EnglishVietnamese

Brand Typography: 4 Bước chọn phông chữ thương hiệu

1.017 lượt xem

Bài viết này giúp bạn hiểu về Brand Typography và biết cách chọn phông chữ thương hiệu phù hợp với bản sắc hoặc xa hơn là thiết kế phông chữ mang dấu ấn riêng biệt.

Nhận diện thương hiệu trực quan cốt lõi của thương hiệu được tạo thành từ bộ ba thiết kế “thần thánh” đó là logo, màu sắc và phông chữ.

Mỗi thứ phục vụ một mục đích riêng, đi kèm với thách thức riêng, đòi hỏi suy nghĩ và lựa chọn cẩn thận, đặc biệt là phông chữ. Vậy làm thế nào để bạn chọn được phông chữ phù hợp? Bạn có thể tìm nó ở đâu? Làm sao bạn biết nó sẽ đạt hiệu quả?

Nếu bạn đang cần phát triển phông chữ cho thương hiệu thì đừng lo lắng. Sao Kim đã giúp thiết kế thương hiệu của nhiều công ty, chúng tôi biết bạn gặp khó khăn như thế nào. Và chúng tôi cũng biết cách giúp bạn vượt qua dễ dàng hơn.

Brand Typography - Cách lựa chọn phông chữ thương hiệu phù hợp

Ở đây, Sao Kim đã chia nhỏ quy trình lựa chọn phông chữ thành 4 bước đơn giản giúp bạn dễ dàng thực hiện. Đây là mọi thứ bạn cần để tìm ra phông chữ hoàn hảo cho thương hiệu của mình.

Tuy nhiên, trước khi đi sâu hơn, chúng ta hãy cùng phân tích một vài thuật ngữ chuyên ngành.

1. Sự khác biệt giữa Phông chữ (Font) và Kiểu chữ (Typeface)

Ngày nay, bạn có thể nghe thấy các từ “phông chữ” và “kiểu chữ” được sử dụng thay thế cho nhau khi nói về phông chữ. Nhưng chúng là khác nhau.

Quay trở lại thời điểm việc sắp chữ được thực hiện bằng tay, mọi ký tự đều yêu cầu một khuôn kim loại riêng biệt.

  • Nếu muốn in chữ “A” trong Times New Roman, bạn sử dụng một khuôn.
  • Nếu muốn in chữ “A” (in đậm) trong Times New Roman Bold, thì phải dùng một khuôn riêng biệt khác.

Do đó, có sự phân biệt về từ ngữ:

  • Kiểu chữ: Kiểu thiết kế (ví dụ: Times New Roman)
  • Phông chữ: Kiểu cụ thể, kích thước, trọng lượng (ví dụ: Times New Roman, 12 pt., In đậm)

2. 5 loại phông chữ phổ biến

2.1. Loại phông chữ Serif

Brand Typography - Loại phông chữ Serif

Phông chữ Serif là phông chữ có chân, cơ bản, lâu đời nhất thường được sử dụng trong việc in ấn, xuất bản các cuốn sách. Loại phông chữ cổ điển này có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau và có thể sẽ không bao giờ lỗi mốt.

Loại phông chữ này được biết đến bởi “chân” nhìn thấy ở trên cùng và dưới cùng của mỗi chữ cái. Có nhiều loại phông chữ serif khác nhau mà bạn có thể chọn.

Một trong những ví dụ kinh điển nhất về kiểu phông chữ serif là Times New Roman, mặc dù hiện nay có nhiều tùy chọn phông Serif hơn để tạo nội dung trực quan chuyên nghiệp, có thiết kế tốt.

Một số loại phông chữ Serif:

  • Garamond
  • Goudy Old Style
  • Baskerville
  • Berthold Walbaum
  • Adobe New Caledonia
  • ITC Bodoni
  • Didot
  • Bookman
  • Nimrod
  • ITC Charter

2.2. Loại phông chữ Sans Serif

Brand Typography - Loại phông chữ Sans Serif

Sự phân loại này bắt nguồn từ từ tiếng Pháp “sans”, nghĩa đen là “không có”. Mặt khác, “Serif” bắt nguồn từ từ “schreef” trong tiếng Hà Lan, có nghĩa là “dòng” – Viết bám vào dòng kẻ.

