sao,… Vì thế, khi điều chế mùi hương, nên sử dụng những thành phần thân thiện với sức khỏe, hạn chế tối đa mức độ kích ứng khi tiếp xúc. 

4.2. Đảm bảo tính khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

Tính cạnh tranh của các thương hiệu thường được tạo nên từ sự khác biệt với đối thủ. Càng là điểm cạnh tranh nổi bật, khó bắt chước, vị thế của thương hiệu trong tâm trí khách hàng càng đặc biệt và dễ gợi nhớ hơn rất nhiều. 

4.3. Kiểm soát tốt nồng độ mùi hương

Mùi hương là một con dao 2 lưỡi. Nếu sử dụng ở một mức độ hợp lý sẽ đem lại trải nghiệm tuyệt vời, khiến khách hàng muốn “đắm chìm” trong hương thơm đó. 

Ngược lại khi quá ít hoặc quá nhiều đều sẽ khiến cảm nhận của khách hàng không trọn vẹn; thậm chí gây ra trải nghiệm tiêu cực, ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý.

4.4. Xây dựng chiến lược trải nghiệm đa giác quan nhất quán

Thương hiệu cần đảm bảo trải nghiệm của khách hàng với mọi giác quan luôn bổ trợ lẫn nhau từ thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác,… hướng tới hình ảnh và định vị của thương hiệu. Từ đó hình thành trong tâm trí khách hàng một liên tưởng thống nhất, rõ ràng về thương hiệu.

4.5. Phù hợp với văn hóa địa phương

Văn hóa là những “luật ngầm” bắt buộc các thương hiệu phải tuân theo, đồng thời cũng là kho tàng độc đáo giúp sáng tạo nên những hoạt động marketing tuyệt vời, minh chứng cho sự phù hợp của thương hiệu với người tiêu dùng tại địa phương. 

Ví dụ như, hương thơm của cây cỏ, hoa lá, trái cây sẽ phổ biến hơn ở các nước nhiệt đới như Việt Nam bởi chúng tạo cảm giác tươi mát, gần gũi; trong khi hương gỗ hay được dùng tại các nơi có thời tiết lạnh như châu Âu để tạo cảm giác ấm áp.

Thương hiệu cần điều chỉnh mùi hương phù hợp với văn hóa địa phương

Như vậy, trong quá trình điều chế mùi hương, nếu không được hậu thuẫn bởi sự nghiên cứu kỹ càng sẽ khiến thương hiệu nhận về kết quả tệ hơn so với mong đợi rất nhiều.

Mặc dù tiềm năng là vậy nhưng hiện nay, có rất ít thương hiệu chú trọng vào phát triển và sử dụng mùi hương trong hoạt động marketing của mình. Nguyên do thường đến từ chi phí và thời gian cần thiết để sáng tạo, thử nghiệm và tinh chỉnh mùi hương sao cho phù hợp nhất với thương hiệu. 

Tuy vậy, sức mạnh từ marketing mùi hương tới tâm lý và hành vi khách hàng là không thể chối cãi. Hy vọng trong tương lai, hình thức marketing sẽ phổ biến hơn nữa, đem tới những trải nghiệm ấn tượng, giúp thương hiệu vươn xa trên hành trình chiếm lĩnh tâm trí khách hàng.

Liên hệ với Sao Kim Branding ngay để nhận tư vấn về cách xây dựng thương hiệu tinh gọn cho doanh nghiệp của bạn nhé!

_____________________

SAOKIM BRANDING – Branding Agency được nhiều khách hàng tin tưởng nhất

Tel: 0964.699.499

Website: www.saokim.com.vn

Email: info@saokim.com.vn

Facebook: Sao Kim Branding

Case study Behance: Sao Kim Branding

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Cẩm nang thương hiệu

Đằng sau ý nghĩa 10 logo công ty năng lượng hàng đầu

Hãy cùng đi sâu vào khám phá ý nghĩa đằng sau 10 logo của các công ty năng lượng hàng đầu, để thấy cách họ truyền tải thông điệp và tạo dựng niềm tin với khách hàng thông qua những chi tiết tinh tế và biểu tượng độc đáo.

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499