EnglishVietnamese
Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

Tầm nhìn và Sứ mệnh là gì? Cách viết chuẩn, ý nghĩa

19.843 lượt xem

Chia sẻ quy trình 7 bước viết Tầm nhìn và Sứ mệnh chuẩn và ý nghĩa. Đặc biệt, chia sẻ các Mẫu, Ví dụ về Tầm nhìn và Sứ mệnh giúp bạn có thêm ý tưởng.

Bạn đang cố gắng viết tầm nhìn và sứ mệnh cho thương hiệu (doanh nghiệp) của mình nhưng gặp khó khăn? Bạn không biết phương án bạn đang suy nghĩ có đủ thực tế và truyền cảm hứng? Đặc biệt, bạn cần tầm nhìn và sứ mệnh có thể kết nối chặt chẽ với khách hàng mục tiêu của bạn?

Đừng lo lắng, hãy cùng tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây và bắt đầu lại, tôi tin bạn sẽ tìm ra phương án tầm nhìn và sứ mệnh phù hợp nhất.

Tầm nhìn và sứ mệnh

Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ về khái niệm.

1. Tuyên bố sứ mệnh là gì?

Tuyên bố sứ mệnh là một tuyên bố định hướng hành động, tuyên bố mục đích mà một thương hiệu phụng sự khách hàng của mình. Nó thường bao gồm mô tả chung về thương hiệu, chức năng và mục tiêu của thương hiệu. Tuyên bố thường ngắn, có thể là một câu đơn hoặc một đoạn văn ngắn.

Tuyên bố sứ mệnh không phải là cố định từ năm này qua năm khác.

Khi một thương hiệu phát triển, phạm vi, mục tiêu cũng như khách hàng có thể thay đổi. Do đó, các tuyên bố sứ mệnh nên được sửa đổi khi cần thiết để phản ánh định hướng mới.

2. Tuyên bố tầm nhìn là gì?

Tuyên bố tầm nhìn là một hình ảnh tinh thần sống động về những gì bạn muốn thương hiệu của mình trở thành vào một thời điểm nào đó trong tương lai, dựa trên mục tiêu và nguyện vọng của bạn. Có tầm nhìn sẽ giúp thương hiệu của bạn tập trung rõ ràng và có thể ngăn bạn đi sai hướng.

Các câu hỏi cần cân nhắc khi soạn thảo các tuyên bố về tầm nhìn có thể bao gồm:

  • Bạn đang tìm cách giải quyết vấn đề gì?
  • Bạn đang đi tới đâu?
  • Nếu bạn đạt được tất cả các mục tiêu chiến lược vào 5 năm, 10 năm tới, bạn sẽ mô tả ngắn gọn như thế nào?

Tuyên bố tầm nhìn nên có tham vọng, đừng chỉ suy nghĩ trước một hoặc hai năm.

Và đừng nhầm lẫn giữa tầm nhìn với kế hoạch kinh doanh để đạt được thành công trong tương lai. Bạn có thể coi tầm nhìn như một lộ trình ngắn hạn, nhưng tầm nhìn không nên bao gồm các cột mốc cụ thể, mục tiêu doanh thu hoặc chiến lược để đạt được những mục tiêu đó.

3. Sự khác nhau giữa Tầm nhìn và Sứ mệnh

Tuyên bố sứ mệnh làm rõ những gì một doanh nghiệp muốn đạt được, những người doanh nghiệp muốn hỗ trợ và lý do tại sao lại hỗ trợ họ. Mặt khác, tuyên bố tầm nhìn mô tả kết quả thương hiệu muốn đạt được trong tương lai. Do đó, một tuyên bố sứ mệnh là một lộ trình cho tuyên bố tầm nhìn của công ty.