Chúng ta còn hay gọi là Sans Serief là loại phông chữ không có chân. (Serif là lại phông chữ có chân)

Họ phông chữ này có ít biến thể về độ rộng dòng so với họ phông chữ serif.

Phông chữ Sans serif hiện đại và phổ biến hơn, nó cho bạn cơ hội sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Từ thiết kế đồ họa trên mạng xã hội đến infographic, phông chữ trên web và hơn thế nữa.

NOTE: Trên màn hình điện tử/ website/ ứng dụng, khi cần đảm bảo khả năng đọc khi phóng to/ thu nhỏ người ta thường sử dụng phông chữ Sans Serif.

Một số loại phông chữ Sans Serif:

  • News Gothic
  • Univers
  • Monotype Grotesque
  • Helvetica
  • Franklin Gothic
  • Avenir
  • Avant Garde
  • Futura
  • Mentor Sans
  • Gill Sans
  • Optima

2.3. Loại phông chữ Slab Serif

Brand Typography - Loại phông chữ Slab Serif

Mặc dù về mặt kỹ thuật, slab serifs cũng là một loại phông chữ serif, nhưng những phông chữ này đã trở nên phổ biến đến mức trở thành một loại phông chữ riêng.

Phông chữ Slab Serif đã trở nên phổ biến và được công nhận trong các dự án quảng cáo vào đầu thế kỷ 19. Các nhà xuất bản khi đó tìm cách thu hút sự chú ý của các ấn phẩm in của họ nên họ quyết định sử dụng các kiểu chữ mới để thu hút sự chú ý của độc giả.

Họ slab serif được đặc trưng bởi các đường khối dày ở cuối các nét. Chúng có thể trông cong như Clarendon hoặc nổi bật hơn và không có viền như Rockwell.

Ngày nay, một số loại slab serif được sử dụng nhiều nhất bao gồm Archer của H&FJ và Officina Serif của Erik Spiekermann. Archer thì có nhiều độ dày mảnh khác nhau và in nghiêng đẹp. Officina Serif là một kiểu chữ đầy đủ, dễ đọc, và rất linh hoạt.

Phông chữ Slab serif là lựa chọn rất tốt để thu hút sự chú ý và được sử dụng tốt nhất trong tiêu đề của bản trình bày và tài liệu.

> Hãy xác định tính cách thương hiệu trước để có cơ sở tìm kiếm phông chữ phù hợp với bản sắc.

2.4. Loại phông chữ Script

Brand Typography - Loại phông chữ Script

Loại phông chữ Script này mô phỏng chữ viết tay, thư pháp và chữ Thảo (chữ Thảo là kiểu chữ viết phóng khoáng, tốc ký). Chúng lấy cảm hứng từ thực tiễn lịch sử, trong đó hầu hết các thiết kế logo, tiêu đề và mặt tiền cửa hàng đều sử dụng các thiết kế tùy chỉnh của các nghệ nhân điêu khắc, họa sĩ.

Phông chữ Script kém chuyên nghiệp hơn, vì vậy nó có thể phù hợp với những thương hiệu vui vẻ, trẻ trung, sáng tạo hơn.

Một số phông chữ Script:

  • Snell Roundhand
  • Helinda Rook
  • Young Baroque
  • Bickham Script
  • Textura
  • Gothic Script
  • Gothic minuscule
  • Felipa
  • Blaze
  • Vivaldi
  • Brush Script
  • Mistral
  • Kaufmann
  • Limehouse Script

2.5. Loại phông chữ Decorative

Brand Typography - Loại phông chữ Decorative

Đây là loại có phân loại lớn nhất và đa dạng nhất. Những kiểu chữ này được sử dụng một cách sáng tạo cho biển báo, tiêu đề và tất cả các dự án thiết kế trực quan khác có yêu cầu một kiểu chữ mạnh mẽ.

Một số họ phông chữ Decorative sử dụng hình dạng và tỷ lệ chữ cái không chính thống để tạo hiệu ứng ấn tượng hơn và hình thức đặc biệt hơn.

