EnglishVietnamese
Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

Xác định thị trường mục tiêu (Target Market) đúng

369 lượt xem

Chia sẻ 6 bước xác định thị trường mục tiêu (Target Market) đơn giản giúp doanh nghiệp tối đa hóa hiệu quả các chiến dịch kinh doanh.

Xác định thị trường mục tiêu là một trong những bước quan trọng đầu tiên khi bắt đầu công việc kinh doanh.

Target Market: Thị trường mục tiêu

Việc xác định thị trường mục tiêu sẽ là nền tảng cơ sở giúp bạn tạo ra sản phẩm tốt phù hợp thị trường, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình và cuối cùng biết được đối tượng khách hàng của bạn là ai.

Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo thông điệp, thương hiệu và thiết kế quảng cáo cho thị trường mục tiêu của mình và chuyển đổi các khách hàng tiềm năng thành khách hàng.

Hãy cùng Sao Kim đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về cách xác định thị trường mục tiêu và áp dụng trong suốt chiến lược kinh doanh.

1. Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu là người tiêu dùng chính của sản phẩm. Khi biết rõ người tiêu dùng của mình là ai, bạn có thể điều chỉnh cách xây dựng thương hiệu và tiếp thị phù hợp với họ.

Thị trường mục tiêu có thể là một nhóm lớn, chẳng hạn như đàn ông trên 40 tuổi đã lập gia đình ở Việt Nam, hoặc có thể thu hẹp hơn như phụ nữ thành thị, có ý thức về sức khỏe, ăn chay ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thị trường sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng đối với sản phẩm.

Thị trường mục tiêu có ba khía cạnh chính bao gồm:

  • Nhân khẩu học: Độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn và tình trạng việc làm.
  • Địa lý: Vị trí chính của thị trường.
  • Đặc điểm cá nhân: sở thích, lối sống, thói quen mua sắm.

Để xác định thị trường mục tiêu, bạn cần phân tích dữ liệu về thị trường ngách sản phẩm, khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

2. Thị trường mục tiêu và đối tượng mục tiêu

Thị trường mục tiêu và đối tượng mục tiêu

Thực tế, thị trường mục tiêu và đối tượng mục tiêu không giống nhau. Thị trường mục tiêu là một thuật ngữ chỉ người tiêu dùng cụ thể trong khi đối tượng mục tiêu đề cập đến những người mà công ty đang nhắm quảng cáo đến.

Mặc dù thị trường mục tiêu có thể rơi vào đối tượng mục tiêu, nhưng cuối cùng đối tượng quảng cáo có thể không phải là người tiêu thụ sản phẩm.

Để hiểu rõ hơn, hãy cùng xem ví dụ sau: đồ chơi trẻ em có thị trường mục tiêu rất rõ ràng, đó chính là trẻ em. Tuy nhiên, người mua đồ chơi không phải là trẻ em mà là cha mẹ chúng. Vì vậy, các công ty đồ chơi phải tập trung chiến lược quảng cáo đến các bậc cha mẹ (đối tượng mục tiêu) để bán đồ chơi cho con cái của họ (thị trường mục tiêu).

3. 6 Bước xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp

3.1. Thu thập thông tin khách hàng

Bước đầu tiên trong việc xác định thị trường mục tiêu là tìm hiểu về khách hàng nhằm hiểu rõ những đặc điểm chung của họ. Nhờ đó, bạn sẽ có thể tiếp thị sản phẩm cho những người có cùng sở thích. Nếu đang trong giai đoạn đầu kinh doanh, có thể xem xét thị trường của đối thủ cạnh tranh.

Chân dung người mua hàng

Các phương pháp hiệu quả nhất để thu thập thông tin khảo sát của người tiêu dùng là sử dụng các công cụ phân tích trang web, phân tích xã hội và nền tảng phân tích tiếp thị qua email. Sau đây là một vài thông tin bạn có thể thu thập:

  • Độ tuổi
  • Vị trí
  • Ngôn ngữ
  • Khả năng chi tiêu
  • Sở thích và nghề nghiệp
  • Lứa tuổi

Mặt khác, nếu muốn tìm kiếm các đặc điểm của công ty, thay vì người tiêu dùng cá nhân thì bạn có thể tìm hiểu những đặc điểm sau:

  • Quy mô kinh doanh
  • Vị trí
  • Thị trường hoạt động
  • Ngân sách

Đọc thêm:

3.2. Hiểu rõ về lợi ích của sản phẩm

Bước tiếp theo là tìm hiểu động cơ của người tiêu dùng đằng sau việc mua sản phẩm bằng cách nói chuyện trực tiếp với khách hàng, yêu cầu lời chứng thực và nghiên cứu sâu về đối thủ cạnh tranh để hiểu sự khác biệt giữa các sản phẩm.

Lợi ích sản phẩm

Hiểu rõ các lợi ích – chứ không chỉ các tính năng – của sản phẩm hoặc dịch vụ. Các tính năng chỉ là đặc điểm sản phẩm còn lợi ích của sản phẩm là những lợi thế mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.

Đặc biệt, phải hiểu cách sản phẩm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của thị trường mục tiêu.

3.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Điều tra đối tượng mục tiêu của đối thủ cạnh tranh là phương thức thâm nhập thị trường mục tiêu sâu hơn thông qua cách phân tích SWOT.

Phân tích đối thủ cạnh tranh bằng SWOT

Việc tìm hiểu sâu các trang web, blog và kênh xã hội của đối thủ cạnh tranh dựa trên nội dung trang web, chiến lược tiếp thị nội dung và thương hiệu truyền thông xã hội có thể giúp bạn suy ra thông tin chi tiết về đối tượng dựa trên ngôn ngữ và lối diễn đạt.

Ngoài ra, tìm hiểu và phân tích các nhận xét tương tác trên mạng xã hội cũng là một phương pháp hữu hiệu. Đặc biệt, lưu ý các bài đăng trên mạng xã hội và blog có những phản hồi tốt nhất.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mô hình 5 Yếu tố cạnh tranh của Porter, Ma trận cạnh tranh (Competitive Profile Matrix), Mô hình đa giác cạnh tranh, Phân tích nhóm chiến lược để đánh giá đối thủ kỹ lưỡng hơn.

3.4. Phân khúc đối tượng

Phân khúc đối tượng

Sau khi có được các thông tin về đặc điểm và sở thích của đối tượng mục tiêu, hãy xác định rõ đối tượng khách hàng – nền tảng của thị trường mục tiêu, thông qua phân khúc thị trường. Cụ thể là phân chia khách hàng thành các nhóm hoặc phân khúc khác nhau, dựa trên các đặc điểm chung như sau:

  • Địa lý: Vị trí thực tế
  • Nhân khẩu học: Độ tuổi, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, mức thu nhập hoặc tình trạng hôn nhân.
  • Tâm lý tiêu dùng: Các phẩm chất bên trong như tính cách, lối sống hoặc giá trị cá nhân.
  • Hành vi: Các phẩm chất được cảm nhận dựa trên hành vi trực tuyến, chẳng hạn như mức độ sẵn sàng của người mua hoặc tần suất sử dụng.
  • Chân dung: Phân khúc dựa theo kết hợp 6 phân khúc trên để xác định nhóm đối tượng phù hợp nhất.
  • Dự đoán: Sử dụng kỹ thuật dự đoán trước thời điểm nào, ai sẽ thuộc phân khúc này (thường thấy nhất là việc phân khúc trong Google Analytics, Google Ads ví dụ: Nhóm đối tượng đã xem dịch vụ trong 30 ngày qua, nhóm đối tượng đang có cơ hội trở thành khách hàng nhất)

Nếu khách hàng của bạn là doanh nghiệp, hãy áp dụng các đặc điểm tương tự trên cho hoạt động kinh doanh.

