EnglishVietnamese
Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

Quy trình xây dựng thương hiệu địa phương bài bản

847 lượt xem

Xây dựng thương hiệu địa phương hiện đang là mối quan tâm của nhiều bộ ban ngành. Qua Phần I chúng ta đã có cái nhìn khách quan về xây dựng thương hiệu địa phương. Tương tự như xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, địa phương cũng cần có thương hiệu riêng nhằm thu hút đầu tư, du lịch cũng như có cho mình hình ảnh khác biệt.

Vậy xây dựng thương hiệu địa phương cần những gì? Quy trình như thế nào?

Đến với Phần II của bài viết, Sao Kim xin được chia sẻ quy trình xây dựng thương hiệu địa phương một cách chi tiết nhất được đúc kết từ kinh nghiệm hơn 12 năm trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu của chúng tôi.

Xây dựng thương hiệu địa phương (phần 2)

I. Quy trình xây dựng thương hiệu địa phương

Quy trình xây dựng thương hiệu địa phương cần được triển khai chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả tối đa cho dự án. Sao Kim sẽ chia sẻ với bạn quy trình chi tiết nhất để xây dựng chiến lược thương hiệu cho địa phương.

Quy trình xây dựng thương hiệu địa phương

Quy trình xây dựng thương hiệu địa phương

1. Xác lập mục tiêu dự án

1.1. Xác định tầm nhìn 

Khi xây dựng thương hiệu địa phương chúng ta cần có một cái nhìn tổng thể, xác định mục tiêu ưu tiên muốn nhắm đến là du lịch, đầu tư hay xuất nhập khẩu. Trên thực tế, ở nhiều nơi các cơ quan ban ngành khác nhau muốn xây dựng các thương hiệu khác nhau.

Xây dựng thương hiệu địa danh bắt đầu bằng việc phát triển tầm nhìn chung sau đó chuyển thành sứ mệnh và các mục tiêu cụ thể

Phương pháp xác định tầm nhìn

Phương pháp xác định tầm nhìn

Phương pháp xác định tầm nhìn 

  • Phỏng vấn lãnh đạo chủ chốt của địa phương
  • Tập trung vào lợi thế (thiên nhiên, văn hoá, lịch sử, con người)
  • Năng lực cốt lõi

1.2. Xác định sứ mệnh 

Tuyên bố sứ mệnh tóm tắt tầm nhìn trong một mục đích quan trọng của dự án xây dựng thương hiệu. Bao gồm:

  • Lợi thế cạnh tranh và self-concept (di sản, năng lực, vị trí)
  • Trọng tâm thị trường (khách du lịch, nhà đầu tư, người di cư…)
  • Lợi ích của địa phương (phát triển, phục hồi, văn hoá xã hội…)
Phương pháp xác định sứ mệnh địa phương

Phương pháp xác định sứ mệnh địa phương

1.3. Xác định mục tiêu thương hiệu

Phương pháp thực hiện: 

  • Phỏng vấn BLĐ ban ngành trong tỉnh
  • Tổng hợp đánh giá các kết quả phân tích 
  • Đề xuất tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu

2. Nghiên cứu hiện trạng thương hiệu

2.1. Mục đích nghiên cứu 

  • Thấu hiểu và đo lường được hình ảnh thương hiệu và nhận thức của các đối tượng mục tiêu về địa phương 
  • Nhận biết “Hình ảnh lý tưởng” của thương hiệu địa danh liên quan đến các lĩnh vực: Văn hoá, truyền thống, phong tục, du lịch, kinh tế, đầu tư
  • Kết quả của nghiên cứu sẽ hỗ trợ xác định chiến lược & hình ảnh phù hợp nhất để xây dựng thương hiệu cho tỉnh

2.2. Thông tin nghiên cứu

  • Hình ảnh chung: Hình ảnh đã được tạo dựng trên các trang mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng…
  • Hình ảnh du lịch: Tài nguyên du lịch, tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn, đánh giá chất lượng các dịch vụ du lịch, các quy chuẩn…
  • Hình ảnh nông lâm ngư: Hình ảnh văn hoá, di tích, ẩm thực, hoạt động thể thao, di sản văn hoá, lịch sử, các hoạt động lễ hội, văn hóa đương đại (nghệ thuật, nhạc, thơ văn…)

Hang Sơn Đoòng

Tài nguyên hang Sơn Đoòng, Quảng Bình (Nguồn: du lịch Quảng Bình)

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Phỏng vấn nhóm – Focus Group Interview

Một nhóm 6 người tham gia một cuộc thảo luận dưới sự dẫn dắt của người điều hành có kinh nghiệm và kỹ thuật thăm dò tốt. Một cuộc thảo luận có thể giúp khám phá những thông tin có giá trị. Qua đây có thể hiểu được các thông tin cơ bản phục vụ cho nghiên cứu.

Phỏng vấn cá nhân – In-depth Interview

Phỏng vấn trực tiếp một đối một được điều hành bởi người có kinh nghiệm giúp tối đa hoá khả năng thăm dò thông tin. Thích hợp cho các chuyên gia có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực cần sự tập trung cao.

Phỏng vấn cá nhân trợ giúp máy tính – Computer-Assisted Personal Interview

Phỏng vấn một đối một, sử dụng phần mềm khảo sát và bảng câu hỏi. Thường có số lượng người lớn để đưa ra kết luận tổng quát, có ý nghĩa thống kê.

Phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu thương hiệu phổ biến nhất 

Phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu thương hiệu phổ biến nhất 

2.4. Cấu trúc phương án

  • Phương án 1: Nghiên cứu rộng và sâu bao gồm cả định tính và định lượng nhằm khai phá các thông tin, kiểm định xác nhận và tạo cơ sở chắc chắn cho các giả thiết
  • Phương án 2: Nghiên cứu định tính theo tiêu chí đơn giản, thực hiện dưới dạng phỏng vấn chuyên sâu để khám phá, khai thác các thông tin trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu.

3. Xây dựng chiến lược thương hiệu

3.1. Xây dựng điểm khác biệt thương hiệu

Xây dựng chiến lược thương hiệu địa phương cũng tương tự như xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, địa phương cần tìm cho mình điểm khác biệt:

  • Xác định điểm mạnh tiêu biểu của mình (về văn hoá, cảnh vật, lịch sử, ẩm thực…) và đảm bảo khả năng duy trì lâu dài của nó;
  • Đưa ra những điểm khác biệt tốt hơn mà đối thủ chưa tuyên bố ra thị trường,  hoặc đối thủ chưa có;
  • Khơi gợi những nhu cầu phù hợp và có ý nghĩa với khách hàng.

3.2. Xác định điểm khác biệt – Lợi ích thương hiệu

Có thể xác định POP (Points of Parity) POD (Points of Difference) nhằm xác định các điểm giống và khác giữa địa phương này với địa phương khác từ đó xây dựng tuyên ngôn khác biệt hoá.

Áp dụng mô hình POS, POD để xác định điểm khác biệt của thương hiệu địa phương

Áp dụng mô hình POS, POD để xác định điểm khác biệt của thương hiệu địa phương

3.3. Xây dựng định vị thương hiệu 

Định vị thương hiệu là xây dựng hình ảnh thương hiệu có tính khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, định hướng hành động cho địa phươngthu hút nhà đầu tư, khách du lịch. 

Từ việc định vị thương hiệu tạo ra những ấn tượng độc đáo trong tâm trí khách hàng, qua đó gắn kết những giá trị cụ thể mà thương hiệu địa phương tạo ra.

3.4. Xây dựng hình mẫu và tính cách thương hiệu 

Tương tự như các thương hiệu khác, thương hiệu địa phương cũng cần xây dựng cho mình hình mẫu và tính cách riêng để thể hiện phong cách và thái độ của địa phương đó, từ đó xây dựng mối liên hệ cảm xúc giữa thương hiệu địa phương và khách hàng, khách du lịch…

Hình mẫu thương hiệutính cách thương hiệu là chuẩn giá trị và được thể hiện qua bộ nhận diện thương hiệu, chiến dịch truyền thông của địa phương đó.

3.5. Xây dựng nền tảng thương hiệu

Nền tảng thương hiệu (Brand Platform) bao trùm toàn bộ khái niệm quản trị thương hiệu một cách hiệu quả. Nó cho biết bối cảnh cạnh tranh, thị trường mục tiêu và tất cả các yếu tố giúp địa phương quản trị hình ảnh thương hiệu.

Nền tảng thương hiệu bao gồm:

  • Bản chất thương hiệu (Brand Essence): Điều cốt lõi mà thương hiệu đại diện.
  • Brand DNA: Bộ mô tả về thương hiệu bao gồm định vị thương hiệu, tính cách thương hiệu và các thuộc tính thương hiệu khác.

Chiến dịch “Another reason, I Love New York”

Một ví dụ điển hình là nền tảng thương hiệu “I love New York”. Đây được xem như chiến dịch xây dựng thương hiệu bằng tình cảm thành công nhất khi biểu tượng trái tim đỏ trở nên phổ biến khắp mọi nơi. 

Năm 1970, khẩu hiệu “I Love NY” ra đời và từ đó đến nay slogan này vẫn được sử dụng thường xuyên trong các chương trình, chiến dịch quảng cáo khác. Chỉ bằng “I love NY”, thành phố này đã đem lại niềm tự hào cho tất cả mọi người, không chỉ là cư dân bản địa, mà với cả khách du lịch đã từng đặt chân tới và biết đến nơi này.

Biểu tượng I Love New York

Chiến dịch xác định điểm khác biệt hoá của Bang New York bao gồm âm nhạc, ẩm thực, địa danh, toà nhà và kêu gọi du khách hãy khám phá mọi ngóc ngách của New York. Qua đây khẳng định rằng New York không phải chỉ có NYC (New York City) mà còn nhiều thứ để bạn khám phá. 

Mô hình Brand Pyramid của thương hiệu “I Love NY”

Chiến dịch xây dựng thương hiệu “I Love NY” đã đạt được thành công vang dội và logo vẫn được sử dụng đến ngày này sau hơn 50 năm xuất hiện trước công chúng và trở thành một biểu tượng của Bang New York.

4. Thiết kế thương hiệu

Thiết kế thương hiệu được xem như bước hiện thực hóa chiến lược xây dựng thương hiệu. Từ việc có cho mình nền tảng thương hiệu, bước tiếp theo của quy trình là thiết kế thương hiệu mang những nét đặc trưng chỉ có ở địa phương, đại diện cho tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của địa phương đó. 

Ấn phẩm du lịch Cà Mau được thiết kế bởi Sao Kim Branding

Ấn phẩm du lịch Cà Mau được thiết kế bởi Sao Kim Branding 

4.1. Logo & Mascot

Logo của một số thành phố trên thế giới

Logo của một số thành phố trên thế giới

Nhiều địa danh trên thế giới thiết kế cho mình một logo hoặc linh vật biểu tượng cho thành phố hoặc đất nước của mình. Thông qua những hình ảnh biểu tượng này, du khách, người di cư hoặc nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận biết về địa danh đó. 

Logo ngành du lịch Lạng Sơn thiết kế bởi Sao Kim

Logo ngành du lịch Lạng Sơn thiết kế bởi Sao Kim

Các địa danh ở Việt Nam đang ngày một quan tâm đến xây dựng thương hiệu, bước đầu tiên khi thiết kế thương hiệu là có cho mình logo ấn tượng mang đậm dấu ấn địa phương. 

Ngành du lịch Lạng Sơn mong muốn logo mang hình ảnh của những biểu tượng như hoa đào, núi Mẫu Sơn – những điểm đặc trưng khi nhắc đến địa danh này. 

Dựa trên mong muốn đó, đội ngũ thiết kế của Sao Kim đã cho ra mắt Logo mang hình ảnh mô phỏng lại hai yêu cầu trên và kèm theo đó là Mascot “Bé Đào” trẻ trung, tươi vui lấy cảm hứng từ quả đào, đặc sản của vùng đất này. 