Một số phông chữ Decorative:

  • Ostrich Sans Inline
  • Astonished
  • Stencilia

3. 4 Bước phát triển Brand Typography

Đi tìm phông chữ chữ hoàn hảo là một “cuộc thám hiểm” thú vị và sáng tạo, nhưng bạn nên có mục tiêu cụ thể trước: Chọn 2-3 phông chữ đại diện tốt nhất cho thương hiệu.

Lưu ý: Phông chữ khác với logo (tên công ty được hiển thị dưới dạng logo). Logo phải là một thành phần riêng, vì vậy đừng sử dụng cùng một loại cho cả hai. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh sáng tạo đối với logo để làm cho nó trở nên khác biệt với kiểu mặc định của thương hiệu.

Bước 1: Quyết định loại phông chữ

Có một số cách để tìm những phông chữ mà bạn thích. Bạn có thể xem xét các tùy chọn từ các nguồn miễn phí, hoặc mua các phông chữ sáng tạp hơn của người khác với một khoản phí nhất định.

Hoặc bạn có thể tự phát triển phông chữ của riêng mình. Giống như tất cả mọi thứ, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm của nó. Quyết định sử dụng loại nào phụ thuộc vào nhu cầu riêng hiện tại của thương hiệu và trong tương lai.

Phông chữ miễn phí

Ưu điểm: miễn phí và dễ sử dụng.

Nhược điểm: phổ biến và có thể bị giới hạn

Phông chữ miễn phí là lựa chọn thông dụng cho nhiều thương hiệu, đặc biệt là các startup. Chúng rất dễ tìm và dễ thử nghiệm. Chúng hầu như đều rất thân thiện với trang web (đặc biệt là Phông chữ của Google cung cấp), và đảm bảo tính nhất quán trên các nền tảng.

Tuy nhiên, miễn phí có cái giá của nó, bạn vẫn phải trả giá theo những cách khác. Trong tường hợp này, đó là phong cách có thể nhạt nhẽo, nhàm chán, không góp phần nhiều vào bản sắc thương hiệu.

Bởi vì, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nó miễn phí nên thương hiệu A cũng dùng, thương hiệu B cũng dùng …. bạn có thể nhìn thấy chúng ở khắp mọi nơi, nên việc dựa vào phông chữ để tạo ra bản sắc riêng trở nên khó khăn nếu sử dụng phông chữ miễn phí.

Nếu bạn vẫn muốn đi theo con đường nguồn tự do, thì sau đây là một vài nơi để tham khảo:

> Tải ngay 10 Font chữ đẹp việt hóa, miễn phí, tốt nhất

Phông chữ trả phí

Ưu điểm: Có rất nhiều loại và bạn có thể tìm thấy nhiều lựa chọn với giá cả hợp lý.

Nhược điểm: Những khoản phí cấp phép đó có thể tăng lên.

Nếu bạn muốn tự do sáng tạo hơn và linh hoạt hơn, thì Primary chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Bạn có nhiều sự lựa chọn cho nhiều phong cách hơn, có thể phù hợp hơn với nhận diện thương hiệu của bạn.

Một điều cần lưu ý khi chọn phương thức này là mặc dù các phông chữ nói chung thường không đắt, nhưng phí cấp phép có thể tăng thêm nếu:

  • Bạn đang làm việc với Freelancer hoặc cộng tác viên, những người sẽ cần cấp phép riêng.
  • Bạn cần nhiều phông chữ trong cùng một kiểu (ví dụ: chữ in đậm, chữ in nghiêng, v.v.).
  • Bạn đang làm việc trên các nền tảng khác nhau (ví dụ: bạn cần cấp phép cho máy tính để bàn, web, ứng dụng di động, sách điện tử e-pubs, v.v.).

Nếu bạn chọn kiểu trả phí cho nhanh và đẹp thì đây là một số trang bạn có thể thử:

Phông chữ tùy chỉnh

Ưu điểm: Hoàn toàn độc đáo, được thiết kế cho từng ứng dụng cụ thể.

Nhược điểm: Tốn kém và mất thời gian.

Nếu bạn thực sự muốn ghi dấu ấn, thì phông chữ tùy chỉnh là thứ nên chọn. Kiểu độc quyền cho phép bạn tạo ra một ngôn ngữ hình ảnh hoàn toàn độc đáo, được thiết kế cho thương hiệu cụ thể của bạn. Bạn có thể thiết kế chính xác theo nhu cầu của mình, nhưng phải trả một cái giá khá đắt cho cả thời gian lẫn tiền bạc.

