EnglishVietnamese
Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

10 Bước Thiết kế Báo cáo phát triển bền vững

570 lượt xem

Thiết kế Báo cáo phát triển bền vững là xu hướng trong những năm gần đây. Không chỉ là việc tuân thủ quy định cập nhật thông tin, báo cáo phát triển bền vững mang lại giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp, cổ đông và khách hàng.

Hướng dẫn thiết kế báo cáo phát triển bền vững

Trong bài viết này, hãy cũng Sao Kim tìm hiểu về các bước thiết kế báo cáo phát triển bền vững giúp đạt các mục tiêu doanh nghiệp, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu vững mạnh.

1. Báo cáo phát triển bền vững là gì?

Báo cáo phát triển bền vững (Sustainable Development Report hoặc Sustainable Report) là báo cáo mô tả hoạt động và tiến độ phát triển bền vững của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Nó có thể bao gồm thông tin về môi trường, kinh tế, xã hội và các nỗ lực để giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững.

Báo cáo phát triển bền vững cung cấp thông tin về bối cảnh lớn hơn mà tổ chức hoặc doanh nghiệp phải giải quyết để phát triển một cách bền vững, và kèm theo các giải pháp để giải quyết những vấn đề đó.

2. Tại sao cần thiết kế báo cáo phát triển bền vững?

Đầu tiên, việc phát hành Báo cáo phát triển bền vững được đề cập trong Thông tư 96/2020/TT-BTC Hướng dẫn công bố thông tin trên Thị trường Chứng khoán. Theo đó, cho phép các doanh nghiệp tách mục Báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội trong Báo cáo thường niên thành một báo cáo độc lập, gọi là Báo cáo phát triển bền vững (Sustainable Development Report – Viết tắt là SDR).

Bên cạnh đó, theo Luật chứng khoán 2019, tại điều 121, 122, 123 và Thông tư 96/2020/TT-BTC, có 4 nhóm đối tượng phải phát hành Báo cáo thường niên:

  • Các công ty đại chúng
  • Tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
  • Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp
  • Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.

Như vậy 04 nhóm công ty trên phải cập nhật Báo cáo phát triển bền vững theo quy định.

Dĩ nhiên, chưa có quy định bắt buộc phải tách ra thành bản báo cáo riêng, doanh nghiệp vẫn có thể tích hợp báo cáo phát triển bền vững trong Báo cáo thường niên.

Tuy nhiên, Sao Kim khuyến nghị doanh nghiệp nên tách Báo cáo phát triển bền vững thành một báo cáo riêng và thiết kế chuyên nghiệp vì ý nghĩa thực sự của nó.

Ý nghĩa Báo cáo phát triển bền vững đối với khách hàng, cổ đông:

  • Cung cấp cho khách hàng tiềm năng thông tin về các hoạt động và tiến độ phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này cho phép khách hàng có một cái nhìn tổng quan về sự chắc chắn và tính bền vững của doanh nghiệp hoặc tổ chức, và có thể giúp họ quyết định liên quan đến việc mua sắm hoặc sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.
  • Cung cấp cho cổ đông thông tin về các hoạt động và tiến độ phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này cho phép cổ đông đánh giá khả năng tồn tại và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp, giúp họ quyết định việc nắm giữ cổ phiếu, trái phiếu …

Ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Nhìn nhận lại cẩn thận hoạt động, tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận dài hạn và tăng trưởng bền vững, thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn.
  • Giúp doanh nghiệp tạo sự ổn định, từ việc giúp cổ đông và khách hàng tin tưởng vào tầm nhìn dài hạn và sự ủng hộ các quyết định kinh doanh cũng như giữ sự tăng trưởng ổn định trên thị trường chứng khoán…

Ý nghĩa đối với hoạt động xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp:

  • Cho phép doanh nghiệp liên kết rõ ràng hơn đến sứ mệnh và các giá trị của mình, các hoạt động kinh doanh hiện tại và tương lai.
  • Cho phép doanh nghiệp tạo dựng mối liên kết bền vững hơn với cổ đông, khách hàng và những nhà quản lý tài chính khác.
  • Giúp doanh nghiệp củng cố niềm tin thương hiệu với khách hàng, cổ đông và nhà đầu tư tiềm năng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra một hình ảnh tốt hơn với cộng đồng và xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và uy tín.

