EnglishVietnamese
Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

Design Thinking: Tư Duy Thiết Kế Không Chỉ Thiết Kế

619 lượt xem

Đa số các nhà thiết kế chuyên nghiệp đều sử dụng Design Thinking trong quá trình làm việc nhưng Design Thinking không giới hạn ở lĩnh vực thiết kế, từ văn học, nghệ thuật, âm nhạc, khoa học, kỹ thuật đến kinh doanh đều có thể áp dụng Design Thinking.

Điều đặc biệt của Design Thinking đó là nó có thể giúp mỗi cá nhân phát triển một cách tích cực về mặt tư duy và nâng cao hiệu suất làm việc cũng như giải quyết vấn đề. 

Không chỉ các tập đoàn hàng đầu trên thế giới như Apple, Google, Samsung áp dụng Design Thinking mà còn cả những trường đại học danh tiếng như Harvard, Stanford, Imperial College London, Viện Srishti ở Ấn Độ hay Sao Kim cũng đang áp dụng Design Thinking.

Vậy Design Thinking là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây.

1. Design Thinking là gì?

Design Thinking là gì? Tư duy thiết kế là gì?

Design Thinking là một phương pháp tư duy, nó không chỉ là một quá trình lặp đi lặp lại; nó mở ra một lối tư duy hoàn toàn mới, logic đi từ tìm hiểu nhu cầu khách hàng, xác định vấn đề và đưa ra giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề đó.

Về bản chất Design Thinking: 

  • Tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện tư duy hơn
  • Giúp bạn nhìn nhận vấn đề đúng đắn dưới nhiều góc độ khác nhau
  • Bạn sẽ đào sâu vấn đề và xác định được nguyên nhân gốc rễ của chúng
  • Khuyến khích bạn đổi mới tư duy và giải quyết vấn đề một cách logic và sáng tạo hơn
  • Tạo ra bản thử nghiệm cuối cùng phù hợp với mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ đó, tạo trải nghiệm hữu ích cho người dùng.

2. Vì sao Design Thinking quan trọng? 

Trong thiết kế trải nghiệm người dùng (UX), điều quan trọng là phải phát triển và tinh chỉnh các kỹ năng để hiểu và giải quyết nhanh chóng những thay đổi trong hành vi và nhu cầu của người dùng. 

Các nhóm thiết kế sử dụng Design Thinking để giải quyết các vấn đề chưa được xác định/ chưa biết vì họ có thể sắp xếp lại những vấn đề này theo phương pháp “Human centered design” (thiết kế lấy con người làm trung tâm, tập trung vào những gì quan trọng nhất đối với người dùng).

Trong tất cả các quy trình thiết kế, Design Thinking gần như đạt đến độ hoàn hảo cho “thinking outside the box – tư duy vượt ra khỏi khuôn mẫu”.

Ngoài ra, có một điểm quan trọng, những thứ liên quan đến sáng tạo, nghệ thuật rất khó đánh giá. Cảm nhận về cái đẹp, sự hoàn hảo của mỗi người là khác nhau. Do đó, nếu áp dụng tư duy chủ quan vào thiết kế, giải quyết vấn đề thường tạo ra xung đột.

Design Thinking là một phương pháp tư duy cũng như là một quy trình sáng tạo khách quan, tổng quát, kết quả của bước sau dựa trên cơ sở của bước đã trước đó.

Chính vì thế, designer (hay bất kỳ ai) cũng có thể vận dụng Design Thinking vào trong quá trình tạo ra nguyên mẫu sẽ tìm ra những cách tiếp cận mới đột phá ý tưởng sáng tạo hơn, theo cách khoa học. Từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Xem ngay: Dịch vụ thiết kế Web của Sao Kim, chúng tôi áp dụng Design Thinking trong quá trình thực thi, đảm bảo sản phẩm bàn giao đến tay khách hàng luôn đạt chất lượng tốt nhất

3. 5 Giai đoạn của Design Thinking

Có rất nhiều phương pháp liên quan đến tư duy thiết kế nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Design Thinking với mô hình 5 giai đoạn do Viện Thiết kế Hasso-Platter tại Đại học Stanford đề xuất hay còn gọi là d.school.