Việc xây dựng một thư viện phông chữ đồ sộ từ con số không (bao gồm loại chính, phụ và có thể là kiểu thứ ba, cộng với các phông chữ khác nhau cho mỗi loại) yêu cầu khối lượng công việc rất lớn. Bản thân việc tìm kiếm nhà thiết kế phù hợp và khiến mọi người đồng ý thiết kế cuối cùng cũng là một dự án lớn.

Phông chữ được thiết kế riêng của Beamin

Phông chữ được thiết kế riêng của Beamin

Tuy nhiên, nhiều thương hiệu đã làm điều đó, coi đó là một khoản đầu tư xứng đáng cho cả sức mạnh thương hiệu và lợi nhuận.

Ví dụ: Microsoft đã tạo Segoe, NFL tạo NFL Endzone Slab và Netflix đã tạo Netflix Sans để tiết kiệm số tiền cấp phép phông chữ.

Nếu bạn thích phương án tùy chỉnh phông chữ, thì đây là một vài nơi bạn có thể thử:

Nếu bạn vẫn không biết chắc phải làm gì, thì việc bắt đầu tìm nguồn cảm hứng về phông chữ có thể dẫn bạn đi đúng hướng, ví dụ:

  • Typewolf: Nguồn cảm hứng về phông chữ thịnh hành.
  • Typogui: Một tài nguyên tiện lợi cho mọi thứ về phông chữ.
  • Typographica.org: Đánh giá về các kiểu chữ và sách in.
  • Brand New: Đánh giá về các thương hiệu mới và được cập nhật thường bao gồm bình luận về cách sử dụng chữ in trong ngữ cảnh của thương hiệu.

Bước 2: Thu hẹp lựa chọn

Thật dễ dàng để hào hứng và bắt đầu đánh dấu trang hàng triệu kiểu chữ, nhưng đừng bị choáng ngợp. Hãy nhắm chừng 5-10 kiểu chữ để bắt đầu. Khi tìm kiếm, hãy tự hỏi những câu hỏi này để tìm hiểu xem liệu kiểu chữ có phải là một đối thủ nặng ký hay không.

Nó có đặc biệt không? Bạn muốn thứ gì đó khiến bạn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Nó có linh hoạt không? Phông chữ sẽ được sử dụng cho tất cả các loại ứng dụng. Hiệu quả trong in ấn và trên web có bằng nhau không?

Nó có bao hàm toàn diện không? Thương hiệu của bạn sẽ tiếp tục phát triển. Bạn có thể thử nghiệm với các nội dung hoặc nền tảng khác nhau và bạn cần phông chữ có thể phát triển cùng với bạn.

Kiểu chữ có tất cả các ký tự bạn cần không?

Nó có sẵn nhiều kích cỡ và độ dày mỏng không?

Nó có phần bổ sung không?

Bạn cần kiểu chữ hoạt động tốt cùng với các yếu tố khác của bản sắc thương hiệu.

Ví dụ: nếu bạn có logo trơn và tròn, thì có thể sẽ không hợp với kiểu chữ kim loại hình răng cưa. Hãy nhớ bạn cũng sẽ chọn một số kiểu chữ, vì vậy hãy đảm bảo những kiểu chữ đó cũng bổ trợ tốt cho nhau.

Nó có dễ đọc không?

Hãy nhìn kỹ tất cả các chi tiết của kiểu chữ.

Bạn có hài lòng với các mẫu chữ cái (viết hoa và viết thường) không? Nó có dễ đọc ở kích thước nhỏ không?

Các ký tự có đủ đặc biệt không?

Có ký tự nào bị kỳ lạ khi kết hợp với nhau không (ví dụ: “f” và “i”)?

