EnglishVietnamese
Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

5 Bước Xây dựng thương hiệu ngành xây dựng

902 lượt xem

Ngành xây dựng được xem là ngành chủ lực trong sự phát triển của xã hội. Xây dựng thương hiệu ngành xây dựng là một trong những điều cần thiết để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, định vị thương hiệu mạnh mẽ hơn trên thị trường.

Tuy nhiên không phải công ty Xây dựng nào cũng hiểu hết về xây dựng thương hiệu. Với kinh nghiệm tư vấn cho hàng trăm khách hàng ngành Xây dựng, Sao Kim xin chia sẻ kiến thức gần gũi nhất để bạn áp dụng cho doanh nghiệp.

 Xây dựng thương hiệu ngành xây dựng

Xây dựng thương hiệu cho ngành xây dựng

1. Thách thức của ngành Xây dựng

Ngành xây dựng (Construction Industry) là một trong những ngành công nghiệp có quy mô lớn nhất, là biểu tượng cho sự phát triển của một nền kinh tế.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mức độ tăng trưởng của ngành chỉ đạt 6.76% vào năm 2020. Điều này cho thấy tốc độ giảm nghiêm trọng trong giai đoạn 2018 – 2021. Ngoài các rào cản vĩ mô ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, sự bất ổn do dịch bệnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến ngành.

Các biến động về giá nguyên vật liệu sản xuất cũng gây khó khăn đối với 66,7% doanh nghiệp xây dựng và 71,4% doanh nghiệp vật liệu xây dựng. Trước những khó khăn của thị trường, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cần có cho mình kế hoạch xây dựng thương hiệu đúng đắn để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Tốc độ tăng/giảm giá trị tăng thêm ngành xây dựng giai đoạn 2011 - 2020

Tốc độ tăng/giảm giá trị tăng thêm ngành xây dựng giai đoạn 2011 – 2020

Có thể bạn quan tâm:

2. Xu hướng xây dựng thương hiệu ngành xây dựng năm 2021

2.1. Lấy khách hàng làm trung tâm và xây dựng thương hiệu

Khách hàng/ Đối tác/ Nhà Đầu tư ngày càng một khó tính và có mức yêu cầu cao. Một thương hiệu mạnh với bề dày kinh nghiệm và uy tín, độ tin tưởng cao là bàn đạp để đối tác lựa chọn doanh nghiệp bạn. 

2.2. Tính bền vững

“Phong độ nhất thời. Đẳng cấp là mãi mãi”. Tính bền vững đảm bảo tính dài hạn, lâu dài, có chiều sâu và “sống cùng thời gian” của từng công trình. Đây chính là chìa khóa vận hành cho các tòa nhà, công trình hoạt động hiệu quả, tránh lãng phí năng lượng, tài nguyên, đảm bảo chất lượng lâu dài. 

2.3. Đầu tư vào công nghệ

Khoa học công nghệ ngày một phát triển, chính vì thế, áp dụng các công nghệ là điều quan trọng để doanh nghiệp Xây dựng nâng cao vị thế cạnh tranh. Hiện nay, một số công nghệ như ERP, BIM, CDX,… đang được áp dụng rộng rãi trong ngành Xây dựng. 

2.4. Quản trị chuỗi giá trị

Mô hình Quản trị Hệ sinh thái & Chuỗi giá trị ngày đang được nhiều doanh nghiệp xây dựng sử dụng bởi mức độ hiệu quả cao. Ở đó, các dịch vụ được tích hợp “all in one”: tích hợp trong 1 lựa chọn cho khách hàng. 

Chuỗi giá trị này được tích hợp nhằm tối ưu hóa & đồng bộ giúp tăng giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp. 

2.5. Đầu tư vào con người

Nhân sự là trọng tâm phát triển cho doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng đào tạo và đầu tư truyền thông nội bộ để khiến mỗi đội ngũ nhân sự trở thành “Đại sứ thương hiệu”. 

2.6. Chuyên môn hoá

Để mỗi dự án đạt hiệu quả tối đa, tính chuyên môn hóa được đòi hỏi rất cao để tập trung xử lý những nhiệm vụ khó khăn, năng lực thực thi triển khai, từ đó đảm bảo chất lượng cao nhất cho từng công trình, dự án. 