Design Thinking: 5 Giai đoạn của Design Thinking

Năm giai đoạn của Design Thinking theo d.school xây dựng và chia sẻ như sau: 

  • Giai đoạn 1: Thấu hiểu (Empathize) – nghiên cứu và hiểu nhu cầu người dùng 
  • Giai đoạn 2: Xác định (Define) – nhu cầu và vấn đề thực sự của người dùng
  • Giai đoạn 3: Sáng tạo (Ideate) – xác định những thách thức và sáng tạo các ý tưởng
  • Giai đoạn 4: Nguyên mẫu (Prototype) – Bắt đầu tạo ra các giải pháp
  • Giai đoạn 5: Thử nghiệm (Test) – Kiểm tra, nhận phản hồi từ mục tiêu với nguyên mẫu

Lưu ý: Các giai đoạn này không phải lúc nào cũng thực hiện theo tuần tự từ trên xuống dưới. Khi làm ngoài thực tế, các giai đoạn này sẽ “chạy” song song, không theo thứ tự và tiến trình làm việc luôn lặp đi lặp lại.

Giai đoạn 1: Thấu hiểu (Empathize) – Nghiên cứu và hiểu nhu cầu của người dùng 

Để thấu hiểu người dùng, trước tiên bạn cần gạt bỏ những suy nghĩ áp đặt hay những định kiến của bản thân. Hãy đặt mình vào vị trí của người dùng để có được cái nhìn sâu sắc và thấu hiểu thực sự nhu cầu của họ. Tiếp đến là đặt ra các câu hỏi và tự trả lời:

  • Người dùng thực hiện mọi việc như thế nào?
  • Nhu cầu về cảm xúc, thể chất của họ ra sao? 
  • Cách họ suy nghĩ và tương tác với mọi người? 
  • Những điều gì sẽ làm họ bị thu hút, có ý nghĩa, có thể tác động đến hành vi? 

Hãy quan sát cách người dùng tương tác trên mạng xã hội, bạn sẽ tìm ra được những manh mối về cách họ vận hành suy nghĩ từ đó, tìm ra được mong muốn sâu thẳm bên trong. 

Bạn cũng có thể tạo ra cuộc khảo sát bằng cách thức trò chuyện trực tuyến, phỏng vấn trực tiếp. Một buổi nói chuyện nhẹ nhàng, gợi mở sẽ đem đến nhiều thông tin giá trị hơn bạn nghĩ về những giá trị, niềm tin mà người dùng đang theo đuổi.

Đọc thêm:

Giai đoạn 2: Xác định (Define) nhu cầu và vấn đề của người dùng

Có rất nhiều thông tin có thể thu thập được từ giai đoạn khám phá. Nhưng không phải thông tin nào cũng có giá trị phục vụ giải quyết mục tiêu đặt ra.

Do đó, đây là quá trình tổng hợp lại những thông tin được tích lũy từ giai đoạn 1, tiến hành phân tích, lựa chọn và đưa ra kết luận. Từ đây, designer có thể xác định nhu cầu và liệt kê ra những vấn đề cần giải quyết trong một bản tổng hợp.

Giai đoạn 3: Sáng tạo (Ideate) – xác định những thách thức và sáng tạo các ý tưởng

Bây giờ là lúc bạn và các thành viên trong nhóm thể hiện sức sáng tạo! Tại đây, bạn cần có một cái nhìn tổng thể về vấn đề dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau và tập trung để hình thành lên ý tưởng.

Bạn và đội nhóm của bạn sẽ liên tục thay đổi hoặc cải tiến ý tưởng của giải pháp. Sau đó, chọn lọc chúng và tạo ra giải pháp tốt nhất duy nhất để tạo dựng nguyên mẫu giúp giải quyết các vấn đề.  

Có hàng trăm kỹ thuật mà bạn có thể sử dụng để sáng tạo ra ý tưởng cùng đội nhóm của mình như Brainstorm, Brainwrite, Worst Possible IdeaSCAMPER.

Trong đó, Brainstorm và Worst Possible Idea là phương pháp thường được ở giai đoạn bắt đầu khi hình thành ý tưởng để kích thích tư duy tự do, rộng mở về không gian đa chiều khai thác vấn đề. Điều này giúp bạn tạo ra nhiều ý tưởng nhất có thể.