3. Cấu trúc báo cáo phát triển bền vững bao gồm những gì?

Cụ thể các nội dung cần có trong báo cáo phát triển bền vững không có quy định chính xác, tuy nhiên, theo tiêu chuẩn GRI doanh nghiệp nên đề cập đến nội dung:

  • Nhận diện các bên liên quan, và giải thích rõ doanh nghiệp đã đáp ứng các lợi ích và kỳ vọng hợp lý của họ.
  • Báo cáo cần phải trình bày hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp báo cáo trong bối cảnh rộng hơn về phát triển bền vững.
  • Báo cáo cần phải đề cập đến các chủ đề: Phản ánh tác động đáng kể về mặt kinh tế, xã hội, và môi trường của doanh nghiệp báo cáo; hoặc ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá và quyết định của các bên liên quan.

Khi trình bày trong báo cáo, cấu trúc bản báo cáo phát triển bền vững trình bày rõ theo 4 nội dung chính:

Nội dung chính trong Báo cáo phát triển bền vững

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần dựa trên 4 nguyên tắc sau đây để xác định nội dung có trong báo cáo:

  • Sự tham gia của các bên liên quan
  • Bối cảnh phát triển bền vững
  • Tính trọng yếu
  • Tính đầy đủ

Và tuân thủ nguyên tắc giúp báo cáo phát triển bền vững có chất lượng cao:

  • Tính chính xác
  • Tính cân đối
  • Tính rõ ràng
  • Khả năng có thể so sánh
  • Tính đáng tin cậy
  • Tính kịp thời

3.1. Cấu trúc báo cáo phát triển bền vững cơ bản

Phần 1: Tổng quan

  • Tổng quan doanh nghiệp
  • Mục đích của báo cáo phát triển bền vững
  • Các sự kiện, con số liên quan

Phần 2: Chiến lược phát triển bền vững

  • Chiến lược, phương pháp tiếp cận về phát triển bền vững
  • Các cam kết phát triển bền vững

Phần 3: Hoạt động quản trị

  • Cơ cấu quản trị phát triển bền vững
  • Quản trị rủi ro

Phần 4: Tác động kinh tế – xã hội

  • Nhận diện vấn đề
  • Hiệu quả hoạt động kinh tế xã hội
  • Thông tin về đội ngũ lao động
  • Trách nhiệm xã hội và cộng đồng

Phần 5: Tác động môi trường

  • Nhận diện vấn đề
  • Sử dụng năng lượng và phát thải
  • Quản lý tài nguyên

Phần 6: Bảng tiêu chuẩn GRI

3.2. Cấu trúc báo cáo phát triển bền vững chi tiết hơn

Doanh nghiệp có thể tham khảo xây dựng báo cáo phát triển bền vững chi tiết hơn với cấu trúc như:

Phần 1: Giới thiệu

  • Tổng quan về doanh nghiệp
  • Mục đích của báo cáo phát triển bền vững
  • Tổng quan về cách tiếp cận bền vững của công ty
  • Các chỉ số và KPI về tính bền vững chính

Phần 2: Tác động môi trường

  • Tiêu thụ năng lượng và phát thải
  • Sử dụng tài nguyên và quản lý chất thải
  • Đa dạng sinh học và bảo vệ hệ sinh thái

Phần 3: Tác động kinh tế – xã hội

  • Hiệu quả hoạt động kinh tế
  • Đội ngũ lao động và quyền con người
  • Gắn kết cộng đồng và trách nhiệm xã hội
  • Đa dạng và hòa nhập

Phần 4: Hoạt động quản trị

  • Cơ cấu quản trị công ty
  • Cơ cấu quản trị phát triển bền vững
  • Giám sát của hội đồng quản trị về tính bền vững
  • Sự tham gia và tham vấn của các bên liên quan

Phần 5: Hiệu suất phát triển bền vững

  • Tiến độ so với các mục tiêu bền vững
  • Cam kết bền vững trong tương lai

Phần 6: Nghiên cứu điển hình và câu chuyện

  • Làm nổi bật các sáng kiến ​​và thành tựu bền vững đáng chú ý
  • Thể hiện tác động của công ty đối với xã hội và môi trường