2.7. Củng cố quản trị 

Việc mở rộng phát triển hay tập trung chuyên môn hóa cao, đòi hỏi Ban Lãnh Đạo & Quản trị doanh nghiệp cũng từ đó nâng cao năng lực quản lý và mức độ quản trị đảm bảo

Các xu hướng ngành xây dựng cần quan tâm thời kỳ hậu Covid

Các xu hướng ngành xây dựng cần quan tâm thời kỳ hậu Covid. Nguồn: Vietnam Report

3. 5 thay đổi lớn nhất của khách hàng ngành Xây dựng 

Không chỉ có thị trường có biến động, khách hàng cũng có những thay đổi lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng, có thể kể đến: 

  • Ngày càng có nhiều nhà đầu tư lớn và thông thái hơn tham gia xây dựng với yêu cầu cao hơn về quy mô và phân phối dự án.
  • Gia tăng mức độ quan tâm của khách hàng đối với các tòa nhà “thông minh” (ứng dụng kỹ thuật số như IoT, sử dụng năng lượng, vận hành hiệu quả…)
  • Khách hàng chú trọng nhiều hơn đến tính bền vững trong ngành.
  • Lao động lành nghề trở nên khan hiếm và đắt đỏ.
  • Các quy định và quy tắc xây dựng đang thay đổi, trở nên hài hoà hơn để tạo ra phương pháp xây dựng tiêu chuẩn.
Các thay đổi lớn nhất của thị trường xây dựng

Khách hàng/ Đối tác ngày càng có yêu cầu cao trong ngành xây dựng. Nguồn: Vietnam Report

4. Top 6 công nghệ dự kiến tác động lớn đến ngành xây dựng

Yếu tố công nghệ xuất hiện như một yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phương hướng hoạt động của ngành xây dựng trong tương lai, trong đó phải kể đến Top 6 công nghệ nổi bật nhất:

  • 3D Printing: Sản xuất các thiết kế xây dựng bằng cách đặt các lớp vật liệu mỏng (chất lỏng, nhựa, kim loại hoặc xi măng) thành một khối hợp nhất.
  • Big Data: Các tệp dữ liệu bao gồm các dữ liệu cấu trúc, không có cấu trúc, bán cấu trúc, mỗi tệp có thể được khai thác để tìm hiểu insights từ đó tác động đến các quyết định khác nhau của doanh nghiệp.
  • Tính di động trong quản trị (hệ thống Building Information Modeling – BIM và Enterprise Resource Planning – ERP)
  • Thực tế ảo: Mô phỏng hình ảnh giả lập được thiết kế bằng các phần mềm chuyên dụng và được điều khiển bằng các thiết bị thông minh (giải pháp mô phỏng kiến trúc, không gian được dự đoán tác động lớn đến ngành xây dựng)
  • 5-D Building Information Modeling: ứng dụng dựa trên các mô hình 3D được tích hợp thêm yếu tố thời gian (để quản lý tiến độ công trình) và yếu tố chi phí, hao phí (để lập dự toán chi phí, kiểm soát vốn)
  • Robot & Drones: Các loại rô-bốt và máy bay không người lái phục vụ quá trình sản xuất, khảo sát, thu thập dữ liệu hiệu quả.
Công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến ngành xây dựng

Công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến ngành xây dựng
Nguồn: Building design & Construction

5. Quy trình xây dựng thương hiệu cho ngành xây dựng

Xây dựng thương hiệu bài bản là yếu tố quan trọng trong ngành xây dựng tạo đà phát triển và tiến xa. Sau đây, Sao Kim chia sẻ với bạn quy trình xây dựng thương hiệu đã áp dụng thành công với hàng trăm đối tác ngành xây dựng thành công: 

Quy trình xây dựng thương hiệu

Quy trình xây dựng thương hiệu

5.1. Nghiên cứu thương hiệu

Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên của mọi chiến lược xây dựng thương hiệu

Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên của mọi chiến lược xây dựng thương hiệu 

Bước đầu tiên của quy trình xây dựng thương hiệu là cần tìm hiểu về những yếu tố tác động lên thương hiệu bao gồm đối thủ, khách hàng và doanh nghiệp:

  • Đối với đối thủ cạnh tranh: Cần tìm hiểu vị thế hiện tại của doanh nghiệp trong ngành, định vị thương hiệu, điểm nổi bật, các ý tưởng truyền thông và hoạt động truyền thông.
  • Đối với khách hàng: Xác định rõ nhóm khách hàng và xác định thứ tự ưu tiên đối với hoạt động truyền thông. 
  • Đối với doanh nghiệp: Áp dụng mô hình SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội cũng như thách thức của mình. 

