Tìm hiểu ngay quy trình 7 bước đơn giản để ra mắt thương hiệu (Brand Launch) thành công, tạo ấn tượng trong mắt công chúng mục tiêu.
Một sự kiện ra mắt thương hiệu thành công luôn phải trải qua nhiều công đoạn. Từ khâu lập kế hoạch, gửi thông báo qua email cho đến truyền thông trên các kênh. Nội dung phải được cập nhật thường xuyên và biên tập sao cho phù hợp với nhiều nhóm đối tượng mục tiêu theo dòng thời gian nhất định.
Quá trình ra mắt thương hiệu sẽ đạt được thành công mà không gặp bất kỳ trở lại nào nếu mọi công đoạn được chuẩn bị đầy đủ và tỉ mỉ nhất.
Trong bài viết dưới đây, hãy Sao Kim tìm hiểu 7 bước để ra mắt thương hiệu thành công. Trước tiên, bạn cần hiểu về…
1. Tầm quan trọng của chiến dịch ra mắt thương hiệu
Ra mắt thương hiệu là cả một sự nỗ lực phức tạp nhưng thành quả nhận được lại vô cùng xứng đáng. Quan trọng nhất là doanh nghiệp phải lập kế hoạch sớm trong quá trình làm mới thương hiệu và chú ý đến các chi tiết như:
- Xác định đối tượng mục tiêu
- Phương án truyền thông
- Kiểm soát thời gian và giám sát chặt chẽ
Bởi vì, có muôn vàn thách thức và rủi ro có thể xảy ra trong quá trình ra mắt thương hiệu. Thương hiệu càng lớn thì rủi ro càng lớn. Và đặc biệt khi doanh nghiệp đổi tên thương hiệu, logo, bộ nhận diện thì càng có nhiều nguy cơ đe dọa hơn.
Chính vì vậy, để hạn chế tối đa những rủi ro này, doanh nghiệp phải có quy trình xây dựng chiến lược, danh sách kiểm tra và các thủ tục QA. Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đưa ra từng bước chiến lược ra mắt thương hiệu giúp bạn tiết kiệm được công sức và chi phí hiệu quả.
2. Quy trình ra mắt thương hiệu mới
Ra mắt thương hiệu vừa là thách thức, vừa là cơ hội để doanh nghiệp bạn bứt phá, chính vì vậy hãy thực hiện theo quy trình rõ ràng, đảm bảo kế hoạch đạt mục tiêu và giảm thiểu rủi ro.
Bước 1: Lập kế hoạch ra mắt thương hiệu
Có một lời khuyên dành cho các doanh nghiệp đó là: “Không lập kế hoạch là lập kế hoạch cho thất bại”. Đây chính là lý do vì sao mà các doanh nghiệp cần kiên nhẫn xây dựng kế hoạch ra mắt thương hiệu chi tiết để giảm thiểu tối đa rủi ro và sai phạm.
Theo đó, có rất nhiều vấn đề thay đổi cần được tính đến cho sự kiện ra mắt thương hiệu. Và quan trọng nhất là bạn cần có thời gian để xử lý kỹ càng.
Việc lập kế hoạch ra mắt thương hiệu nên bắt đầu trong giai đoạn sớm nhất của quá trình ra mắt thương hiệu. Cần có sự hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia thương hiệu của bạn hoặc bất kỳ đối tác bên ngoài nào khác.
Điều này sẽ đảm bảo mọi thứ đều sẵn sàng cho một quy trình hoàn hảo dẫn đến một sự kiện ra mắt thương hiệu thành công.
Bên cạnh việc lập kế hoạch sớm, bạn cũng cần nêu ra được mục đích của sự kiện ra mắt thương hiệu.
Thông thường, sự kiện ra mắt sẽ đóng vai trò như là một phần của câu chuyện giải thích cho sự ra đời của thương hiệu. Chúng có thể là do tác động của ngành hoặc toàn xã hội. Một chương mới của thương hiệu mở ra có ý nghĩa như thế nào đối với khách hàng.