Ở cuối giai đoạn phát triển ý tưởng, bạn nên vận dụng các kỹ thuật giúp bạn kiểm tra ý tưởng của mình đã có thể giải quyết được vấn đề hay chưa? 

Sau đây sẽ là một ví dụ chi tiết từng bước để đội nhóm Brainstorming một cách hiệu quả nhất, ra ý tưởng tốt nhất mà không đi xa vời so với brief hay xảy ra bất đồng quan điểm, ý tưởng giữa các thành viên.

5 Bước sáng tạo ý tưởng theo phương pháp Brainstorming

Bước 1 – Warm up and Explain problem

Là bước đầu tiên và quan trọng nhất để tất cả các thành viên trong đội nhóm không đi sai hướng trong quá trình triển khai ý tưởng. Giới thiệu vấn đề cần Brainstorming và trình bày mô hình Fishbone diagram để mọi người cùng nắm rõ các thông tin cần thiết trước khi đi vào chi tiết.

Bước 2 – Present rules

Đưa ra một số quy định nhất định và trong Brainstorming khi mọi người thảo luận sẽ “Không được phán xét bất kì ý tưởng nào!” theo góc độ cá nhân.

Ở bước này sẽ thiết lập các tiêu chí đánh giá và cả tiêu chí thảo luận.

Bước 3 – Call for ideas

Mọi người sẽ ghi hết ý tưởng có trong đầu vào một tờ giấy. Mục tiêu là có thật nhiều ý tưởng càng tốt, chưa chú trọng đến chất lượng hay ý tưởng có đúng sai gì không. 

Bước 4 – Discussion

Đây là bước những nhận xét, tranh luận được để sang một bên. Các ý tưởng liên quan tới nhau hoặc giống nhau sẽ được gộp vào một nhóm và dán lên bảng. Tiếp đến, các thành viên sẽ cùng thảo luận lần lượt theo nhóm ý tưởng và chọn ra 1-3 ý tưởng tốt nhất trong nhóm đó. 

Bước 5 – Evaluation

Sau khi, đã chọn ra những ý tưởng tốt nhất từng nhóm. Team sẽ tiếp tục tiến hành đánh giá và chọn ra những ý tưởng phù hợp với brief nhất và những ý tưởng gây tranh cãi, không thống nhất được sẽ loại bỏ để chọn ra 3-5 ý tưởng tốt nhất.

Thông thường, một buổi Brainstorming sẽ theo quy trình 5 bước này và trong quá trình làm sẽ kết hợp với vài kỹ thuật nữa để đảm bảo ý tưởng, phương án chọn cuối cùng chọn là đúng đắn. 

Brainstorming được các đội nhóm, công ty yêu thích là bởi không có một ranh giới nào giữa cấp trên và cấp dưới trong quá trình phát triển ý tưởng.

Đồng thời, cũng không tồn tại những lời nhận xét chủ quan, phê phán về ý tưởng viết ra. Brainstorming hay Design thinking đều thúc đẩy tinh thần sáng tạo, tư duy, thể hiện tiếng nói riêng, vượt ra khỏi khuôn mẫu để có những ý tưởng, giải pháp chất lượng nhất và tính ứng dụng cao nhất khi áp dụng vào trong thực tế. 

Giai đoạn 4: Nguyên mẫu (Prototype) – Bắt đầu tạo ra các giải pháp 

Đây là giai đoạn đội ngũ thiết kế bắt đầu xây dựng, phát triển và điều chỉnh phiên bản mẫu; quá trình này sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi tạo ra phiên bản tốt nhất.

Quá trình này, đòi hỏi nhiều kỹ năng quan trọng của thiết kế như vẽ tay sketching, thiết kế đồ họa dưới dạng 2D, 3D, animation và cả thiết kế mẫu vật thật…

Hãy loại bỏ những hạng mục không tạo ra giá trị cho người dùng; tạo ra một bộ lọc về các mục tiêu và dành toàn bộ nỗ lực của mình để thiết kế ra nguyên mẫu có thể tạo ra sự khác biệt, mới lạ và hữu ích.

NOTE 3: Đối với các dự án thiết kế web, app các nhà thiết kế thường dùng Figma hoặc Adobe XD để tạo ra các nguyên mẫu (sản phẩm giống với kết quả cuối cùng) để giúp triển khai lập trình, testing, feedback hiệu quả hơn.