5.2. Chiến lược khác biệt hoá

Mô hình POS, POD trong chiến lược khác biệt hóa trong xây dựng thương hiệu

Mô hình POS, POD

Sau khi hiểu về đối thủ, khách hàng và doanh nghiệp, bây giờ là lúc công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược khác biệt hoá dựa trên những thông tin đã có.

  • Cần phải tạo ra điểm mạnh tiêu biểu và khả năng duy trì điểm mạnh đó một cách lâu dài
  • Cần tạo điểm khác biệt tốt hơn đối thủ hoặc đối thủ không có và chưa từng được tuyên bố ra thị trường
  • Cần khơi gợi nhu cầu phù hợp và có ý nghĩa đối với khách hàng

Có thể xác định POP (Points of Parity) POD (Points of Difference) nhằm xác định các điểm giống và khác giữa doanh nghiệp và các đối thủ từ đó xây dựng tuyên ngôn khác biệt hoá cho doanh nghiệp.  

5.3. Thiết kế thương hiệu

Sao Kim thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho Bạch Dương Construction

Sao Kim thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho Bạch Dương Construction

Từ việc xây dựng tuyên ngôn khác biệt hoá cho công ty, hệ thống nhận diện được thiết kế với những nét đặc trưng chỉ thuộc về doanh nghiệp. Đây là cơ sở cho việc Đặt tên thương hiệu, thiết kế logo, slogan, thiết kế các ấn phẩm marketing (poster, profile, tờ rơi…), thiết kế nhận diện thương hiệu số (website, landing page, phần mềm, ứng dụng…) hoặc các ấn phẩm in ấn khác.

> Tham khảo ngay: Dịch vụ thiết kế nhận diện thương hiệu số của Sao Kim

5.4. Truyền thông thương hiệu

Sau khi thiết kế thương hiệu, nhiệm vụ tiếp theo là mang những thiết kế đó đến với đại chúng. Doanh nghiệp lúc này cần có một chiến dịch truyền thông bài bản để có thể nhất quán, đồng bộ nhận diện thương hiệu tới từng điểm chạm của khách hàng.

Truyền thông thương hiệu có thể được định nghĩa bao gồm: Lập kế hoạch truyền thông, Quản lý ngân sách truyền thông, Tổ chức sự kiện, Triển khai kế hoạch truyền thông và Triển khai content marketing.

Các hoạt động truyền thông là công cụ gắn kết mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Đọc thêm các nội dung liên quan đến truyền thông thương hiệu:

5.5. Quản trị thương hiệu 

Khi bắt đầu kinh doanh, xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần thực hiện quản trị thương hiệu. Đảm bảo thương hiệu phát triển nhất quán, hướng mục tiêu, hành động/ ứng xử đúng với bản sắc thương hiệu.

Ngoài ra, cần đảm bảo tài sản thương hiệu là sở hữu hợp pháp ngay từ đầu. 

Các tài sản cần được bảo hộ thương hiệu thông qua việc đăng ký bản quyền tác giả logo thương hiệu; Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả website; Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp; Đăng ký mã số, mã vạch sản phẩm hàng hóa; Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Tất cả các hoạt động này giúp đảm bảo quyền sở hữu tài sản thương hiệu

Đọc thêm: Quy trình quản trị thương hiệu

6. Đặc điểm thương hiệu ngành xây dựng

Thương hiệu ngành xây dựng có (và nên) xây dựng và làm nổi bật các đặc điểm.

6.1. Sự tiên phong

Đi đầu, nắm bắt xu hướng sống, làn sóng đầu tư, dịch chuyển. Tiên phong công nghệ xây dựng, quản lý …

6.2. Sự sáng tạo

Nhìn nhận theo góc nhìn mới, khác biệt. Sáng tạo càng phải phát huy trong ngành.