Vào năm 2018, khi Vingroup cho ra mắt thương hiệu Vinfast gắn với một câu chuyện sâu sắc hơn về tham vọng xây dựng thương hiệu xe ô tô thương hiệu Việt có thể cạnh tranh trên toàn thế giới. Điều này đã giảm thiểu tối đa những phản ứng tiêu cực, đồng thời thu hút lượng lớn khách hàng tương tác, kết quả là Vinfast có hơn 7.000 đơn đặt hàng cho dù trước đó họ chưa từng có kinh nghiệm ở mảng này.
Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu
Sự kiện ra mắt thương hiệu thành công cần có sự ảnh hưởng nhất định trên thị trường. Vì vậy, hãy suy nghĩ cẩn thận về từng nhóm liên quan mà việc ra mắt thương hiệu sẽ ảnh hưởng tới.
Ngoài khách hàng, sẽ có những nhóm đối tượng cần lưu ý như: nhân viên, nhà đầu tư, đối tác chiến lược, phương tiện truyền thông,… Điều quan trọng là phải nắm được giá trị tương đối của từng đối tượng để thiết lập chiến lược phù hợp.
Ví dụ: Nhóm khách hàng tiềm năng, nhà đầu tư và đối tác chiến lược là nhóm cần được cá nhân hóa và giới thiệu sâu hơn về thương hiệu mới trước thềm sự kiện ra mắt. Nhóm đối tượng này có thể được xem là những “đồng minh” và đại sứ của thương hiệu giúp lan tỏa những thông điệp tích cực và có sức ảnh hưởng về sự hiện thân mới của thương hiệu.
Việc quyết định thứ tự các đối tượng biết về việc ra mắt và các kênh tương ứng cần được doanh nghiệp ghi chép chi tiết trong một bảng tính.
Đọc thêm:
Bước 3: Xây dựng kế hoạch truyền thông
Truyền thông là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của buổi ra mắt thương hiệu. Truyền thông giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng nhận thức thương hiệu, dẫn dắt cách khách hàng nhìn nhận và cảm nhận.
Trong chiến dịch truyền thông ra mắt thương hiệu mới, việc truyền tải một câu chuyện rõ ràng đằng sau sự thay đổi của thương hiệu là điều vô cùng cần thiết. Khi khách hàng hiểu được tính logic của sự thay đổi, họ sẽ cảm thấy hào hứng với sản phẩm dưới thương hiệu mới được bày bán trong cửa hàng.
- Đối với nội bộ, một chiến lược truyền thông tốt phải bao gồm kế hoạch được lên lịch rõ ràng và được viết cẩn thận bao quanh mỗi cột mốc.
- Đối với bên ngoài, chúng bao gồm một loại các email giới thiệu thương hiệu mới giúp các khách hàng quan trọng nắm được sự kiện sắp diễn ra.
Các email đúng thời điểm và có nội dung tốt sẽ giúp khách hàng biết được những thay đổi của thương hiệu sắp tới và tạo ra sự viral cho thương hiệu mới.
Sử dụng các dữ liệu từ bước 2 và phát triển một kế hoạch truyền thông ra mắt thương hiệu theo từng đối tượng. Xác định những gì họ muốn nghe và khi nào, bao gồm cả những thông điệp mang tính trấn an và lời kêu gọi hành động.
Kế hoạch truyền thông có thể sẽ bao gồm nhiều giai đoạn với nhiều thông điệp khác nhau thông qua nhiều kênh.
Cần triển khai truyền thông ra mắt thương hiệu mới theo từng giai đoạn
Landing page (Trang đích) sẽ giải thích cho quá trình chuyển đổi và lý do giải thích cho việc thay đổi thương hiệu của bạn. Chúng đóng vai trò là trung tâm thống nhất cho chiến dịch truyền thông ra mắt thương hiệu đa diện.