​​

Mascot ngành du lịch Lạng Sơn thiết kế bởi Sao Kim

Mascot ngành du lịch Lạng Sơn thiết kế bởi Sao Kim

4.2 Nhận diện ứng dụng văn bản

  • Danh thiếp
  • Giấy tiêu đề thư A4, A5
  • Giấy tiêu đề thư dạng ngang
  • Phong bì thư A4, A5
  • Kẹp tài liệu
  • Thẻ tên
  • Powerpoint trình chiếu
  • Thông cáo báo chí
  • Kẹp tài liệu truyền thông
  • Brochure
  • Tờ rơi
  • Thư mời
  • Posdcard

4.3 Quảng cáo báo chí & Outdoor

Quảng cáo thương hiệu

  • Mẫu quảng cáo báo
  • Mẫu quảng cáo tạp chí
  • Mẫu quảng cáo online

Quảng cáo thương hiệu địa phương trên báo chí (I Love New York)

Quảng cáo thương hiệu địa phương trên báo chí (I Love New York)

Quảng cáo ngoài trời

  • Quảng cáo biển tấm lớn
  • Quảng cáo trên Pano/Apphich
  • Quảng cáo trong điện tử (thang máy, bảng điện tử ngoài trời…)
  • Quảng cáo trên xe bus
  • Quảng cáo trên phương tiện vận tải công cộng

Quảng cáo thương hiệu địa phương ngoài trời (thành phố Porto, Bồ Đào Nha) 

Quảng cáo thương hiệu địa phương ngoài trời (thành phố Porto, Bồ Đào Nha) 

4.4. Nhận diện sự kiện

  • Banner sự kiện
  • Standee sự kiện
  • Backdrop sự kiện
  • Header / banner sân khấu
  • Thiệp mời sự kiện
  • Phong bì thiệp mời

Ví dụ Thiết kế triển lãm trong guidelines của Buenos Aires

Ví dụ Thiết kế triển lãm trong guidelines của Buenos Aires

4.5. Nhận diện thương hiệu số

  • Keyvisual
  • Facebook page
  • Instagram page
  • Youtube page
  • Branding website
  • Banner ads

Quảng bá du lịch của thành phố Manado, Indonesia trên nền tảng số Instagram

Quảng bá du lịch của thành phố Manado, Indonesia trên Instagram

5. Checklist ứng dụng nhận diện thương hiệu địa phương

Từ bộ nhận diện thương hiệu chung của địa phương, từng lĩnh vực hoạt động lại có những ứng dụng khác nhau nhằm giữ nguyên bản sắc thương hiệu mà vẫn đảm bảo tính phổ biến của từng lĩnh vực.

Đề xuất ứng dụng nhận diện lĩnh vực du lịch:

  • Brochure quảng bá du lịch
  • Key Visual (hình ảnh chủ đạo) quảng bá du lịch
  • Nhận diện thương hiệu du lịch qua biển bảng
  • Biển tấm lớn
  • Biển tên địa danh, di tích
  • Biển quảng bá di tích tiêu biểu
  • Biển hiệu chỉ dẫn
  • Nhận diện thương hiệu du lịch qua phương tiện giao thông: xe bus, taxi, xe vận tải hành khách.
  • Nhận diện thương hiệu du lịch qua quà tặng: áo thun, mũ, mũ bảo hiểm, cốc, móc chìa khóa, áo mưa, túi vải, ô dù…

Biển quảng cáo ngành du lịch Lạng Sơn thiết kế bởi Sao Kim

Biển quảng cáo ngành du lịch Lạng Sơn thiết kế bởi Sao Kim

Ứng dụng nhận diện lĩnh vực Đầu tư thương mại 

  • Brochure giới thiệu tiềm năng đầu tư của tỉnh bằng song ngữ
  • Key Visual (hình ảnh chủ đạo) quảng bá tiềm năng đầu tư, thương mại
  • Nhận diện thương hiệu cho hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại: Backdrop, Banner, Thư mời…
  • Bộ quà tặng cho xúc tiến thương mại, đầu tư: áo thun, sổ tay, bút, túi giấy, USB…