Phần 7: Phần kết luận

  • Tóm tắt các hoạt động và thành tựu chính về phát triển bền vững
  • Các kế hoạch và cam kết phát triển bền vững trong tương lai

Phần 8: Phụ lục

  • Phương pháp và nguồn số liệu sử dụng trong báo cáo
  • Bảng tiêu chuẩn GRI
  • Bảng thuật ngữ và định nghĩa
  • Danh sách các sáng kiến ​​và báo cáo phát triển bền vững có liên quan

Lưu ý: Đây là cấu trúc và nội dung chung do Sao Kim đề xuất dựa trên tiêu chuẩn GRI và tham khảo hướng dẫn của Nhóm phụ trách Báo cáo Phát triển Bền vững SSI. Các phần của báo cáo có thể được điều chỉnh dựa trên các nỗ lực và mục tiêu phát triển bền vững cụ thể của từng doanh nghiệp.

Chi tiết hơn, vui lòng tham khảo Bộ tiêu chuẩn Báo cáo phát triển bền vững do GRI phát hành.

Tải Bộ tiêu chuẩn Báo cáo phát triển bền vững GRI hợp nhất (2016)

Phần lớn các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán hiện đang tích hợp Báo cáo phát triển bền vững vào trong Báo cáo thường niên. Tuy nhiên việc tích hợp có ưu điểm và nhược điểm riêng, ví dụ:

  • Tích hợp vào Báo cáo thường niên có ưu điểm dễ thiết kế, chi phí đầu tư thấp. Nhưng khó làm nổi bật.
  • Tách riêng BC phát triển bền vững có thể làm nổi bật các giá trị bền vững màn doanh nghiệp đang theo đuổi. Dĩ nhiên, cùng với đó là cần nguồn lực nhiều hơn để thực hiện.

> Tham khảo ngay dịch vụ thiết kế báo cáo thường niên của Sao Kim nếu doanh nghiệp của bạn muốn tích hợp chung Báo cáo Phát triển bền vững vào Báo cáo thường niên.

4. Quy trình thiết kế báo cáo phát triển bền vững

Quy trình thiết kế báo cáo phát triển bền vững

Hạng mục thiết kế Báo cáo phát triển bền vững có thể tác động với quy mô sâu, rộng đến hoạt động kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp, do đó cần triển khai theo đúng quy trình để đạt chất lượng cao, cũng như kiểm soát rủi ro thường gặp.

Sao Kim chia sẻ quy trình thiết kế báo cáo phát triển bền vững chi tiết như sau:

Bước 1: Nghiên cứu bối cảnh, tình hình hoạt động kinh doanh và mục tiêu thiết kế báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp

Trước tiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ ý nghĩa tại sao lại có quy định cập nhật thông tin về phát triển bền vững, chúng giúp cho khách hàng, cổ đông và các bên liên quan điều gì và tác động ngược trở lại doanh nghiệp ra sao.

Bắt đầu với việc hiểu rõ ý nghĩa, doanh nghiệp có thể xác định cụ thể các điểm cũng như phương pháp nghiên cứu phù hợp, ví dụ:

  • Tình hình hoạt động kinh doanh
  • Mục tiêu của doanh nghiệp
  • Nếu doanh nghiệp đang cố gắng phát triển một sản phẩm mới hoặc nâng cao hiệu quả kinh doanh, những mục tiêu này cần được cân nhắc trong báo cáo phát triển bền vững.
  • Sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nghiên cứu bối cảnh. Những giá trị này cần được tạo ra và giữ vững trong báo cáo phát triển bền vững.
  • Xác định vấn đề môi trường mà doanh nghiệp đang đối mặt, bao gồm cả các vấn đề môi trường mở rộng và nội bộ.
  • Xác định vấn đề kinh tế xã hội hiện tại cũng như xu hướng tương lai có thể tác động tới doanh nghiệp (bao gồm cả tình hình chính trị, pháp luật liên quan).

Ngoài ra, doanh nghiệp cần nghiên cứu thêm về tình hình xây dựng thương hiệu – đây là động lực quan trọng trong việc duy trì phát triển bền vững, nhưng chưa được các doanh nghiệp đánh giá đúng về tầm quan trọng.

Tham khảo mẫu đánh giá, kiểm toán thương hiệu

Tìm hiểu thêm một số kiến thức chuẩn về xây dựng thương hiệu:

Bước 2: Thu thập dữ liệu liên quan phục vụ cho xây dựng bản báo cáo phát triển bền vững

Bước tiếp theo là thu thập các dữ liệu liên quan, hữu ích để phục vụ thiết kế cũng như phát triển nội dung trong bản báo cáo, bao gồm:

  • Thông tin về lịch sử phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
  • Thông tin về hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp
  • Thông tin về tài nguyên, năng lực và sản phẩm của doanh nghiệp
  • Thông tin về mô hình kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp
  • Thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tác của doanh nghiệp
  • Thông tin về thị trường và các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Thông tin về sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp

Ngoài ra cần thu thập thông tin tham vấn của các bên liên quan nhằm tăng tính chính xác, đáng tin cậy và kịp thời.

Bước 3: Xây dựng cấu trúc cho bản báo cáo phát triển bền vững

Dựa theo tiêu chuẩn GRI, doanh nghiệp có thể xây dựng cấu trúc chung dễ dàng cho báo cáo phát triển bền vững.

Tuy nhiên, căn cứ mục tiêu, và trọng tâm tác động khi phát hành báo cáo phát triển bền vững, doanh nghiệp có thể xây dựng một cấu trúc phù hợp. Chỉ cần đảm bảo các thông tin chính:

  • Thông tin chung
  • Tiêu chuẩn Kinh tế
  • Tiêu chuẩn Môi trường
  • Tiêu chuẩn Xã hội

Ví dụ: Doanh nghiệp mong muốn khách hàng, cổ đông và nhà đầu tư yên tâm hơn về chiến lược phát triển bền vững nhờ “thương hiệu”, có thể nói rõ hơn về chiến lược thương hiệu, các hoạt động xây dựng thương hiệu, hiệu suất hiện tại cũng như dự báo tương lai.

Bước 4: Xây dựng nội dung của bản báo cáo phát triển bền vững

Trước khi chuyển sang thiết kế chi tiết, doanh nghiệp cần xây dựng bản báo cáo ở dạng văn bản (Word) bao gồm chi tiết thông tin, nội dung mô tả, số liệu, biểu đồ, KPI, … (tương tự như Báo cáo thường niên).

Nội dung cũng phải nêu rõ chiến lược và kế hoạch để hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp với mức độ tính khả thi cao.

Thông thường việc xây dựng nội dung doanh nghiệp tiến hành nội bộ và chuyển bản nội dung sang các nhà thiết kế để yêu cầu thiết kế minh họa.

NOTE: Trong trường hợp chưa có kinh nghiệm, doanh nghiệp có thể liên hệ Sao Kim để được tư vấn, hỗ trợ xây dựng nội dung.

Bước 5: Phát triển phong cách thiết kế cho bản báo cáo phát triển bền vững

Phát triển phong cách thiết kế cho bản báo cáo phát triển bền vững là bước quan trọng trong quá trình xây dựng bản báo cáo.

Phong cách thiết kế có thể tạo ra nhận thức tích cực ban đầu về tình hình phát triển bền vững của doanh nghiệp, tác động tới cảm xúc của người xem và thúc đẩy các hành vi mong muốn theo mục tiêu của doanh nghiệp.

Do đó, phong cách thiết kế thực sự quan trọng, đặc biệt khả năng tác động đến nhóm đa số cổ đông, cũng như nhà đầu tư tiềm năng.

Để phát triển một phong cách thiết kế cho bản báo cáo, bạn nên làm những việc sau:

  • Tìm hiểu kỹ lưỡng về chiến lược và nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Tìm hiểu phong cách thiết kế, hình ảnh hiện tại doanh nghiệp đang xây dựng.
  • Tìm hiểu mục tiêu, chiến lược cũng như chủ đề chính doanh nghiệp muốn hướng tới.
  • Lựa chọn bảng màu sắc chính cho bản báo cáo.
  • Tạo mẫu trực quan với hình ảnh, đồ họa, bảng biểu, phông chữ

Cân nhắc phát triển 3 phong cách thiết kế để lựa chọn phong cách tối ưu nhất.

NOTE: Phong cách thiết kế giúp đưa ra định hướng thiết kế tổng thể, không phải là bản thiết kế chi tiết, cụ thể giống như bản hoàn thiện cuối cùng.

Bước 6: Trình bày & lựa chọn phong cách thiết kế

Hãy thiết lập buổi họp với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, có vai trò quyết định cao nhất để trình bày các phương án đề xuất phong cách thiết kế và đưa ra lựa chọn để xác định tổng thể trực quan của bản báo cáo.

Hoạt động này nhằm mục đích tối ưu quá trình thiết kế ở cấp chiến lược, chúng giúp hướng dẫn cụ thể, nhất quán cho việc thiết kế các trang chi tiết.

Ngoài ra, chốt phong cách với cấp lãnh đạo cao nhất trước khi thiết kế chi tiết có thể đảm bảo hoạt động thiết kế diễn ra suôn sẻ, đúng tiến độ nhờ hạn chế sai lầm cũng như tăng chất lượng dự án.

Bước 7: Thiết kế chi tiết các trang trong báo cáo

Sau khi có bản phong cách thiết kế, các nhà thiết kế có thể bắt đầu thiết kế các trang chi tiết từ việc sắp xếp bố cục, dàn nội dung, thiết kế bảng biểu, số liệu hay vẽ minh họa.

Tại bước này, các nhà thiết kế bám sát phong cách đã lựa chọn và phát triển các chi tiết nhỏ mang tính kỹ thuật. Liên tục phối hợp với đội xây dựng nội dung để đảm bảo nội dung được trình bày đúng, đầy đủ, trực quan.

Bước 8: Trình bày & hiệu chỉnh bản thiết kế

Một điểm quan trọng nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án thiết kế báo cáo phát triển bền vững là thúc đẩy việc bàn giao từng phần trong dự án.

Điều này có nghĩa là, đội ngũ thiết kế sẽ hoàn thành từng phần (Từng trang hoặc từng phần nội dung) , trình bày trước hội đồng kiểm duyệt để nhận phản hồi (mang tính kỹ thuật, chi tiết) và hiệu chỉnh.

NOTE: Nên thiết lập rõ ràng cơ chế, thời hạn chặt chẽ để đảm bảo hoạt động thiết kế, trình bày, phản hồi và hiệu chỉnh diễn ra liên tục.

Bước 9: Hoàn thiện bản thiết kế & Kiểm thử

Tại bước này, các nhà thiết kế và đội ngũ kiểm duyệt phối hợp để hoàn thiện các chi tiết cuối cùng trong dự án. Nếu hoạt động tại bước 8 được triển khai chặt chẽ, bước 9 có thể diễn ra nhanh chóng.

Bản thiết kế cần đảm bảo các tiêu chí:

  • Đầy đủ thông tin
  • Trực quan
  • Dễ đọc, dễ hiểu
  • Tính khả thi
  • Tính chi tiết, chính xác
  • Tiên tiến, sáng tạo
  • Phù hợp với chiến lược thương hiệu

Tại bước này có thể điều chỉnh thêm màu sắc, chất liệu phù hợp và in ấn thử nghiệm để kiểm tra chất lượng thực tế.

Bước 10: Nghiệm thu & Bàn giao dự án

Cuối cùng, hãy thực hiện nghiệm thu và bàn giao dự án. Doanh nghiệp cũng có thể sắp xếp buổi họp tổng kết để:

  • Đánh giá tổng quan dự án.
  • Đánh giá các điểm tốt cần phát huy.
  • Đánh giá các điểm thiết kế cần cải thiện.
  • Rút kinh nghiệm khi triển khai thiết kế báo cáo phát triển bền vững cho năm sau.

Bạn cần một nhà thiết kế chuyên nghiệp hỗ trợ?