Tóm lại, sự khác biệt chính giữa tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh là:

  • Tầm nhìn: Mô tả kết quả tương lai. Các yếu tố tương tự từ sứ mệnh có thể được đưa vào tầm nhìn, nhưng chúng sẽ được mô tả ở thì tương lai.
  • Sứ mệnh: Mô tả mục đích hiện tại. Chức năng, đối tượng mục tiêu và các dịch vụ chính của công ty là những yếu tố thường được đề cập trong sứ mệnh.
Tầm nhìnSứ mệnh
Chủ yếu cho nội bộCho nội bộ hoặc chiến dịch truyền thông
Có thể không công khaiCông khai với công chúng
Kết quảMục đích tồn tại
Thì tương laiThì hiện tại

Bằng cách hiểu rõ ràng, tường tận về tầm nhìn, sứ mệnh là gì trước khi đặt bút viết, tôi tin bạn sẽ hoàn thành tốt.

> Nếu bạn không có kinh nghiệm, xem ngay dịch vụ tư vấn chiến lược thương hiệu của Sao Kim. Đội ngũ của Sao Kim sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng, hiệu quả.

Bây giờ chúng ta đã biết rõ hơn về khái niệm, hãy đi sâu vào quy trình viết để tạo ra tầm nhìn và sứ mệnh đáp ứng kỳ vọng của bạn.

4. Quy trình viết Tầm nhìn và Sứ mệnh

Một trong những lý do khiến bạn gặp vướng mắc khi viết tầm nhìn và sứ mệnh là bắt tay vào viết ngay lập tức. Việc bắt tay vào viết ngay mà bỏ qua việc rà soát lại các nội dung liên quan khiến tầm nhìn và sứ mệnh bạn viết ra không đứng trên cơ sở vững chắc.

Vậy nên, bắt đầu quy trình từng bước, rà soát, sắp xếp lại thông tin cũng như chuẩn bị cơ sở để đánh giá các phương án.

Với kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, giúp khách hàng viết lại tầm nhìn và sứ mệnh phù hợp là một phần công việc của Sao Kim. Chúng tôi thường áp dụng theo quy trình 7 bước:

  • Bước #1: Giải thích việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Bước #2: Xác định các giá trị cốt lõi
  • Bước #3: Tìm kết nối phù hợp giữa sản phẩm/ dịch vụ với các giá trị cốt lõi
  • Bước #4: Viết tầm nhìn và sứ mệnh
  • Bước #5: Cô đọng nội dung
  • Bước #6: Thử nghiệm & Hiệu chỉnh
  • Bước #7: Hoàn thành

Bước #1: Giải thích việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ

Muốn khách hàng tiềm năng nhanh chóng hiểu những gì thương hiệu bạn làm, bạn phải giải thích sản phẩm/ dịch vụ của bạn bằng các thuật ngữ cơ bản, rõ ràng và ngắn gọn. Phần giải thích của bạn phải trả lời những câu hỏi cơ bản nhất như:

  • Bạn đang bán sản phẩm hoặc dịch vụ gì?
  • Tại sao khách hàng phải mua nó?
  • Làm thế nào để bạn giải quyết vấn đề cho khách hàng?

Hãy viết lại rõ ràng, ngắn gọn các câu trả lời và tập trung vào cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại giá trị cho khách hàng mục tiêu của bạn.

Đối với công ty/ thương hiệu nhỏ (single brand): Có thể tập trung mô tả sát vào dịch vụ nhằm làm rõ ràng hơn những gì bạn cung cấp.

Đối với công ty/ tổng công ty/ tập đoàn: Nên mô tả dịch vụ trừu tượng hơn, liên kết với các giá trị cơ bản nhằm đảm bảo khả năng bao quát, khả năng mở rộng.

NOTE: Mặc dù tầm nhìn và sứ mệnh có thể thay đổi khi thương hiệu thay đổi, nhưng đảm bảo khả năng mở rộng và nhìn xa hơn sẽ dễ dàng hơn khi xây dựng thương hiệu.

Đọc thêm:

Bước #2: Xác định các giá trị cốt lõi

Bây giờ, sau khi đã mô tả sản phẩm dịch vụ của bạn theo cách dễ hiểu nhất, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ lớn hơn. Bạn không chỉ tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ một cách ngẫu nhiên, rất có thể sản phẩm dịch vụ của bạn được xây dựng trên một bộ giá trị cốt lõi.

Giá trị cốt lõi là những nguyên tắc đã ăn sâu, định hướng hành động của một công ty. Lấy ví dụ về 6 giá trị cốt lõi của Sao Kim:

  • Tận tâm
  • Sáng tạo
  • Hợp tác
  • Cam kết
  • Hiệu quả
  • Đam mê


Đây không chỉ là những giá trị nhân viên Sao Kim tôn trọng mà còn là những giá trị khách hàng mục tiêu của Sao Kim đánh giá cao.

Mối quan hệ giữa tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Mối quan hệ giữa tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Bằng cách xác định các giá trị cốt lõi có ý nghĩa ở cấp độ cá nhân và tổ chức, bạn sẽ có một bộ từ khóa để có thể thêm vào tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh.

Một số giá trị cốt lõi được nhiều thương hiệu tin tưởng:

  • Chính trực
  • Tin cậy
  • Trách nhiệm
  • Cam kết
  • Hợp tác
  • Hiệu quả
  • Sáng tạo
  • Đam mê
  • Kỷ luật
  • Táo bạo
  • Trung thực
  • Công bằng
  • Nhân ái
  • Tận tâm
  • Khiêm tốn
  • Khác biệt
  • Thân thiện
  • Tôn trọng
  • Tiên phong
  • Đổi mới
  • Chất lượng
  • Đơn giản, bình dị

Xác định rõ ràng những giá trị cốt lõi mà thương hiệu của bạn đang xây dựng (hoặc giá trị mà hình mẫu thương hiệu bạn hướng tới), ánh xạ tới các giá trị khách hàng mục tiêu tôn trọng, bạn có thể tạo tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh khiến họ tin tưởng.

Chờ chút … Sao Kim có quà cho bạn! Tải ngay Ebook Corporate Branding (miễn phí) dưới đây để tìm hiểu mọi thứ về xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

Ebook Corporate Branding - Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

Bước #3: Tìm kết nối phù hợp giữa sản phẩm/ dịch vụ với các giá trị cốt lõi

Vậy làm thế nào mà bạn cung cấp sản phẩm/ dịch vụ có thể phục vụ các giá trị cốt lõi của bạn? Bạn cần phải tạo ra mối liên hệ giữa cả hai theo cách có ý nghĩa đối với khách hàng mục tiêu.

Bạn có thể tìm ra bộ giá trị cốt lõi mà bạn tin tưởng (sản phẩm/ dịch vụ của bạn xây dựng trên đó) và liệt kê bộ giá trị cốt lõi mà khách hàng mục tiêu sau đó tìm điểm chung giữa chúng.

Bạn có thể tìm ra nhiều giá trị chung, nhưng hãy giữ sự tập trung. Quá nhiều giá trị sẽ không đủ trọng tâm, chỉ 1 giá trị thì cũng thu hẹp phạm vi của chính bạn.

Ví dụ: Nếu bạn là đơn vị cung cấp sản phẩm công nghệ và một trong những giá trị cốt lõi của bạn tập trung vào “sự đổi mới”, hãy chọn thêm một vài giá trị liên quan bổ trợ như “tin cậy”, “hiệu quả”, “thân thiện”.

Bước #4: Viết tầm nhìn và sứ mệnh

Bây giờ hãy viết tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh bằng một hoặc một vài câu ngắn gọn, nó là một bản tóm tắt ngắn gọn về mục đích của công ty bạn. Bạn cần nêu rõ:

  • Why: Lý do bạn tồn tại (Bạn cung cấp SP/ Dịch vụ gì?)
  • How: Bạn làm gì để giải quyết nỗi đau nào của khách hàng?
  • What: Hơn cả sản phẩm, bạn mang đến cho khách hàng của bạn những giá trị gì?

Tại bước này, đừng quan tâm đến ngắn hay dài, hãy viết đầy đủ ý và viết nhiều phương án khác nhau để bao phủ các khía cạnh bạn mong muốn.

  • Đầu tiên, trả lời riêng 3 câu hỏi Why, How, What
  • Thứ hai, viết đoạn tổng hợp
  • Thứ ba, tách riêng thành từng tuyên bố tầm nhìn, tuyên bố sứ mệnh.

Bước #5: Cô đọng nội dung

Tầm nhìn và sứ mệnh của bạn phải rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu. Vì thế, hãy cô đọng các phương án đã viết ở bước trên.

Tầm nhìn và sứ mệnh cũng thường được kết hợp thành một “tuyên bố sứ mệnh” toàn diện để xác định lý do tồn tại và triển vọng của tổ chức đối với các đối tượng bên trong và bên ngoài.

Bước #6: Thử nghiệm & Hiệu chỉnh

Sau khi đã có các phương án cô đọng, hãy tiến hành thử nghiệm và hiệu chỉnh.

Bạn nên mời các thành viên trong nhóm tham gia, trình bày rõ ràng về các phương án, cho họ đọc lại tầm nhìn và sứ mệnh đã được cô đọng và đánh giá. Hiệu chỉnh lại hợp lý.

Kiểm tra trên internet để tránh trùng lặp với đối thủ cạnh tranh hoặc thương hiệu khác

Bạn cũng có thể tìm một vài khách hàng mục tiêu (hoặc người có chân dung gần giống khách hàng mục tiêu của bạn) và nhờ họ đánh giá. Liệu rằng:

  • Tầm nhìn và sứ mệnh có dễ hiểu?
  • Có rõ ràng và đủ tính thử thách?
  • Có đủ thực tế?
  • Có thôi thúc hành động và truyền cảm hứng?
  • Có thể hiện tính cách thương hiệu và niềm vui?

Bước #7: Hoàn thành

Lựa chọn phương án tốt nhất và hoàn thiện hơn (nếu được).

Khi đã viết hoàn thiện tầm nhìn và sứ mệnh mới, hãy tổ chức buổi công bố nội bộ, đảm bảo tất cả các thành viên nội bộ đều hiểu rõ và quen thuộc trước khi tuyên bố ra công chúng.

Ngoài ra, đưa tầm nhìn và sứ mệnh vào các văn bản chính thức, tài liệu hướng dẫn, brand guideline hay tài liệu đào tạo nội bộ để duy trì sự nhất quán.

Vui lòng kiểm tra email để nhận tài liệu hữu ích về xây dựng thương hiệu từ Sao Kim

Đọc thêm bài viết liên quan giúp bạn viết tầm nhìn và sứ mệnh tốt hơn:

5. 20 Ví dụ về tầm nhìn và sứ mệnh

Khi viết tầm nhìn và sứ mệnh, bạn cũng nên tham khảo các thương hiệu khác đã viết như thế nào, dựa trên giá trị cốt lõi gì để tìm cảm hứng sáng tạo (và tránh trùng lặp).

Và đây là một số ví dụ tầm nhìn và sứ mệnh:

5.1. Tầm nhìn và sứ mệnh của Vingroup

Tầm nhìn: “Vingroup định hướng phát triển thành tập đoàn công nghệ – công nghiệp – thương mại dịch vụ hàng đầu khu vực”

Sứ mệnh: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”

Giá trị cốt lõi của Vingroup:

  • Tín
  • Tâm
  • Trí
  • Tốc
  • Tinh
  • Nhân

Tầm nhìn của Vinfast: “Trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu”

5.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của Vinamilk

Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”

Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”

Giá trị cốt lõi của Vinamilk:

  • Chính trực
  • Tôn trọng
  • Công bằng
  • Đạo đức
  • Tuân thủ

5.3. Tầm nhìn và sứ mệnh của Viettel

Tầm nhìn: “Trở thành một doanh nghiệp kinh doanh sáng tạo vì con người”

Sứ mệnh: “Sáng tạo vì con người – Caring Inovator”

Giá trị cốt lõi của Viettel:

  • Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý
  • Trưởng thành qua những thách thức và thất bại
  • Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
  • Sáng tạo là sức sống
  • Tư duy hệ thống
  • Kết hợp Đông – Tây
  • Truyền thống và cách làm người lính
  • Viettel là ngôi nhà chung
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

5.4. Tầm nhìn và sứ mệnh của Shopee

Tầm nhìn: “Trở thành điểm đến thương mại điện tử được lựa chọn trong khu vực”

Sứ mệnh: “Shopee liên tục nâng cao nền tảng của mình để mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch và thú vị cho tất cả người dùng”

Giá trị cốt lõi của Shopee:

  • We Serve
  • We Adapt
  • We Run
  • We Commit
  • We Stay Humble

5.5. Tầm nhìn và sứ mệnh của FPT

Tầm nhìn: “Trở thành doanh nghiệp số và đứng trong Top 50 công ty hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số toàn diện vào năm 2030”

Sứ mệnh: “Tiên phong chuyển đổi số trong cuộc CMCN 4.0”

Giá trị cốt lõi của FPT:

  • Tôn trọng
  • Đổi mới
  • Đồng đội
  • Chí công
  • Gương mẫu
  • Sáng suốt

5.6. Tầm nhìn và sứ mệnh của Techcombank

Tầm nhìn: “Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống; thúc đẩy mỗi người khai phá tiềm năng và bản lĩnh hành động cho những điều vượt trội”

Sứ mệnh: “Dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo động lực cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức phát triển bền vững và bứt phá thành công”

Giá trị cốt lõi của Techcombank:

  • Khách hàng là trọng tâm
  • Đổi mới và sáng tạo
  • Hợp tác vì mục tiêu chung
  • Phát triển bản thân
  • Làm việc hiệu quả

5.7. Tầm nhìn và sứ mệnh của Masan Group

Tầm nhìn: “Trở thành niềm tự hào của Việt Nam bằng việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Việt”

Sứ mệnh: “Cung cấp dịch vụ và sản phẩm chất lượng của tập đoàn Masan cho gần 100 triệu người Việt Nam, đồng thời giúp họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày”

Giá trị cốt lõi của Masan Group:

  • Tố chất lãnh đạo
  • Tinh thần doanh nhân
  • Khát vọng chiến thắng
  • Sự liêm chính
  • Tin tưởng

5.8. Tầm nhìn và sứ mệnh của VNPT

Tầm nhìn: “Cung cấp cho khách hàng và đối tác các sản phẩm, dịch vụ Viễn thông – CNTT – Truyền thông và Dịch vụ số chất lượng, đột phá, sáng tạo”

Sứ mệnh: “Trở thành lựa chọn số 1 của khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ Công nghệ thông tin – Viễn thông (ICT) tại thị trường”

Giá trị cốt lõi của VNPT:

  • Tinh thần
  • Truyền thống
  • Sức mạnh
  • Chuẩn mực
  • Trách nhiệm VNPT

5.9. Tầm nhìn và sứ mệnh của Sabeco

Tầm nhìn: “Phát triển SABECO thành Tập đoàn công nghiệp đồ uống hàng đầu của Việt Nam, có vị thế trong khu vực và quốc tế”

Sứ mệnh: “Góp phần phát triển ngành Đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới”

Giá trị cốt lõi của Sabeco:

  • Thương hiệu truyền thống
  • Trách nhiệm xã hội
  • Hợp tác cùng phát triển
  • Gắn bó
  • Cải tiến không ngừng

5.10. Tầm nhìn và sứ mệnh của Sao Kim

Tầm nhìn: “Trở thành một doanh nghiệp phát triển bền vững với môi trường làm việc chuyên nghiệp – năng động – nhân văn. Dẫn đầu trong các lĩnh vực tham gia bằng hiệu quả hoạt động.”

Sứ mệnh: “Sao Kim ra đời để giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh bằng việc xây dựng thương hiệu mạnh”

Giá trị cốt lõi của Sao Kim:

  • Tận tâm
  • Sáng tạo
  • Hợp tác
  • Cam kết
  • Hiệu quả
  • Đam mê

5.11. Tầm nhìn và sứ mệnh của Apple

Tầm nhìn: “Tạo ra những sản phẩm tốt nhất trên trái đất và để thế giới tốt đẹp hơn những gì chúng ta đã tìm thấy”

Sứ mệnh: “Mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất cho khách hàng của mình thông qua phần cứng, phần mềm và dịch vụ sáng tạo”

Giá trị cốt lõi của Apple (triều đại Steve Jobs):

  • Một người, một máy tính.
  • Chúng tôi đang nỗ lực và sẽ đặt ra những mục tiêu tích cực.
  • Tất cả chúng ta đang trong cuộc phiêu lưu cùng nhau.
  • Chúng tôi xây dựng các sản phẩm mà chúng tôi tin tưởng.
  • Chúng tôi ở đây để tạo ra sự khác biệt tích cực trong xã hội, cũng như tạo ra lợi nhuận.
  • Mỗi người đều quan trọng; mỗi người đều có cơ hội và nghĩa vụ tạo ra sự khác biệt.
  • Tất cả chúng ta đều ở trong đó cùng nhau, dù thắng hay thua.
  • Chúng tôi nhiệt tình!
  • Chúng tôi sáng tạo; chúng tôi thiết lập tốc độ.
  • Chúng tôi muốn mọi người cùng nhau tận hưởng cuộc phiêu lưu mà chúng tôi đang tham gia.
  • Chúng tôi quan tâm đến những gì chúng tôi làm.
  • Chúng tôi muốn tạo ra một môi trường mà các giá trị của Apple được thăng hoa.

Giá trị cốt lõi của Apple (triều đại Tim Cook):

  • Chúng tôi tin rằng chúng tôi ở trên Trái Đất để tạo ra những sản phẩm tuyệt vời.
  • Chúng tôi tin vào sự đơn giản, không phức tạp.
  • Chúng tôi tin rằng chúng tôi cần sở hữu và kiểm soát các công nghệ chính đằng sau các sản phẩm chúng tôi tạo ra.
  • Chúng tôi chỉ tham gia vào những thị trường mà chúng tôi có thể đóng góp đáng kể.
  • Chúng tôi tin tưởng vào việc nói không với hàng nghìn dự án để có thể thực sự tập trung vào một số ít thực sự quan trọng và có ý nghĩa đối với chúng tôi.
  • Chúng tôi tin tưởng vào sự hợp tác sâu sắc và hỗ trợ trong các đội ngũ của chúng tôi, điều này cho phép chúng tôi đổi mới theo cách mà những người khác không thể.
  • Chúng tôi không chấp nhận bất cứ điều gì kém hơn sự xuất sắc trong mọi đội ngũ trong công ty và chúng tôi có lòng trung thực để thừa nhận khi chúng tôi sai và can đảm để thay đổi.

NOTE: Một số thương hiệu tôn trọng các giá trị cốt lõi tương đối độc đáo, cũng có thương hiệu không công bố rõ ràng hoặc coi triết lý kinh doanh là giá trị của họ.

5.12. Tầm nhìn và sứ mệnh của Starbucks

Tầm nhìn: “Xây dựng Starbucks trở thành nhà cung cấp cà phê hảo hạng hàng đầu trên thế giới đồng thời duy trì các nguyên tắc không khoan nhượng của chúng tôi trong quá trình phát triển”

Sứ mệnh: “Khơi nguồn cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người – một người, một cốc cà phê và một tình hàng xóm vào một thời điểm”

Giá trị cốt lõi của Starbucks:

  • Tạo ra một nền văn hóa ấm áp và thân thuộc, nơi tất cả mọi người đều được chào đón.
  • Cố gắng hết sức mình trong tất cả những gì chúng tôi làm, tự chịu trách nhiệm về kết quả.
  • Hãy can đảm hành động, thách thức hiện trạng và tìm ra những cách thức mới để phát triển công ty của chúng ta và của nhau.
  • Hiện diện, kết nối với sự minh bạch, trang nghiêm và tôn trọng.

5.13. Tầm nhìn và sứ mệnh của Nike

Tầm nhìn: “Mang lại cảm hứng và sự đổi mới cho mọi vận động viên trên thế giới”

Sứ mệnh: “Làm mọi thứ có thể để mở rộng tiềm năng của con người”

Giá trị cốt lõi của Nike:

  • Cộng đồng
  • Sự bền vững
  • Đa dạng
  • Trách nhiệm xã hội

5.14. Tầm nhìn và sứ mệnh của Adidas

Tầm nhìn: “Trở thành nhà dẫn đầu về thiết kế với trọng tâm là tận dụng tối đa các vận động viên với các sản phẩm đảm bảo hiệu suất trong thị trường thể thao toàn cầu”

Sứ mệnh: “Trở thành thương hiệu thể thao tốt nhất trên thế giới”

Giá trị cốt lõi của Adidas:

  • Hiệu suất
  • Đam mê
  • Chính trực
  • Đa dạng

5.15. Tầm nhìn và sứ mệnh của Coca cola

Tầm nhìn:

  • Nhân viên: Là một nơi tuyệt vời để làm việc, nơi mọi người được truyền cảm hứng để trở thành người giỏi nhất có thể.
  • Danh mục đầu tư: Mang đến cho thế giới một danh mục các thương hiệu đồ uống chất lượng có thể đón đầu và thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của mọi người.
  • Đối tác: Nuôi dưỡng mạng lưới khách hàng và nhà cung cấp thành công, chúng ta cùng nhau tạo ra giá trị bền vững và chung sống.
  • Trái Đất: Hãy là một công dân có trách nhiệm tạo ra sự khác biệt bằng cách giúp xây dựng và hỗ trợ các cộng đồng bền vững.
  • Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi nhuận lâu dài cho người sở hữu cổ phần đồng thời lưu tâm đến trách nhiệm chung của chúng ta.
  • Năng suất: Là một tổ chức hiệu quả cao, tinh gọn và hoạt động nhanh

Sứ mệnh: “Làm mới thế giới. Tạo nên sự khác biệt. Truyền cảm hứng cho những khoảnh khắc lạc quan và hạnh phúc”

Giá trị cốt lõi của Coca cola:

  • Khả năng lãnh đạo: Sự can đảm để định hình một tương lai tốt đẹp hơn
  • Hợp tác: Tận dụng thiên tài tập thể
  • Chính trực: Hãy thực tế
  • Trách nhiệm giải trình: Nếu có, điều đó tùy thuộc vào tôi
  • Niềm đam mê: Dấn thân bằng cả trái tim và khối óc
  • Đa dạng: Bao gồm các thương hiệu của chúng tôi
  • Chất lượng: Những gì chúng tôi làm, chúng tôi làm tốt

5.16. Tầm nhìn và sứ mệnh của Pepsico

Tầm nhìn: “Trở thành người dẫn đầu toàn cầu về thực phẩm và đồ uống tiện lợi bằng cách chiến thắng có mục đích”

Sứ mệnh: “Tạo ra nhiều nụ cười hơn với mỗi ngụm và mỗi miếng ăn”

Giá trị cốt lõi của Pepsico:

  • Phát triển bền vững
  • Trao quyền
  • Trách nhiệm và sự tin cậy

5.17. Tầm nhìn và sứ mệnh của Unilever

Tầm nhìn: “Trở thành công ty dẫn đầu trong việc mang lại cuộc sống bền vững cho khách hàng thông qua hàng tiêu dùng”

Sứ mệnh: “Biến cuộc sống bền vững trở nên phổ biến”

Giá trị cốt lõi của Unilever:

  • Chính trực
  • Tôn trọng
  • Trách nhiệm
  • Tiên phong

5.18. Tầm nhìn và sứ mệnh của Amazon

Tầm nhìn: “Trở thành công ty lấy khách hàng làm trung tâm nhất trên thế giới. Xây dựng một nơi mà mọi người có thể đến để tìm và khám phá bất cứ thứ gì họ có thể muốn mua trực tuyến”

Sứ mệnh: “Cung cấp cho khách hàng mức giá thấp nhất có thể, sự lựa chọn tốt nhất hiện có và sự tiện lợi tối đa”

Giá trị cốt lõi của Amazon:

  • Ám ảnh thỏa mãn khách hàng
  • Dám nhận trách nhiệm
  • Phát minh và Đơn giản hóa
  • Đúng đắn
  • Học hỏi và Tò mò
  • Thuê và phát triển thứ tốt nhất
  • Nhấn mạnh vào các tiêu chuẩn cao nhất
  • Nghĩ lớn
  • Ưu tiên hành động
  • Nguồn lực hạn chế, hiệu quả tối đa
  • Tìm kiếm sự tin cậy
  • Đi sâu vào chi tiết
  • Có quan điểm, không thỏa hiệp và cam kết
  • Cung cấp kết quả