Ấn phẩm thương mại, đầu tư Cà Mau thiết kế bởi Sao Kim

Ấn phẩm thương mại, đầu tư Cà Mau thiết kế bởi Sao Kim

Đề xuất ứng dụng nhận diện lĩnh vực Nông lâm ngư nghiệp 

  • Sổ tay quảng bá thương hiệu nông lâm thuỷ sản
  • Key visual (Hình ảnh chủ đạo) quảng bá nông lâm ngư nghiệp
  • Nhận diện thương hiệu điểm bán sản phẩm mang thương hiệu địa phương
  • Bộ mẫu bao bì nhãn mác cho sản phẩm địa phương
  • Bộ quảng bá đặc sản địa phương

Đề xuất ứng dụng nhận diện lĩnh vực Văn hóa, nghệ thuật

  • Brochure quảng bá lĩnh vực văn hoá truyền thống
  • Key visual (hình ảnh chủ đạo) quảng bá văn hoá, nghệ thuật địa phương
  • Hình ảnh quảng bá công trình kiến trúc
  • Hình ảnh quảng bá ẩm thực
  • Hình ảnh quảng bá di tích lịch sử
  • Hình ảnh quảng bá nghệ thuật truyền thống

Hình ảnh quảng bá Festival nghề truyền thống Huế 2021

Hình ảnh quảng bá Festival nghề truyền thống Huế 2021

> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thiết kế nhận diện thương hiệu của Sao Kim

6. Checklist truyền thông thương hiệu cho thương hiệu địa phương

6.1. Xây dựng chiến lược truyền thông

  • Nghiên cứu hiện trạng truyền thông
  • Đối tượng truyền thông
  • Concept truyền thông
  • Thông điệp truyền thông
  • Kênh truyền thông
  • Nội dung truyền thông
  • Quản trị chiến dịch truyền thông
  • Báo cáo đánh giá hiệu quả

6.2. Kênh truyền thông báo chí

Kết hợp với các đơn vị báo chí nhằm hiện thực hiện các chương trình PR, ra mắt đạt hiệu quả cao nhất.

Sao Kim hợp tác với hầu hết các đơn vị báo chí từ có khả năng hỗ trợ các chương trình truyền thông cho thương hiệu.

6.3. Kênh truyền thông online

  • Đánh giá hiện trạng web
  • Nghiên cứu từ khoá
  • Tái điều chỉnh/thiết kế website
  • Tối ưu onpage
  • Sản xuất nội dung

6.4. Kênh truyền thông Outdoor

  • Biển tấm lớn
  • Quảng cáo sân bay
  • LCD/Frame poster thang máy
  • Taxi, xe bus
  • Banner, phướn
  • Siêu thị, rạp chiếu phim, TTTM

6.5 Hoạt động kích hoạt thương hiệu và sự kiện

II. Case study xây dựng thương hiệu địa phương

Lạng Sơn

Case Study xây dựng thương hiệu địa phương Tỉnh Lạng Sơn (Tư vấn bởi Sao Kim)

Case Study xây dựng thương hiệu địa phương Tỉnh Lạng Sơn (Tư vấn bởi Sao Kim)

Với mục tiêu tái tạo hình ảnh trẻ trung, dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng trẻ của Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Lạng Sơn, Sao Kim đã đưa ra gói giải pháp CIP (Corporate Identity Package) giúp sáng tạo hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán và quảng bá hình ảnh thương hiệu ở mọi điểm tiếp xúc.

Hệ thống nhận diện thương hiệu Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Lạng Sơn

Hệ thống nhận diện thương hiệu Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Lạng Sơn

Hệ thống nhận diện thương hiệu du lịch Lạng Sơn (2)
Mascot thương hiệu du lịch Lạng Sơn

Mascot thương hiệu du lịch Lạng Sơn (Thiết kế bởi Sao Kim)

> Nếu bạn là doanh nghiệp mong muốn xây dựng nền tảng thương hiệu mạnh, hãy tham khảo ngay Giải pháp thiết kế thương hiệu toàn diện (CIP) của Sao Kim.

Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô

Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô nằm ở tâm điểm của hai trung tâm kinh tế, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam là Đà Nẵng và Huế. Với mong muốn thu hút nhà đầu tư, Ban quản lý mong muốn xây dựng hồ sơ thương hiệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin và là cầu nối giữa nhà đầu tư, tổ chức và các cá nhân.

Hồ sơ năng lực Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Hồ sơ năng lực Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (Thiết kế bởi Sao Kim)

Hồ sơ năng lực Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (2)
Hồ sơ năng lực Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (3)

Hồ sơ thương hiệu khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô thiết kế bởi Sao Kim

Sao Kim hân hạnh trở thành đơn vị thực hiện biên soạn, biên tập nội dung, chụp hình, thiết kế hình ảnh và in ấn profile cho hồ sơ thương hiệu của khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. 

Chè Thái Nguyên

Sao Kim tư vấn xây dựng thương hiệu địa phương Chè Thái Nguyên

Sao Kim tư vấn xây dựng thương hiệu địa phương Chè Thái Nguyên

Chè Thái Nguyên là thương hiệu chè truyền thống đã có mặt trên thị trường từ nhiều năm. Tuy nhiên đứng trước sức cạnh tranh của các thương hiệu chè cao cấp xuất hiện đầy rẫy, Chè Thái Nguyên quyết định tin tưởng Sao Kim thiết kế bộ nhận diện thương hiệu mới.

 Logo Thương hiệu chè Thái Nguyên

Logo Thương hiệu chè Thái Nguyên (Thiết kế bởi Sao Kim)

Sao Kim đã tư vấn thay đổi hình ảnh thương hiệu cho Chè Thái Nguyên, đồng bộ cho tất cả các dòng sản phẩm, thiết kế logo, bao bì nhãn mác cho thương hiệu. Hình ảnh mới mang lại sự năng động, hiện đại và bắt mắt hơn để bắt kịp xu hướng thị trường.

Đăng ký để nhận những nội dung hay nhất, mới nhất về xây dựng thương hiệu và phát triển doanh nghiệp từ Sao Kim Branding

III. Tổng kết về Xây dựng thương hiệu địa phương

Như vậy, qua bài này, Sao Kim đã giúp bạn đã hiểu thêm về quy trình xây dựng xây dựng thương hiệu địa phương.

Xây dựng thương hiệu địa phương không chỉ đơn giản là một “bộ thiết kế” hay “chiến dịch quảng bá”. Theo như chuyên gia xây dựng chiến lược Günter Soydanbay, ông cho rằng việc xây dựng thương hiệu địa phương là cả một cuộc hành trình – “journey” hay sự biến đổi “transformation”.

Là một công ty chuyên sâu về thương hiệu, Sao Kim hiểu  được quan điểm trên rõ hơn ai hết. Trên đây là tổng hợp những kiến thức Sao Kim đã đúc kết được sau hơn 12 năm thực chiến trong ngành. Chúng tôi hy vọng bài viết kiến thức thương hiệu này sẽ giúp bạn xác định chiến lược thương hiệu phù hợp với địa phương của mình.

Sao Kim sẵn sàng giúp đỡ bạn nếu như bạn cần tư vấn từ chuyên gia thương hiệu. Hãy gọi cho chúng tôi qua hotline 0964.699.499 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại: 

Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim 

Facebook: Sao Kim Branding

Case study Behance: Sao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #XayDungThuongHieu #ThuongHieu #ChienLuocThuongHieu  #ThuongHieuDiaPhuong

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Marketing mùi hương - Mảnh đất màu mỡ còn đang bỏ ngỏ
Cẩm nang thương hiệu

Marketing Mùi Hương – Mảnh đất màu mỡ còn đang “bỏ ngỏ”

Tuy không phải là một khái niệm mới hiện nay nhưng Marketing Mùi Hương đang chưa được nhìn nhận và khai phá hết tiềm năng vốn có. Hy vọng những thông tin mà Sao Kim cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm lợi ích và biết cách vận dụng hình thức marketing độc đáo này nhé. 

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499