Vui lòng điền thông tin ngay bên dưới đây để yêu cầu tư vấn, thiết kế báo cáo phát triển bền vững:

5. Mẫu báo cáo phát triển bền vững

Tham khảo một số mẫu báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp hàng đầu để triển khai cho doanh nghiệp của bạn (Link tải bộ sưu tập ở bên dưới):

Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Vinaseed
Báo cáo phát triển bền vững VINASEED
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững CP Group 2021
Báo cáo phát triển bền vững CP GROUP (2021)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững CP Group 2020
Báo cáo phát triển bền vững CP GROUP (2020)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Vinamilk 2021
Báo cáo phát triển bền vững Vinamilk (2021)
BC PTBV Vinamilk (2021 – Bản Digital)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Vinamilk 2022
Báo cáo phát triển bền vững Vinamilk (2020)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững TH Group 2019
Báo cáo phát triển bền vững Tập đoàn TH (2019)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Toyota Việt Nam 2021
Báo cáo phát triển bền vững Toyota Việt Nam (2021)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Toyota Việt Nam 2019
Báo cáo phát triển bền vững Toyota Việt Nam (2019)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Dược Hậu Giang 2021
Báo cáo phát triển bền vững Dược Hậu Giang (2021)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Dược Hậu Giang 2020
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Dược Hậu Giang 2020
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Traphaco 2019
Báo cáo phát triển bền vững Traphaco (2019)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Tập đoàn PAN 2021
Báo cáo phát triển bền vững Tập đoàn PAN (2021)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Tập đoàn PAN 2020
Báo cáo phát triển bền vững Tập đoàn PAN (2020)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Tập đoàn Bảo Việt 2021
Báo cáo phát triển bền vững Tập đoàn Bảo Việt (2021)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Petrolimex 2021
Báo cáo phát triển bền vững Petrolimex (2021)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Novaland 2021
Báo cáo phát triển bền vững Novaland (2021)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Novaland 2020
Báo cáo phát triển bền vững Novaland (2020)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Masan High Tech Materials 2021
Báo cáo phát triển bền vững Masan High-Tech Materials (2021)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Heineken 2021
Báo cáo phát triển bền vững Heineken (2021)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Heineken 2020
Báo cáo phát triển bền vững Heineken (2020)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Samsung 2021
Báo cáo phát triển bền vững Samsung (2021)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Công ty CP Sợi Thế Kỷ 2021
Báo cáo phát triển bền vững Công ty CP Sợi Thế Kỷ (2021)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Công ty CP Sợi Thế Kỷ 2020
Báo cáo phát triển bền vững Công ty CP Sợi Thế Kỷ (2020)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Vicostone 2021
Báo cáo phát triển bền vững VICOSTONE (2021)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Vicostone 2020
Báo cáo phát triển bền vững VICOSTONE (2020)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Công ty CP INSEE Việt Nam 2021
Báo cáo phát triển bền vững Công ty CP INSEE Việt Nam (2021)
Mẫu Báo cáo phát triển bền vững Công ty CP INSEE Việt Nam 2020
Báo cáo phát triển bền vững Công ty CP INSEE Việt Nam (2020)

Tạm kết

Đầu tư vào Thiết kế Báo cáo phát triển bền vững là một phương pháp tiếp cận sáng tạo, hiệu quả trong bối cảnh môi trường kinh doanh gặp nhiều thách thức và xu hướng quan tâm đến sự bền vững.

Thay vì tập trung vào các chỉ số tài chính ngắn hạn (có thể không phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp). Báo cáo phát triển bền vững hướng tới các giá trị bền vững, thương hiệu, môi trường, kinh tế – xã hội giúp xây dựng niềm tin về sự tăng trưởng trong dài hạn, kiến tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Vui lòng điền thông tin yêu cầu tư vấn ngay dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ thiết kế báo cáo phát triền bền vững, báo cáo thường niên phù hợp cho doanh nghiệp:

Hoặc liên hệ với Sao Kim qua số hotline 0964.699.499 hoặc email contact@saokim.com.vn để được tư vấn dịch vụ thiết kế báo cáo phát triển bền vững, thiết kế báo cáo thường niên.


Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:

Blog Sao KimCẩm Nang Sao Kim 

Facebook: Sao Kim Branding

Case study BehanceSao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #SDR #BCPTBV #PhatTrienBenVung #AnnualReport #BaoCaoThuongNien

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499