5.18. Tầm nhìn và sứ mệnh của Tesla

Tầm nhìn: “Tạo ra công ty xe hơi hấp dẫn nhất thế kỷ 21 bằng cách thúc đẩy quá trình chuyển đổi của thế giới sang xe điện”

Sứ mệnh: “Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của thế giới sang năng lượng bền vững”

Giá trị cốt lõi Tesla:

  • Làm tốt nhất
  • Chấp nhận rủi ro
  • Tôn trọng
  • Không ngừng học hỏi
  • Ý thức bảo vệ môi trường

5.18. Tầm nhìn và sứ mệnh của Google

Tầm nhìn: “Tạo ra công ty xe hơi hấp dẫn nhất thế kỷ 21 bằng cách thúc đẩy quá trình chuyển đổi của thế giới sang xe điện”

Sứ mệnh: “Sứ mệnh của chúng tôi là sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người”

Giá trị cốt lõi Google:

  • Tập trung vào người dùng và tất cả những thứ khác sẽ tự theo sau
  • Tốt nhất là làm một thứ tốt nhất
  • Nhanh thì tốt hơn chậm
  • Dân chủ
  • Bạn không cần phải có mặt tại bàn làm việc để có câu trả lời
  • Bạn có thể kiếm tiền mà không cần làm điều ác
  • Luôn có nhiều thông tin hơn ở đó
  • Nhu cầu thông tin vượt mọi biên giới
  • Bạn có thể nghiêm túc mà không cần mặc vest
  • Chỉ tốt thôi là chưa đủ

Bạn có thể đọc kỹ về các giá trị cốt lõi của Google tại About Google.

5.19. Tầm nhìn và sứ mệnh của Microsoft

Tầm nhìn: “Giúp mọi người và các doanh nghiệp trên toàn thế giới phát huy hết tiềm năng của mình”

Sứ mệnh: “Sứ mệnh của chúng tôi là trao quyền cho mọi người và mọi tổ chức trên hành tinh để đạt được nhiều thành tựu hơn”

Giá trị cốt lõi Microsoft:

  • Tôn trọng
  • Chính trực
  • Có trách nhiệm

5.20. Tầm nhìn và sứ mệnh của Samsung

Tầm nhìn: “Trở thành một trong những công ty kinh doanh có đạo đức nhất trên thế giới”

Sứ mệnh: “Hỗ trợ mọi người trở thành phiên bản hoàn thiện nhất của chính mình”

Giá trị cốt lõi của Samsung:

  • Con người
  • Sự xuất sắc
  • Sự thay đổi
  • Tính liêm chính
  • Sự đồng phát triển

Đăng ký nhận nội dung hữu ích, mới nhất từ Sao Kim Branding!

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về cách viết tầm nhìn và sứ mệnh dựa trên kinh nghiệm tư vấn thương hiệu, tư vấn tái định vị thương hiệu trong hơn 12+ năm của Sao Kim. Chúng tôi tin rằng áp dụng chặt chẽ quy trình đúng sẽ khiến công việc đạt hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và dễ dàng thực hiện hơn.

Hi vọng thông tin trên hữu ích với bạn.

Lưu ý: Sau khi viết tầm nhìn sứ mệnh, bạn có thể viết tuyên ngôn định vị để hỗ trợ hoạt động định vị thương hiệu dễ dàng hơn.


Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại: 

Blog Sao KimCẩm Nang Sao Kim 

Facebook: Sao Kim Branding

Case study BehanceSao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #Mission #Vision #CoreValues

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Marketing mùi hương - Mảnh đất màu mỡ còn đang bỏ ngỏ
Cẩm nang thương hiệu

Marketing Mùi Hương – Mảnh đất màu mỡ còn đang “bỏ ngỏ”

Tuy không phải là một khái niệm mới hiện nay nhưng Marketing Mùi Hương đang chưa được nhìn nhận và khai phá hết tiềm năng vốn có. Hy vọng những thông tin mà Sao Kim cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm lợi ích và biết cách vận dụng hình thức marketing độc đáo này nhé. 

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499