Đọc thêm: Cách cài đặt Google Analytics (phiên bản GA4 mới nhất) để thu thập dữ liệu, hành vi… và phân khúc đối tượng khi họ truy cập website.

3.5. Lập báo cáo về thị trường mục tiêu

Để giữ cho bản sắc thương hiệu và các chiến lược tiếp thị nhất quán, bản báo cáo thị trường mục tiêu nên tập trung vào các đặc điểm đối tượng quan trọng nhất đã xác định trong nghiên cứu, bao gồm:

  • Thông tin nhân khẩu học về thị trường mục tiêu như giới tính và tuổi
  • Vị trí địa lý
  • Các mối quan tâm chính.

Sau đó, tóm tắt trong một câu duy nhất. Ví dụ: “Thị trường mục tiêu của chúng tôi là phụ nữ ở độ tuổi 30 – 40 sống ở Việt Nam và thích thời trang giản dị, thoải mái.”

3.6. Cập nhật các nghiên cứu

Sở thích của người tiêu dùng thay đổi theo năm với sự phát triển công nghệ, thái độ và xu hướng sống nên thường xuyên cập nhật nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn bắt kịp thời đại.

Việc nắm bắt được tâm lý cũng như thấu hiểu khách hàng sẽ giúp bạn có thể cải tiến, phát triển sản phẩm trong tương lai hoặc thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu và tiếp thị để phù hợp hơn với thị trường.

Ngoài ra, bạn có thể phát triển hai quảng cáo khác nhau với giao diện và ngôn ngữ khác biệt để so sánh phản hồi của khán giả. Dựa trên kết quả, điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh hoặc thay đổi thị trường mục tiêu nếu cần thiết.

Hãy nhớ rằng, nội dung càng ngắm mục tiêu rõ ràng thì các chiến lược tạo khách hàng tiềm năng càng hiệu quả.

NOTE: Chỉ thực hiện nghiên cứu thị trường 1 lần mỗi năm (thậm chí 3, 5 năm) là một sai lầm phổ biến khi kinh doanh.

4. Các ví dụ thực tiễn về thị trường mục tiêu

Các trang web ví dụ dưới đây thể hiện rõ thị trường mục tiêu mà họ đang nhắm đến.

4.1.  Amanda Darby

Ví dụ thực tiễn thu hút, xác định thị trường mục tiêu của Amanda Darby

Chuyên gia dinh dưỡng Amanda Darby thu hút thị trường mục tiêu của mình bằng cách nhắm đến những người có xu hướng lựa chọn thực phẩm và chế độ ăn kiêng lành mạnh hơn. Để làm được điều này, Amanda đã tạo một trang web với mục đích tạo dựng cảm giác vui vẻ và nâng cao vị thế cá nhân về thực phẩm. Phông nền sáng sủa, thoáng mát cùng với những hình ảnh tươi vui khi nấu nướng và thưởng thức càng thể hiện rõ rằng đối tượng mà cô hướng đến là những người đang tìm kiếm một lối sống khỏe mạnh, thư thái.

Trên trang chủ của mình, Amanda nói về gợi ý hướng dẫn chế độ dinh dưỡng: “Bạn sẽ là một người mẹ yêu thức ăn, cơ thể của mình và biết cuộc sống không hoàn hảo, nhưng sẽ sống cuộc sống vui vẻ hiện tại so với việc chờ đợi một cuộc sống hạnh phúc khi đạt được cân nặng mục tiêu.” 

Bằng cách trực tiếp giải quyết các mối quan tâm của thị trường mục tiêu, Amanda giúp người xem cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu. Điều này giúp cho khách hàng tiềm năng có thêm niềm tin vào thương hiệu và thuyết phục được rằng cô ấy là huấn luyện viên phù hợp với nhu cầu của họ.