Giai đoạn 5: Thử nghiệm (Test) – Kiểm tra, nhận phản hồi từ mục tiêu với nguyên mẫu

Đây là giai đoạn cuối cùng của Design Thinking, chuyên viên thiết kế hoặc trưởng phòng thiết kế sẽ kiểm tra nghiêm ngặt nguyên mẫu hoàn thành bằng cách sử dụng các công cụ để kiểm tra xem có lỗi nhiều không.

Nếu cần sửa đổi hay cải tiến điều gì sẽ đưa ra lời nhận xét, đánh giá và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề cụ thể nhất. Thông thường, sự thay đổi dựa trên các điều kiện sử dụng, cách người dùng suy nghĩ, cảm nhận, tương tác và đồng cảm. 

Trên thực tế, kết quả thử nghiệm sẽ chính xác hơn đó là cho người dùng trải nghiệm. Đối với nguyên mẫu là sản phẩm, hãy tạo cơ hội mang nó đến người dùng, để họ trải nghiệm thực tế đưa ra lời nhận xét, đánh giá.

Đọc thêm:

Ngược lại, nếu nguyên mẫu không phải là sản phẩm thì bạn cần xây dựng một môi trường hay một tình huống cụ thể để đưa người dùng vào để sử dụng nguyên mẫu. 

Lưu ý khi thử nghiệm bạn không nên giải thích quá rõ ràng, chi tiết về sản phẩm. Bạn chỉ cần đơn giản đưa nguyên mẫu cho người dùng và để họ trải nghiệm và phản hồi lại.

Dù có thể lời phản hồi đó có sự so sánh với nhiều nguyên mẫu khác nhưng đây là điều rất cần thiết. Bởi các phản hồi là yếu tố quan trọng để hoàn thiện nguyên mẫu. Vòng này liên tục lặp đi lặp lại cho đến khi đạt kết quả cuối cùng.

Vì vậy, bạn cần bám sát vào thực tế – từ chính người dùng để tạo ra những sản phẩm chất lượng và giải quyết được vấn đề thực sự của khách hàng.

NOTE 4: Design Thinking là phương pháp giúp các sản phẩm thiết kế của Sao Kim luôn đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng.

Tham khảo: Gói thiết kế thương hiệu doanh nghiệp của Sao Kim, giúp bạn kiến tạo nền tảng thương hiệu theo cách chuyên nghiệp.

4. Disign Thinking không phải tư duy tuyến tính

Design Thinking: Tư duy thiết kế không phải tư duy tuyến tính

Điều quan trọng cần lưu ý là 5 giai đoạn của Design Thinking không phải lúc nào cũng tuần tự từ Empathize > Define > Ideate > Prototype > Test.

Design Thinking không nhất thiết phải tuân theo một trình tự cụ thể, và chúng thường có thể xảy ra song song hoặc lặp đi lặp lại.

Các giai đoạn nên được hiểu là các chế độ khác nhau góp phần vào toàn bộ dự án thiết kế, chứ không phải là các bước tuần tự.

NOTE 1: Desing Thinking là linh hoạt, tuy duy giống như Agile mà không phải giống như Water fall.

NOTE 2: Design Thinking là một phương pháp tư duy, trong từng trường hợp cụ thể có thể thay đổi, mở rộng dựa trên tư duy này nhằm phục vụ tốt hơn.

Đọc thêm:

Quá trình áp dụng Design Thinking không nên là một cách tiếp cận thiết kế cụ thể và cứng nhắc. Các giai đoạn thành phần được xác định sẽ đóng vai trò là hướng dẫn cho các hoạt động bạn thực hiện.

Nhưng các giai đoạn có thể được chuyển đổi, tiến hành đồng thời hoặc lặp lại nhiều lần để có được thông tin chuyên sâu nhất về người dùng của bạn, mở rộng không gian giải pháp và tập trung vào các giải pháp sáng tạo. Đây là một trong những lợi ích chính của Design Thinking.

Kết quả thu được trong các giai đoạn sau của quy trình có thể cung cấp thông tin cho việc điều chỉnh lại các giai đoạn trước đó.