Mẹo: Để xem liệu có đủ sự khác biệt giữa các ký tự hay không, hãy sử dụng bài kiểm tra thông minh này từ nghệ sĩ Jessica Hische:

Bài test “Il1”

Hãy gõ một chữ I hoa, 1 chữ l thường và 1 con số 1 cạnh nhau. Nếu bạn không thể phân biệt được sự khác biệt giữa các ký tự này, có thể bạn đã gặp vài vấn đề khi sắp chữ. – Jessica Hische

Mẹo kiểm tra phông chữ bằng ký tự Lli

Bước 3: Ghép nối và tìm các cách giải quyết vấn đề

Để thiết kế một hệ thống chữ viết mạnh mẽ, bạn cần các phông chữ hợp với nhau, trong các ứng dụng khác nhau, chẳng hạn như trang web, nội dung sản phẩm, bao bì, v.v. Mục tiêu ở đây là thu hẹp xuống còn 2-3 kiểu chữ có triển vọng thành công.

Khi bạn tìm các cách giải quyết vấn đề, việc tạo mẫu cho tất cả các kiểu trường hợp sử dụng sẽ rất hữu ích, bao gồm cả bản in và trang web, để giúp bạn xem chúng có hiệu quả hay không.

Dưới đây là một số công cụ hữu ích để tìm các cặp phông chữ phù hợp:

Bước 4: Thiết kế hệ thống phân cấp

Sau khi chọn được 2-3 phông chữ, đã đến lúc tạo một hệ thống thiết kế kết hợp chúng lại với nhau một cách hợp lý, trực quan để người tạo nội dung dễ dàng phỏng theo. Điều này cực kỳ quan trọng.

Một số thương hiệu quá lỏng lẻo, với cách xử lý chữ hoàn toàn không nhất quán. Ngược lại, một số thương hiệu lại có hệ thống quá phức tạp đến nỗi ngay cả nhà thiết kế dày dạn kinh nghiệm cũng có thể gặp khó khăn trong việc áp dụng nó một cách chính xác. Hãy hướng đến sự cân bằng.

Với 2-3 lựa chọn của mình, bạn cần phân biệt:

  • Primary type: Đây phải là kiểu chữ mặc định, phản ánh bản sắc thương hiệu tổng thể.
  • Secondary type: Chữ phụ nên bổ sung cho chữ chính và hỗ trợ hệ thống thiết kế phông chữ.
  • Bạn có thể tìm cách giải quyết vấn đề bằng sự đối lập trong chữ chính/ chữ phụ (ví dụ: kết hợp serif với sans serif).
  • Tertiary type: Loại này có thể được sử dụng cho dấu trọng âm.

Hãy ghi nhớ: Mỗi phong cách phục vụ một mục đích cụ thể và đóng một vai trò cụ thể trong hệ thống thiết kế. Hãy chỉ định “vai trò” cho mỗi phông chữ, khi muốn thể hiện:

  • Tiêu đề
  • Tiêu đề phụ
  • Thân bài
  • Chú thích
  • Trích dẫn
  • Bao bì sản phẩm

Mẹo: Hãy tạo bản Brand Style Guideline bao gồm các ví dụ rõ ràng và phù hợp về các trường hợp sử dụng, bao gồm cả việc minh họa tốt và không tốt.

Bản sắc thương hiệu không chỉ dừng lại ở phông chữ

Brand Typography có đóng góp rất lớn để tạo nên bản sắc thương hiệu. Nhưng xây dựng thương hiệu là một dự án lớn không chỉ dừng lại ở phông chữ.

Cho dù bạn đang bắt đầu lại từ con số không, làm mới thương hiệu hay tự mày mò với những gì bạn có, thì luôn có những cách để làm tốt hơn. Và nếu bị hạn chế về thời gian hoặc ý tưởng hãy cân nhắc nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia nhé.

Liên hệ ngay với Sao Kim Branding để thiết kế thương hiệu toàn diện, từ logo, màu sắc, phông chữ tới các ứng dụng nhận diện. Nhanh chóng khởi tạo thương hiệu theo cách chuyên nghiệp nhất.

Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:

Blog Sao KimCẩm Nang Sao Kim 

Facebook: Sao Kim Branding

Case study BehanceSao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #BrandTypography

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Regen - Tái tạo thương hiệu
Cẩm nang thương hiệu

ReGen là gì? 4 Lý do doanh nghiệp cần ReGen

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá Regen là gì, các mức độ tái tạo phù hợp với điều kiện doanh nghiệp, và những lợi ích mà nó mang lại.

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số: