Social Branding là gì?
Social Branding là hoạt động xây dựng thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội. Điều này liên quan đến việc tạo lập, đưa thương hiệu tiếp cận đến nhóm đối tượng mục tiêu, kết nối và xây dựng nhận thức thương hiệu trong tâm trí họ thông qua mạng xã hội.
Vì sao Social Branding quan trọng?
Trong bối cảnh xây dựng thương hiệu lấy khách hàng làm trung tâm, social là một kênh đặc biệt quan trọng:
- Việt Nam có hơn 76 triệu tài khoản mạng xã hội (tăng 6,9% so với cùng kỳ)
- Trung bình mỗi ngày, mỗi người dành 2 giờ 28 phút cho mạng xã hội (tăng 5% so với cùng kỳ)
- Mỗi người sử dụng hơn 7 nền tảng khác nhau
- Thương hiệu mạnh trên mạng xã hội thúc đẩy thương hiệu phát triển mạnh trong thực tế
- Chi phí thấp, hiệu quả cao
Social Branding giúp doanh nghiệp
- Xây dựng lòng tin, uy tín thương hiệu
- Tăng mức độ nhận biết và danh tiếng thương hiệu
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng tốt hơn, chân thực hơn, và mang lại lợi ích cao hơn
- Cải thiện lòng trung thành
- Điều hướng traffic tới phễu bán hàng
- Cải thiện quy trình bán hàng tổng thể
Chìa khóa thành công với social branding
- Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
- Thiết kế Nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, thu hút khách hàng mục tiêu
- Chiến lược nội dung trên mạng xã hội và chiến lược thương hiệu phải hỗ trợ nhau
- Đầu tư thiết kế hình ảnh, video trong mỗi bài chia sẻ
- Trở nên con người hơn
- Nhất quán nội dung, hình ảnh, tông giọng thương hiệu
- Bền bỉ xây dựng và liên tục cải tiến
Nâng tầm thương hiệu với
Social Branding
Kết nối ngay với chuyên gia của Sao Kim để hiểu rõ về giải pháp
TƯ VẤN NGAYTriển khai Social Branding như thế nào?
NGHIÊN CỨU
Thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng về doanh nghiệp, khách hàng, ngành hàng và đối thủ cạnh tranh
Bước 1CHIẾN LƯỢC SOCIAL BRANDING
Xây dựng chiến lược social branding, định hướng mọi hoạt động trên social
Bước 2LẬP KẾ HOẠCH & CHUẨN BỊ
Lập kế hoạch chi tiết và chuẩn bị tài nguyên cho hoạt động trên social
Bước 3THIẾT LẬP NỀN TẢNG
Tạo kênh, thiết lập nhận diện thương hiệu cơ bản và đăng nội dung sơ bộ
Bước 4PHÁT TRIỂN NỘI DUNG
Đăng bài đều đặn, nhất quán. Thu hút lượt theo dõi và tương tác với họ.
Bước 5QUẢNG CÁO
Kết hợp quảng cáo trả phí để xây dựng thương hiệu, bán hàng.