Tham khảo mẫu kế hoạch Marketing ra mắt sản phẩm mới để xây dựng kế hoạch truyền thông, quảng bá ra mắt thương hiệu mới
Đọc thêm:
- Kế hoạch Marketing ra mắt sản phẩm mới
- Kế hoạch truyền thông thương hiệu
- Kế hoạch IMC (tích hợp marketing và truyền thông)
Bước 4: Chuyển đổi thương hiệu
Chuyển đổi thương hiệu là quá trình cập nhật tài sản thương hiệu, thiết kế lại bộ nhận diện, thay đổi logo và các kênh truyền thông với nhận diện trực quan và nội dung hoàn toàn mới, phù hợp với định hướng mới.
Hãy lập danh sách những nơi công chúng mục tiêu xuất hiện (đối chiếu với nơi thương hiệu đã xuất hiện) bao gồm cả bên trong và bên ngoài để tái tổ chức.
Cập nhật các công cụ hỗ trợ marketing, biển chỉ dẫn, danh thiếp, hệ thống ấn phẩm bán hàng, chữ ký email và các quảng cáo khác (Với những doanh nghiệp lớn thì đây sẽ là một danh sách dài).
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các điểm tiếp xúc này phải được hoàn thiện trước khi bạn công bố thương hiệu ra công chúng. Mỗi điểm tiếp xúc lại yêu cầu một thời gian hoàn thành khác nhau. Vì vậy, bạn cần tìm ra cái nào chiếm nhiều thời gian nhất để sắp xếp sự ưu tiên.
Bên cạnh đó, kế hoạch chuyển đổi thương hiệu cũng cần bao gồm việc loại bỏ những điểm không còn phù hợp trong tất cả các điểm tiếp xúc và định hướng phát triển trong tương lai. Điều này vô cùng quan trọng đối với các thương hiệu thực hiện tái định vị.
Kế hoạch chuyển đổi thương hiệu hoàn hảo sẽ được triển khai vào một ngày ra mắt thương hiệu cố định mà trước đó không có bất cứ thương hiệu mới và cũ nào được công bố rộng rãi.
Rõ ràng, kịch bản ra mắt thương hiệu này không phải lúc nào cũng có tính thực tế nhưng nếu việc ra mắt thương hiệu phụ thuộc phải ngân sách hoặc những điều kiện hạn chế khác thì việc xác định mục đích và chiến lược rõ ràng là vô cùng quan trọng. Vậy nên những nội dung có khả năng hiển thị nhiều nhất cần được cập nhật đầu tiên.
Đọc thêm:
- Bài học kinh nghiệm, quy trình thay đổi logo
- Quy trình thiết kế nhận diện thương hiệu
- Ví dụ tái định vị thương hiệu
Bước 5: Ra mắt thương hiệu nội bộ
Một sự kiện ra mắt thương hiệu thành công luôn được bắt đầu từ trong doanh nghiệp trước khi công bố ra bên ngoài.
Theo đó, tất cả các cơ quan nội bộ, lãnh đạo cấp cao, thành viên hội đồng quản trị cho tới nhân viên phải hiểu kỹ về thương hiệu hiệu mới. Họ sẽ là những đại sứ truyền tải những thông điệp của thương hiệu một cách chân thực và hấp dẫn nhất.
Đồng thời, ra mắt thương hiệu trong nội bộ trước cũng là cơ hội quý giá để đội ngũ CEO thúc giục mọi người làm việc chăm chỉ hơn thông qua việc phác thảo những sản phẩm trong tương lai.
Cùng với đó, việc giới thiệu cho nhân viên thông điệp cốt lõi mới như: mục đích, sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị thương hiệu sẽ là cách tốt nhất để nêu rõ hướng đi và nguyên tắc của thương hiệu mới.
Bênh cạnh đó, hãy cung cấp thêm tài liệu cho các đối tác liên quan. Chúng được xem như một bản hướng dẫn rõ ràng về cách mà thương hiệu của bạn nên được thực hiện trong mọi hoàn cảnh.