4.2. Curtin Smith Guitars

Ví dụ thực tiễn thu hút, xác định thị trường mục tiêu của Curtin Smith Guitars

Bằng cách trưng bày hình ảnh về nhà xưởng trên đầu trang web và mô tả sản phẩm là “hàng đặt” và “thủ công”, Curtis Smith Guitars đã trực tiếp chỉ ra thị trường mục tiêu của họ là những người đang tìm kiếm những cây đàn độc nhất vô nhị. Đó là những người có khả năng về âm nhạc, đánh giá cao sự khéo léo và không ngại chi tiền cho niềm đam mê.

Paul, chủ sở hữu thương hiệu, đã khẳng định thị trường mục tiêu rằng: “Tôi thấy việc tạo ra một thứ mà bản thân nó sẽ tiếp tục tạo ra một thứ khác là điều khá sâu sắc. Việc chế tạo những nhạc cụ này hoàn toàn là một niềm vui và tôi nguyện rằng chúng sẽ tiếp tục là niềm hạnh phúc cho người chơi đàn và lắng nghe đàn, trong nhiều thế hệ. ”

Thông qua lời bày tỏ trên, thương hiệu nhấn mạnh rằng họ nhắm đến các nhạc sĩ coi trọng quá trình sáng tạo. Đồng thời ám chỉ đến chất lượng sản phẩm, miêu tả chúng như những vật gia truyền lâu đời giàu giá trị tình cảm.

4.3. Lima Cakes

Ví dụ thực tiễn thu hút, xác định thị trường mục tiêu của Lima Cakes

Sona Karapetyan sử dụng tầm nhìn nghệ thuật của mình để tạo ra những chiếc bánh. Trong mục giới thiệu trên trang web, Sona nói rằng “luôn thử nghiệm nghệ thuật đồ họa và thiết kế”“Khi Sona quyết định bắt tay vào hành trình nghệ thuật làm bánh, cô đã thử nghiệm các kết cấu, hình dạng và yếu tố kiến trúc khác nhau để tạo ra một ngôn ngữ thiết kế độc đáo.” Đồng thời khẳng định rằng mỗi chiếc bánh cô làm ra là duy nhất.

Trang web được thiết kế với gam màu trung tính và kiểu mẫu thời thượng cho thấy thị trường mục tiêu của cô là những người trưởng thành, đánh giá cao nghệ thuật. Trên trang web cũng có hình ảnh những chiếc bánh cô làm ra, thể hiện rõ kỹ năng với khách hàng tiềm năng. 

Giá cả của những chiếc bánh làm theo yêu cầu sẽ tỷ lệ thuận với công sức bỏ ra. Những chi tiết này cho thấy có vẻ cô ấy nhắm đến nhóm người có học thức, lớn tuổi, giàu có với sự am hiểu về nghệ thuật và thiết kế hiện đại.

Xác định thị trường mục tiêu (Target Market) rõ ràng giúp bạn biết rõ cách tiếp cận và thu hút nhóm đối tượng mục tiêu và đi thẳng đến chiến thắng. Vì vậy, nếu bạn đang gặp vấn đề khi kinh doanh, hãy xem xét cập nhật, phân tích lại đối tượng trong thị trường mục tiêu của bạn.

Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:

Blog Sao KimCẩm Nang Sao Kim

Facebook: Sao Kim Branding

Case study Behance: Sao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #TargetMarrket #ThiTruongMucTieu

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Marketing mùi hương - Mảnh đất màu mỡ còn đang bỏ ngỏ
Cẩm nang thương hiệu

Marketing Mùi Hương – Mảnh đất màu mỡ còn đang “bỏ ngỏ”

Tuy không phải là một khái niệm mới hiện nay nhưng Marketing Mùi Hương đang chưa được nhìn nhận và khai phá hết tiềm năng vốn có. Hy vọng những thông tin mà Sao Kim cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm lợi ích và biết cách vận dụng hình thức marketing độc đáo này nhé. 

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499