Bước 6XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG
Tạo cộng đồng riêng nhằm chăm sóc, tạo phễu và trao sự chủ động hơn cho các thành viên
Bước 7THEO DÕI & TỐI ƯU
Theo dõi các chỉ số, tối ưu hoạt động qua từng giai đoạn, chiến dịch
Bước 8Liên tục cải tiến hoạt động xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội
Bước 9Một số mạng xã hội phổ biến
thường được các doanh nghiệp sử dụng để xây dựng thương hiệu
70,4 triệu users
Nền tảng mạng xã hội nhiều người dùng hàng tháng nhất
Tiktok
39,91 triệu users
Tiktok
Mạng xã hội video tăng trưởng mạnh mẽ
Zalo
70 triệu users
Zalo
Mạng xã hội nhiều người Việt sử dụng nhất
Youtube
62,5 triệu users
Youtube
Mạng xã hội chia sẻ video trực tuyến phổ biến nhất
11,65 triệu users
Mạng xã hội chia sẻ ảnh, video phổ biến nhất
4,2 triệu users
Mạng xã hội chuyên nghiệp dành cho người đi làm
2,85 triệu users
Mạng xã hội trực tuyến phổ biến nhắm tới thị trường Châu Âu, Châu Mỹ
Còn rất nhiều mạng xã hội khác
Được lựa chọn phụ thuộc vào đối tượng, thị trường
* Số liệu 2022, chỉ tính users tại Việt Nam
Dịch vụ Social Branding bao gồm
Nghiên cứu thị trường
Thực hiện nghiên cứu 4C, đây là sở vững chắc cho các quyết định xây dựng hình ảnh thương hiệu trên social như thế nào:
- Category – Phân tích ngành hàng
- Company – Hiện trạng doanh nghiệp, thương hiệu
- Competitor – Đối thủ cạnh tranh
- Consumer – Người tiêu dùng mục tiêu
Chiến lược thương hiệu
Xây dựng bản chiến lược thương hiệu, giúp định hướng rõ ràng hoạt động social branding, bao gồm:
- Cốt lõi thương hiệu
- Định vị thương hiệu
- Hình mẫu thương hiệu
- Tính cách thương hiệu
- Câu chuyện thương hiệu
- Tông giọng thương hiệu
- …
Thiết kế
Thiết kế các ấn phẩm nhằm trực quan hóa hình ảnh thương hiệu, thu hút đối tượng mục tiêu:
- Nhận diện thương hiệu cốt lõi
- Nhận diện social
- Social Media Style Guideline
- Các ấn phẩm phục vụ hoạt động đăng tải nội dung (Ảnh/ Video…)
Chiến lược truyền thông
Xây dựng chiến lược truyền thông sáng tạo, truyền tải hình ảnh và giá trị thương hiệu (theo từng chiến dịch, từng giai đoạn):
- Chiến lược truyền thông
- Big Ideas
- Key Visual
- …
Kế hoạch thực thi
Xây dựng kế hoạch thực thi chi tiết nhằm phục vụ hoạt động triển khai đạt hiệu quả, bao gồm:
- Mục tiêu dự án
- Kế hoạch công việc
- Phân bổ KPIs cụ thể
- Phân bổ từng kênh social
- Phân bổ ngân sách
- Kế hoạch đo lường
- Biểu mẫu báo cáo
- …
Quản lý, thực thi kế hoạch
Trực tiếp triển khai kế hoạch truyền thông xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội cho doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về KPIs:
- Thiết kế, sáng tạo tài nguyên cần cho hoạt động truyền thông trên social
- Thiết lập, quản lý các chiến dịch phụ thuộc
- Đo lường, tối ưu chiến dịch
- Báo cáo chi tiết chiến dịch
- …
* Các hạng mục được thiết kế tùy chỉnh theo nhu cầu của từng doanh nghiệp
Quy trình dịch vụ
Tại Sao Kim, chúng tôi áp dụng quy trình chặt chẽ để đảm bảo dự án xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội đạt mục tiêu cam kết.
Bước
1
TIẾP NHẬN & KÝ KẾT
Sao Kim tiếp nhận yêu cầu, nghiên cứu và tư vấn tổng quan về dịch vụ xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội cho doanh nghiệp (Social Branding). Tiến hành báo giá chi tiết, ký kết hợp đồng dịch vụ.
Bước
2
KHẢO SÁT & NGHIÊN CỨU
Sao Kim triển khai nghiên cứu & phân tích 4C (Category, Company, Competitor, Consumer) để làm cơ sở cho các quyết định xây dựng thương hiệu, phát triển chiến lược, nội dung sau này.
Bước
3
TƯ VẤN GIẢI PHÁP
Dựa trên bản nghiên cứu, Sao Kim tư vấn chi tiết về giải pháp thương hiệu trên mạng xã hội phù hợp với thực tế doanh nghiệp (Chiến lược, hạng mục công việc ..).
Bước
4
THIẾT KẾ
Thiết kế các ấn phẩm cốt lõi phục vụ hoạt động:
+ Logo, bộ nhận diện thương hiệu cốt lõi (nếu chưa đáp ứng)
+ Các ấn phẩm, hình ảnh thiết lập cơ bản trên nền tảng social
+ Brand Guidelines cho hoạt động social
Bước
5
TRIỂN KHAI
Triển khai hoạt động xây dựng thương hiệu:
+ Đăng bài truyền thông, tương tác
+ Xây dựng cộng đồng
+ Chạy quảng cáo
+ Seeding
+…
Bước
6
ĐO LƯỜNG & TỐI ƯU
Đo lường, tối ưu các chỉ số. Báo cáo chi tiết dự án (tháng, quí). Đảm bảo hoạt động xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội cho doanh nghiệp đạt mục tiêu cam kết (Bao gồm cả định tính và định lượng).
Bước
7
HƯỚNG DẪN & BÀN GIAO
Hỗ trợ đội ngũ của doanh nghiệp tiếp nhận và nhanh chóng quản lý tiếp các hoạt động, kênh truyền thông…
Bước
8
ĐỒNG HÀNH & PHÁT TRIỂN
Hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng dựng thương hiệu và phát triển kinh doanh trong dài hạn.
Câu hỏi thường gặp
1. Dự án Social Branding cho doanh nghiệp diễn ra trong bao lâu?
Xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội (Social Branding) là hoạt động thường xuyên, liên tục gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có 3 phương án lựa chọn:
- PA1: Thuê Sao Kim triển khai và duy trì toàn thời gian.
- PA2: Thuê Sao Kim triển khai giai đoạn đầu, huấn luyện đội ngũ nội bộ tiếp nhận và triển khai tiếp.
- PA3: Thuê Sao Kim triển khai giai đoạn đầu và 1 phần duy trì sau này (VD: Quảng cáo, thiết kế). Phần còn lại đội ngũ nội bộ tiếp quản.
Trong đó, thời gian triển khai xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội trong giai đoạn đầu thường mất khoảng 3-6 tháng (tùy từng doanh nghiệp)
2. Khi nào tôi nhận được báo giá chi tiết?
Bạn nhận được báo giá chi tiết dịch vụ trong khoảng 7 ngày, trong đó:
- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu
- Bước 2: Sao Kim liên hệ trao đổi chi tiết về dự án (trong vòng 48 giờ)
- Bước 3: Sao Kim tư vấn, thảo luận với bạn về giải pháp, phạm vi công việc (1 – 3 ngày)
- Bước 4: Nghiên cứu, lập đề xuất báo giá chi tiết (3 Ngày)
Nếu bạn muốn đẩy nhanh tiến độ, vui lòng gọi 0964.699.499 hoặc gửi brief qua brief@saokim.com.vn.
3. Thời gian mỗi người dành cho media mỗi ngày là?
Theo báo cáo của We are social, thống kê trung bình thời gian sử dụng internet mỗi ngày của người Việt Nam:
- 6H28M để sử dụng internet
- 2H47M để xem TV (Broadcast hoặc Streaming)
- 2H28M sử dụng mạng xã hội
- 1H55M để đọc tin tức, báo chí
- 1H12M để nghe nhạc
- 0H38M để nghe đài (hoặc broadcast radio)
- 0H44M để nghe podcast
- 1H12M để chơi game
Người dùng sử dụng mạng xã hội và internet rất nhiều, đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận và nâng cao trải nghiệm trên hành trình khách hàng của họ.
4. Bạn có biết khách hàng của bạn thích theo dõi điều gì?
Theo We are social, người dùng theo dõi:
- Bạn bè, gia đình và ai đó mà họ biết (50.2%)
- Nghệ sĩ, diễn viên, diễn viên hài (34.2%)
- Kênh giải trí, meme (33.5%)
- TV show hoặc kênh truyền hình (31.5%)
- Thương hiệu nổi tiếng, ca sĩ, nhạc sĩ (31.5%)
- Công ty liên quan đến công việc (28%)
- Thương hiệu đã mua hàng 27.4%)
- Nhà hàng, đầu bếp, người làm chủ đề ăn uống (25.9%)
- Thương hiệu đã từng tìm kiếm (25%)
- Người có ảnh hưởng, chuyên gia (24%)
- Chuyên gia làm đẹp (22.6%)
- Đồng nghiệp, đối tác (22.4%)
- Vận động viên, club thể tạo (21.9%)
- Game thủ, game studio (21.3%)
- Tạp chí, ấn phẩm (18.5%)
Hiểu rõ thứ tự sự quan tâm, mối quan hệ của người dùng giúp bạn có chiến lược triển khai tiếp cận, đăng tải nội dung phù hợp.
5. Tôi có nên triển khai xây dựng thương hiệu trên Linkedin?
Để lựa chọn xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội nào, bạn cần hiểu rõ về khách hàng cũng như nhu cầu, nguồn lực của doanh nghiệp.
Đặc điểm của Linkedin là mạng xã hội dành cho nhóm người đi làm chuyên nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động bài bản.\
Do đó, Linkedin có thể phù hợp nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, tiếp cận với nhóm các chuyên gia.
Ngoài ra, hoạt động trên Linkedin cũng có thể giúp xây dựng mối quan hệ với các đối tác, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Đặc biệt tốt nếu mô hình doanh nghiệp của bạn là B2B.
6. Tôi có nên triển khai xây dựng thương hiệu trên Twitter?
Kế hoạch IMC là kế hoạch truyền thông marketing tích hợp. Đây là loại chiến dịch thường được sử dụng trong hoạt động truyền thông nhằm tận dụng sức mạnh tổng hợp của kỹ thuật tiếp thị và truyền thông.
Kế hoạch IMC giúp tích hợp truyền thông vào các hoạt động marketing hàng ngày của doanh nghiệp. Điều này giúp giảm chi phí triển khai vì không phải triển khai chiến dịch riêng biệt.
Ngoài ra, điểm mạnh của IMC là sự kết hợp nhuần nhuyễn của cách kênh tạo ra làn sóng cộng hưởng giúp hoạt động xây dựng thương hiệu đạt hiệu quả cao.
7. Tôi có nên triển khai xây dựng thương hiệu trên Tiktok?
Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ ràng về mục đích xây dựng thương hiệu là kết nối với khách hàng ở cấp độ sâu hơn để xây dựng nhận thức thương hiệu, xây dựng lòng trung thành.
Do đó, việc bạn cần làm là tiếp cận với khách hàng thường xuyên (ở nơi họ thường ghé thăm).
Nếu khách hàng của bạn thường sử dụng Tiktok, bạn cần xây dựng kênh Tiktok.
Đến đây bạn có thể thắc mắc rằng: “Tiktok là dành cho Gen Z, nội dung trên đó không phù hợp với thương hiệu của tôi”.
Nếu bạn đang suy nghĩ như vậy hãy thực hiện nghiên cứu lại khách hàng của bạn và xem xét nguồn lực.
Nội dung các kênh khác trên Tiktok không ảnh hưởng gì tới bạn nếu bạn phát triển nội dung mà khách hàng của bạn muốn xem.
Vui lòng liên hệ 0964.699.499 để được tư vấn kỹ hơn về lựa chọn kênh.
7. Ngân sách cần cho xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội là bao nhiêu?
Ngân sách cụ thể phụ thuộc vào mục tiêu của từng doanh nghiệp.
Trong đó, ngân sách thường gồm 3 phần:
- Ngân sách khởi tạo, chuẩn bị (hình ảnh, thiết kế)
- Ngân sách thường xuyên cho việc phát triển nội dung, chăm sóc kênh
- Ngân sách quảng cáo trả phí (nếu có)
Tham khảo hướng dẫn dưới đây để xây dựng ngân sách phù hợp cho doanh nghiệp của bạn:
Hoặc liên hệ ngay với Sao Kim qua hotline 0964.699.499 hoặc contact@saokim.com.vn để được tư vấn riêng cho doanh nghiệp của bạn.
8. Những sai lầm cần tránh khi làm Social Branding?
Để xây dựng thương hiệu, truyền thông trên mạng xã hội cần tránh một số sai lầm phổ biến sau:
#1: Truyền thông trên social làm thương hiệu nổi tiếng chỉ sau 1 đêm.
Không có thương hiệu nào nổi tiếng chỉ sau một đêm, tất cả đều cần quá trình nỗ lực (trừ 1 ngoại lệ là khủng hoảng truyền thông).
#2: Có mặt trên mọi mạng xã hội
Chọn xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội theo nghiên cứu đối tượng. Và tập trung nguồn lực cho các mạng xã hội chính.
#3: Cần hàng trăm nghìn followers để xây dựng thương hiệu
Số lượng followers chỉ là một trong nhiều chỉ số khi xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội.
Và nên ghi nhớ, xây dựng thương hiệu là xây dựng mối liên kết bền chặt giữa đối tượng mục tiêu và thương hiệu để từ đó hình thành các nhận thức và củng cố lòng trung thành.
Điều đó được phản ánh bằng các chỉ số khác như: Tượt tương tác, mức độ hài lòng, tỷ lệ quảng bá…
#4: Xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội là “đăng bài”
Chỉ đăng bài hàng ngày trên mạng xã hội là chưa đủ.
Xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội cần thực hiện tương tác quan lại, phản hồi các comment.
Ngoài ra, tất cả các hoạt động trên MXH cần được đo lường, thử nghiệm các phương thức khác nhau nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn, tăng trưởng theo thời gian.
Liên hệ ngay với Sao Kim qua 0964.699.499 nếu doanh nghiệp của bạn muốn phát triển thương hiệu mạnh hơn trên social.
9. Chiến lược Social Branding nào được các thương hiệu lớn thực hiện?
Cách đơn giản nhất để thành công khi làm social branding là nghiên cứu các thương hiệu thành công khác. Trong đó có 5 chiến lược phổ biến được các thương hiệu áp dụng:
#1: Tập trung vào mạng xã hội phù hợp nhất
Có rất nhiều mạng xã hội, do đó hãy căn cứ vào nguồn lực của bạn để chọn triển khai xây dựng thương hiệu trên nền tảng phù hợp nhất.
Nếu có thể, hãy chọn tối đa 3 – 5 mạng xã hội phù hợp và phân bổ nguồn lực hợp lý, ví dụ:
- Facebook: 50%
- Tiktok: 20%
- Zalo: 20%
- Youtube: 10%
#2: Thông điệp nhất quán.
NHẤT QUÁN luôn là yếu tố quan trọng nhất khi xây dựng thương hiệu, cho dù bạn có triển khai trên nền tảng nào.
Mỗi người dùng tại Việt Nam sử dụng cùng lúc khoảng 7 mạng xã hội, 3 ứng dụng nhắn tin và bị phân tâm bởi hàng nghìn mẫu quảng cáo mỗi ngày. Vì vậy, nếu thông điệp thương hiệu của bạn KHÔNG NHẤT QUÁN và LẶP ĐI LẶP LẠI, rất khó để khiến họ ghi nhớ.
Ngoài ra, sự nhất quán cũng thể hiện quan điểm kinh doanh giúp cho khách hàng tin tưởng hơn.
#3: Đăng bài thường xuyên
Rào cản xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội hầu như là không có.
Điều này vô tình khiến cho sự cạnh tranh bị đẩy lên cao.
Vì thế, nếu thương hiệu của bạn chỉ đăng bài 1 tuần/ 1 bài thì khó lòng cạnh tranh với các thương hiệu khác đăng 2 bài/ ngày.
#4: Xây dựng tông giọng thương hiệu
Giữa vô vàn thương hiệu trên mạng xã hội, làm thế nào để khách hàng nhận ra bạn nếu bỏ đi hình ảnh, logo, tên thương hiệu?
Câu trả lời chính là tông giọng thương hiệu.
#5: Tối ưu nhận diện thương hiệu
Mỗi hình ảnh, video bạn đăng tải trên mạng xã hội đều cần phù hợp với nhận diện thương hiệu.
Nhất quán qua các kênh để khách hàng dễ dàng nhận ra cho dù họ đang sử dụng nền tảng nào.
Liên hệ ngay với Sao Kim qua hotline 0964.699.499 hoặc contact@saokim.com.vn để được tư vấn riêng cho doanh nghiệp của bạn
10. Có nên sử dụng Chatbot trong Social Branding?
Để tăng hiệu suất trong quản lý social platform, Sao Kim khuyến khích bạn ứng dụng các công nghệ phù hợp. Trong đó, chatbot là một giải pháp có thể thử nghiệm.
Tuy nhiên, luôn ghi nhớ mục tiêu của xây dựng thương hiệu và việc ứng dụng phải mang lại hiệu quả tốt hơn.
Không quá lạm dụng chatbot để tránh cản trở mục tiêu đưa thương hiệu “trở nên con người hơn”.
12. Nguyên lý Pareto trong Social Branding là gì?
Nguyên lý Pareto là: 80% kết quả đến từ 20% nguyên nhân.
Chúng ta có thể áp dụng nguyên lý Pareto vào trong Social Branding như sau:
- Tập trung phục vụ nhóm 20% khách hàng có thể tạo ra 80% doanh số
- Tập trung vào 20% công việc mang quyết định đến 80% sự thành công.
13. Social Branding khác gì Social Marketing?
Để hiểu sự khác biệt của Social Branding và Marketing ta quay lại so sánh bản chất của Marketing và Branding.
Marketing là tập hợp các công cụ, quy trình và chiến lược mà bạn sử dụng để tích cực quảng bá sản phẩm, dịch vụ và công ty của mình.
Branding là kỹ thuật tiếp thị nhằm định hình thương hiệu. Điều này liên quan đến việc kết nối với công chúng mục tiêu thông qua các liên kết tinh thần, giá trị chung từ đó xây dựng nhận thức có lợi cho thương hiệu và củng cố lòng trung thành với thương hiệu.
- Marketing thu hút sự chú ý đến sản phẩm/ dịch vụ, Branding giữ cho khách hàng luôn chú ý đến thương hiệu
- Mục tiêu chính của Marketing là thúc đẩy doanh số, trong khi đó Branding quan tâm đến việc thúc đẩy sự công nhận và lòng trung thành
- Branding là động lực chính thúc đẩy trưởng trong dài hạn, Marketing là động lực tăng trưởng trong ngắn hạn.
- Branding đi trước, Marketing theo sau sẽ mang lại hiệu quả và giảm chi phí.
Bản chất Social Branding và Social Marketing cũng tương tự. Do đó, cần lưu ý khi xây dựng chiến lược để giữ hoạt động Social Branding không bị lệch hướng.
14. Đo lường hiệu quả Social Branding như thế nào?
Hiệu quả của hoạt động Social Branding được đo lường thông qua các mục tiêu ban đầu của dự án, bao gồm:
- Mục tiêu định tính
- Mục tiêu định lượng
Bênh cạnh đó, Sao Kim cũng tuân thủ việc thiết lập mục tiêu và đo lường theo nguyên tắc Barcelona 3.0 – đây là nguyên tắc mới nhất về đo lường hiệu quả của hoạt động truyền thông thương hiệu nói chung do AMEC đề xuất.
15. Social Branding khác gì quảng cáo mạng xã hội?
Social Branding là chuỗi hoạt động mang tính tổng thể nhằm xây dựng thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội.
Trong khi đó, quảng cáo là một hoạt động đơn lẻ.
Thông thường, khi nhắc đến quảng cáo, chúng ta sẽ suy nghĩ về việc chạy quảng cáo và bán sản phẩm – Đây là hoạt động Performance Marketing nói chung.
Còn “Quảng cáo” trong social branding là công cụ để đưa thông điệp, truyền tải giá trị thương hiệu đến nhiều người hơn.
> Liên hệ ngay với Sao Kim qua hotline 0964.699.499 để được tư vấn cụ thể hơn.
16. Social Media Style Guideline là gì?
Social Media Style Guideline là bản hướng dẫn, phác thảo phong cách cụ thể nhằm định hình cách thương hiệu xuất hiện và ứng xử trên Social.
Social Media Style Guideline bao gồm:
- Tông giọng thương hiệu: Quy định ngôn ngữ, biệt ngữ, câu văn, độ dài, Emojis, cách viết CTAs, tôn trọng bản quyền
- Chính sách Social Media: Vai trò các thành viên, định hướng nội dung, thời gian đăng bài, quy định bảo mật, xử lý khủng hoảng, quy định cần tuân thủ, hướng dẫn cho nhân viên
- Chân dung đối tượng mục tiêu
- Quy tắc ngôn ngữ thương hiệu
- Nguyên tắc nhất quán
- Nguyên tắc tuyển chọn
- Hướng dẫn sử dụng hashtag: Hashtag thương hiệu, hashtag chiến dịch, số lượng, cách viết
- Hướng dẫn sử dụng nội dung do người dùng tạo ra
- Hướng dẫn thiết kế hình ảnh: Màu sắc, vị trí logo, loại hình ảnh, phong cách…
- Hướng dẫn chat trên social
- Hướng dẫn comment
- …
> Liên hệ ngay với Sao Kim qua hotline 0964.699.499 để được tư vấn cụ thể hơn.
Liên hệ với Sao Kim
Xây dựng thương hiệu mạnh bằng kinh nghiệm hỗ trợ 10.000+ doanh nghiệp trong 15+ năm hoạt động của Sao Kim Branding.
Cẩm nang thương hiệu
10 Thiết kế logo trường mầm non đẹp và độc đáo
Logo trường mầm non là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mỗi trường. Đối
Điểm danh 10 logo công ty chăn nuôi sáng tạo và khác biệt
Ngành chăn nuôi hiện đại đang ngày càng chú trọng đến sự an toàn và phát triển bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
Khám phá 10+ Mẫu Logo Spa Đẹp: Ý Tưởng Thiết Kế Ấn Tượng Cho Thương Hiệu
Khám phá những mẫu logo spa đẹp và độc đáo, giúp thương hiệu của bạn nổi bật. Tìm ý tưởng thiết kế logo spa ấn tượng, phù hợp xu hướng mới nhất.
20 Mẫu Logo Công Ty Công Nghiệp Hàng Đầu Bạn Không Nên Bỏ Qua
Khám phá các mẫu logo công ty công nghiệp hàng đầu, mang phong cách hiện đại và sáng tạo, giúp bạn có thêm cảm hứng trong các dự án thiết kế logo.
Đằng sau ý nghĩa 10 logo công ty năng lượng hàng đầu
Hãy cùng đi sâu vào khám phá ý nghĩa đằng sau 10 logo của các công ty năng lượng hàng đầu, để thấy cách họ truyền tải thông điệp và tạo dựng niềm tin với khách hàng thông qua những chi tiết tinh tế và biểu tượng độc đáo.
Câu chuyện đằng sau 10 logo trường quốc tế tại Việt Nam
Khám phá câu chuyện đằng sau 10 logo trường quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, nơi mà từng chi tiết đều góp phần tạo nên hình ảnh thương hiệu