6.3. Sự tin tưởng

Niềm tin là khái niệm quan trọng trong mối quan hệ giữa người với người, trong trường hợp này là việc tạo sự tin tưởng giữa công ty với khách hàng và đối tác. 

6.4. Sự khác biệt

Tìm ra sự khác biệt trong doanh nghiệp đến từ dịch vụ hoặc văn hoá doanh nghiệp

Đăng ký để nhận những nội dung hay nhất, mới nhất về xây dựng thương hiệu và phát triển doanh nghiệp từ Sao Kim Branding

7. Hình mẫu & màu sắc xây dựng thương hiệu cho ngành xây dựng

Dựa vào hình mẫu thương hiệu cơ bản (Brand Archetypes) của Carl Jung (1875-1961) hình mẫu thương hiệu được có thể thấy là người chăm sóc (The caregiver), người khai phá (The explorer), người khởi tạo (The creator).

Hình mẫu thương hiệu của Carl Jung

Hình mẫu thương hiệu của Carl Jung
Nguồn: Hive Creative Group

Ngoài ra, màu sắc cũng được lựa chọn để ứng với hình mẫu của thương hiệu như

  • Màu đỏ của sự mạnh mẽ, tham vọng, nổi bật
  • Màu xanh dương mang lại cảm giác tin cậy, tin tưởng, đảm bảo
  • Màu vàng của sự sáng tạo, đổi mới
  • Màu cam cả sự năng động và phát triển

> Đọc thêm: Hình mẫu thương hiệu và sức mạnh của hình mẫu thương hiệu

8. Case study xây dựng thương hiệu ngành xây dựng

Đối với lĩnh vực Xây dựng, Sao Kim Branding đã xây dựng chiến lược thương hiệu cho hàng trăm khách hàng. Cùng Sao Kim điểm danh một số Doanh nghiệp tiêu biểu bên dưới đây:  

8.1. Delta

Delta là một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực thi công công trình xây dựng. Một số công trình nổi bật có thể kể đến như toà nhà KeangNam Hà Nội, Goldmark City, khu đô thị Time City, tháp Bitexco, Royal City…

Logo Delta - Thiết kế bởi Sao Kim

Logo Delta – Thiết kế bởi Sao Kim

Sao Kim nhận nhiệm vụ tái định vị thương hiệu cho Delta và thực hiện bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ. 

Sao Kim đã tiến hành nghiên cứu về thị trường ngành xây dựng, đánh giá các đối thủ, khách hàng. Từ đó nghiên cứu điểm khác biệt, hình ảnh nhận diện xuất hiện xuyên suốt các ứng dụng nhằm giúp thương hiệu đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất. 

Sau khi bộ nhận diện mới được công bố, tất cả tài sản thương hiệu được đăng ký và quản lý để chắc chắn mục tiêu phát triển đi đúng hướng. 

Thành quả: ​​

  • Năm 2017, với dự án tái định vị thương hiệu của Sao Kim, Delta đã có nhận diện thương hiệu mới chuyên nghiệp và nổi bật hơn từ đó ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường
  • Năm 2018, sau 1 năm thay đổi bộ mặt thương hiệu, tập đoàn DELTA đã đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ với hàng loạt giải thưởng trong ngành.
Thiết kế nhận diện thương hiệu của Delta

Thiết kế nhận diện thương hiệu của Delta

> Sở hữu ngay logo chuyên nghiệp với Dịch vụ Thiết kế Logo của Sao Kim. Chúng tôi luôn thiết kế dựa trên phân tích kỹ càng về thị trường, ngành nghề, nội tại doanh nghiệp, khách hàng mục tiêu kết hợp với kiến thức phong thủy và tâm lý thị giác để mang lại thiết kế logo phù hợp nhất.

8.2. Thiên Nam Group

Tập đoàn Thiên Nam là tập đoàn đa ngành về lĩnh vực Bất động sản, sắt thép, phân phối thực phẩm, điện máy và đầu tư giáo dục.

Tháng 10/2020, Thiên Nam Group chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đây được xem là sự đột phá vượt bậc ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu. 