Thông tin liên tục được sử dụng để cung cấp thông tin cho sự hiểu biết về vấn đề và giải pháp, và để xác định lại chính vấn đề đó.

Điều này tạo ra một vòng lặp vĩnh viễn, trong đó các nhà thiết kế tiếp tục thu được những hiểu biết mới, phát triển những cách thức mới để xem sản phẩm (hoặc dịch vụ) và những cách sử dụng có thể có của nó, đồng thời phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về người dùng thực của họ và những vấn đề họ gặp phải.

5. Design Thinking – tư duy “vượt ra khỏi khuôn mẫu”

Design Thinking giúp mọi người phát triển tư duy vượt bậc theo cách đột phá hoặc độc lập. Những người sử dụng phương pháp này:

  • Luôn cố gắng phát triển ý tưởng theo lối tư duy mới, không tuân theo các phương pháp giải quyết vấn đề phổ biến.
  • Luôn cố gắng cải tiến, phát triển và nâng cấp sản phẩm, dịch vụ và quy trình thông qua cách tìm hiểu hoạt động của người dùng, phân tích và hiểu cách họ suy nghĩ, tương tác với sản phẩm. 
  • Luôn đặt ra những câu hỏi, phủ định chúng và tìm ra lời giải đáp. Một yếu tố quan trọng của “tư duy vượt ra khỏi giới hạn” đó là phủ định các giả định trước đó để bạn tìm ra cách chứng minh liệu giả định đó có đúng, hợp lệ hay không.
  • Luôn đào sâu căn nguyên, nguyên nhân gốc rễ để giải quyết vấn đề một cách triệt để. Qua đó, khi nguyên mẫu được tạo ra và chạy thử nghiệm sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng. 

Suy nghĩ về Design Thinking

Về cơ bản, Design Thinking là phương pháp giúp bạn xây dựng tư duy để tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên việc đánh giá từ nhiều khía cạnh theo phương pháp khoa học.

Design Thinking sẽ đi ngược lại với cách tiếp cận theo khuôn mẫu bởi nó là một quá trình làm việc lặp đi lặp lại và chúng ta liên tục đặt ra các câu hỏi, phủ định nó và chứng minh nó để đưa ra giải pháp tốt hơn, chiến lược thay thế tốt hơn và cái nhìn khách quan hơn.

Tất nhiên, để có thể “tư duy vượt ra khỏi giới hạn” không phải là chuyện dễ dàng. Chúng thách thức mọi giới hạn của bạn và để áp dụng thành công thì bạn phải dần thay đổi suy nghĩ và cách làm việc hằng ngày của mình.

Mong rằng qua những chia sẻ về Design Thinking trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp này và áp dụng vào trong công việc để tạo ra sản phẩm phù hợp với xu thế thời đại, hữu ích cho khách hàng, khẳng định thương hiệu cho doanh nghiệp, góp phần gia tăng sức mạnh cạnh tranh trên thương trường.

Liên hệ ngay với Sao Kim qua hotline 0964.699.499 / contact@saokim.com.vn nếu bạn cần chuyên gia đồng hành trong quá trình xây dựng thương hiệu, chuyển đổi số.

Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:

Blog Sao KimCẩm Nang Sao Kim 

Facebook: Sao Kim Branding

Case study BehanceSao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #DesignThinking #TuDuyThietKe

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Marketing mùi hương - Mảnh đất màu mỡ còn đang bỏ ngỏ
Cẩm nang thương hiệu

Marketing Mùi Hương – Mảnh đất màu mỡ còn đang “bỏ ngỏ”

Tuy không phải là một khái niệm mới hiện nay nhưng Marketing Mùi Hương đang chưa được nhìn nhận và khai phá hết tiềm năng vốn có. Hy vọng những thông tin mà Sao Kim cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm lợi ích và biết cách vận dụng hình thức marketing độc đáo này nhé. 

Bản tin Sao Kim

TÂN XUÂN, TÂN PHÚ QUÝ 2024

Chúc Quý khách có một năm mới 2024 vui vẻ, ấm áp bên gia đình và người thân. Hy vọng mọi dự định, kế hoạch của Quý khách trong năm mới sẽ thành công rực rỡ, vươn tầm bứt phá!

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499