Đọc thêm:
- Cách viết tầm nhìn và sứ mệnh
- Cách viết tuyên ngôn định vị thương hiệu
- Cách thiết kế trải nghiệm thương hiệu
- Cách xây dựng lòng trung thành với thương hiệu
Bước 6: Ra mắt thương hiệu trước công chúng
Hãy đảm bảo rằng khi tất cả các tài sản và kênh của thương hiệu đã được chuẩn bị, các kênh truyền thông trước khi ra mắt thương hiệu đã được giải quyết và các bên liên quan nội bộ đã dần làm quen với thương hiệu mới thì bạn nên giới thiệu thương hiệu mới với bên ngoài.
Trước ngày ra mắt thương hiệu trước công chúng bạn cần phải hoàn thành việc cuối cùng cần làm.
Ví dụ như: Kích hoạt website mới, cập nhật mạng xã hội, gửi mail và đăng bài thông cáo báo chí…
Ngoài ra, một sự kiện ăn mừng hoành tráng cùng với bài phát biểu truyền cảm hứng của CEO sẽ là ý tưởng để hoàn thành một sự kiện ra mắt thương hiệu thành công vang dội.
Cuối cùng, hãy lắng nghe những phản ứng và ý kiến của khách hàng. Tất nhiên sẽ có những ý kiến tích cực và tiêu cực.
Điều quan trọng là doanh nghiệp cần dự đoán và chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng để chống lại những chỉ trích, giải thích ý nghĩa đằng sau… Nếu bạn có thể tận dụng những chỉ trích, cơ hội để sự kiện ra mắt thương hiệu trở nên viral là rất cao.
Đăng ký nhận nội dung hữu ích, mới nhất từ Sao Kim Branding!
Bước 7: Duy trì & phát triển
Một sự kiện ra mắt thương hiệu thành công chỉ là bước khởi đầu cho thương hiệu mới. Chúng chỉ là bước tạo tiền đề cho việc tạo những nội dung mới, chiến dịch tiếp thị, sáng kiến quảng cáo,…
Bạn cần tiếp tục duy trì và phát triển thương hiệu liên tục. Hãy đảm bảo rằng thương hiệu của bạn luôn được thể hiện theo các nguyên tắc nhất định và tính nhất quán.
Hãy sử dụng công cụ theo dõi thương hiệu để đo lường và tối ưu hóa các sáng kiến xây dựng là cách tốt nhất để đảm bảo bạn đang tận dụng tối đa thương hiệu mới của mình.
- Cài đặt Google Alert để nhận thông báo về các chủ đề trên internet
- Cài đặt Google Analytics để theo dõi, phân tích tương tác trên website
- Sử dụng công cụ Social Listening (Sprout Social, SMCC…) để theo dõi cộng đồng thảo luận điều gì trên mạng xã hội
Cùng với đó, việc tiến hành kiểm tra thương hiệu định kỳ sẽ đảm bảo rằng thương hiệu của bạn đang hoạt động với hiệu suất cao nhất, khác biệt hoàn toàn và tận dụng tốt các cơ hội trong bối cảnh cạnh tranh.
> Đọc thêm: Quy trình quản trị thương hiệu
Tạm kết về ra mắt thương hiệu
Bạn cần dành thời gian tập trung và năng lượng cho chiến dịch ra mắt thương hiệu để tạo ra sức ảnh hưởng trong mắt công chúng.
Để đảm bảo hoạt động ra mắt thương hiệu có hiệu quả, hãy tiến hành lập kế hoạch trước và chú ý đến các yếu tố như: đối tượng mục tiêu, kênh truyền thông, thời gian và sự giám sát chặt chẽ. Có như vậy, bạn mới có thể chắc chắn nắm được thời điểm để thành công.
> Nếu bạn cần một đơn vị chuyên nghiệp hỗ trợ, xem ngay dịch vụ ra mắt thương hiệu mới – hoặc liên hệ tư vấn qua hotline 0964.699.499 hoặc contact@saokim.com.vn.
Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:
Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim
Facebook: Sao Kim Branding
Case study Behance: Sao Kim Branding
#SaoKim #SaoKimBranding #BrandLaunch #RaMatThuongHieu