Dự án Thiên Nam Group là một trong những dự án nổi bật của Sao Kim

Dự án Thiên Nam Group là một trong những dự án nổi bật của Sao Kim

Tái định vị thương hiệu cho một doanh nghiệp lớn đã có chỗ đứng nhất định trong thị trường luôn là một bài toán khó. Tuy nhiên, bằng chuyên môn cao Sao Kim đã hỗ trợ Thiên Nam Group nâng tầm thương hiệu thông qua thiết kế logo, đồng bộ nhận diện thương hiệu và thiết kế website. 

​​

Logo Thiên Nam Group trước và sau khi tái định vị thương hiệu

Logo Thiên Nam Group trước và sau khi tái định vị thương hiệu

Hình ảnh cánh chim đại bàng và màu xanh dương được lựa chọn làm hình ảnh chủ đề cho doanh nghiệp. Bộ nhận diện thương hiệu mới thể hiện sự tự tin, vững vàng vượt qua mọi thử thách của Thiên Nam Group.

Thành quả:

Sự thay đổi về nhận diện thương hiệu đã thay một chiếc áo mới đầy năng lượng, nâng tầm giá trị thương hiệu. Điều này như mở ra một trang mới cho hành trình hơn 20 năm của Tập đoàn Thiên Nam. 

Nhận diện thương hiệu Thiên Nam tại khu vực văn phòng

Nhận diện thương hiệu Thiên Nam tại khu vực văn phòng

Hình ảnh nhận diện thương hiệu được đồng bộ tại Website

Hình ảnh nhận diện thương hiệu được đồng bộ tại Website

8.3. Vikoteccons

Công ty Cổ phần Công nghệ và Xây dựng Việt Hàn (Vikoteccons., JSC) là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ như thiết kế, tư vấn và xây dựng cho các thương hiệu quốc tế. 

Website của Vikoteccons được xây dựng bởi Sao Kim

Website của Vikoteccons được xây dựng bởi Sao Kim

Vikoteccons đã gửi gắm sự tin tưởng đến Sao Kim với mong muốn thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. 

Nhận được yêu cầu từ phía công ty, Sao Kim đã bắt tay vào nghiên cứu và thiết kế để cho ra mắt logo, profile và website mang tính đồng bộ và phù hợp với hình ảnh mà Vikoteccons muốn hướng tới.

Thành quả:

Sau khi bộ nhận diện thương hiệu được ra mắt, hình ảnh của doanh nghiệp trở nên mới mẻ, sinh động và hiện đại hơn. Thay đổi diện mạo mới tạo nên cơ hội mới cho doanh nghiệp.

Tổng kết 

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cần có khi bạn muốn xây dựng thương hiệu trong ngành xây dựng. Mong rằng thông qua đây bạn có thể xác định chiến lược thương hiệu phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

> Tham khảo ngay các Dịch vụ thương hiệu tại Sao Kim để đặt nền móng thương hiệu vững chắc trong ngành xây dựng của bạn

Nếu bạn cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ chuyên gia thương hiệu đừng ngần ngại liên hệ với Sao Kim, chúng tôi có 15+ năm kinh nghiệm và tư vấn cho hàng ngàn Startup, SME xây dựng thương hiệu thành công và bạn sẽ là một trong số các dự án nổi bật nhất.

Hotline: 0964.699.499

Email: contact@saokim.com.vn

Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại: 

Blog Sao Kim, Cẩm Nang Sao Kim 

Facebook: Sao Kim Branding

Case study Behance: Sao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #XayDungThuongHieu #ThuongHieu #ChienLuocThuongHieu  #NganhXayDung

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Marketing mùi hương - Mảnh đất màu mỡ còn đang bỏ ngỏ
Cẩm nang thương hiệu

Marketing Mùi Hương – Mảnh đất màu mỡ còn đang “bỏ ngỏ”

Tuy không phải là một khái niệm mới hiện nay nhưng Marketing Mùi Hương đang chưa được nhìn nhận và khai phá hết tiềm năng vốn có. Hy vọng những thông tin mà Sao Kim cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm lợi ích và biết cách vận dụng hình thức marketing độc đáo này nhé. 

Bản tin Sao Kim

TÂN XUÂN, TÂN PHÚ QUÝ 2024

Chúc Quý khách có một năm mới 2024 vui vẻ, ấm áp bên gia đình và người thân. Hy vọng mọi dự định, kế hoạch của Quý khách trong năm mới sẽ thành công rực rỡ, vươn tầm bứt phá!

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499