EnglishVietnamese
Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

Báo giá chi phí xây dựng thương hiệu

Giải pháp xây dựng thương hiệu toàn diện, được thiết kế tùy chỉnh dành cho doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu - Sao Kim Branding
10.000+ Đối tác
tin tưởng

Lợi ích xây dựng thương hiệu

Tăng nhận thức thương hiệu

Thực hiện xây dựng thương hiệu bài bản, nhất quán ngay từ đầu giúp tăng nhận thức thương hiệu mạnh mẽ.

Nhận thức thương hiệu thúc đẩy niềm tin, tạo ra mối liên kết chặt chẽ với khách hàng và xây dựng tài sản thương hiệu.

Thúc đẩy khách hàng từ: Không nhận thức > Nhận thức qua dấu hiệu > Nhớ về thương hiệu > Top of Mind

Cải thiện lòng trung thành

Chú trọng xây dựng thương hiệu, vạch ra chiến lược đúng đắn và triển khai hiệu quả mang lại lợi ích lớn trong cải thiện lòng trung thành của khách hàng.

Khách hàng trung thành chi nhiều tiền hơn, gắn bó với thương hiệu và bảo vệ thương hiệu trước vấn đề tiêu cực.

Truyền miệng (WOM)

Xây dựng thương hiệu mang lại hiệu quả Marketing truyền miệng. Biến mỗi khách hàng trở thành đại sứ thương hiệu và giảm mạnh chi phí để có thêm mỗi một khách hàng.

Bên canh đó, nhờ WOM “hiệu quả tổng thể của các chiến dịch marketing có thể cải thiện thêm hơn 54%”

Tăng hiệu quả quảng cáo

Khi thương hiệu được thiết lập tốt và các sản phẩm đáng tin cậy, các đợt quảng cáo, khuyến mại sẽ có tác động mạnh đến khách hàng.

Thương hiệu và quảng cáo gắn bó mật thiết với nhau. Đầu tư xây dựng thương hiệu giải quyết tận gốc vấn đề “quảng cáo không hiệu quả”.

Độ nhạy giá thấp hơn

Sức mạnh của một thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp khả năng tăng giá.

Xây dựng thương hiệu toàn diện, nhất quán cho phép tạo một lượng người dùng trung thành và giảm độ nhạy về giá. Điều này đồng nghĩa với lợi nhuận cao hơn.

Thu hút & giữ chân nhân tài

Một thương hiệu được đầu tư bài bản nhận được nhiều cơ hội kinh doanh tốt hơn. Từ đó đảm bảo thành công cao hơn cho sự nghiệp của nhân viên, thu hút càng nhiều nhân tài hơn.

Xây dựng thương hiệu cũng thúc đẩy niềm tự hào, cải thiện văn hóa, môi trường làm việc của nhân viên để từ đó tăng hiệu quả công việc.

Quy trình Xây dựng thương hiệu

Nghiên cứu & Phân tích

Bắt đầu xây dựng thương hiệu với hoạt động nghiên cứu sâu sắc về thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng và mục tiêu doanh nghiệp.

Đây là các dữ liệu quan trọng, là cơ sở cho các quyết định chiến lược với mục tiêu là xây dựng thương hiệu lấy khách hàng làm trọng tâm.

Hoạt động nghiên cứu thương hiệu bao gồm:

  • Khảo sát trực tuyến
  • Khảo sát trực tiếp
  • Phỏng vấn khách hàng
  • Phỏng vấn lãnh đạo
  • Phỏng vấn nhân viên

 

Từ các dữ liệu thô, Sao Kim tiến hành phân tích, trực quan hóa để tìm ra dữ liệu có ý nghĩa.

Quy trình Xây dựng thương hiệu: Bước 1 - Nghiên cứu, phân tích
Quy trình Xây dựng thương hiệu: Bước 2 - Tư vấn chiến lược thương hiệu

Chiến lược thương hiệu

Dựa trên các dữ liệu phân tích, Sao Kim tiến hành tư vấn, đề xuất chiến lược thương hiệu giúp doanh nghiệp định hình rõ ràng về xây dựng thương hiệu.

Bản chiến lược thương hiệu bao gồm:

  • Tầm nhìn
  • Sứ mệnh
  • Giá trị cốt lõi
  • Tính cách/ Hình mẫu thương hiệu
  • Kiến trúc thương hiệu
  • Định hướng khác biệt hóa
  • Chiến lược phát triển cụ thể theo từng giai đoạn.

 

Bản chiến lược thương hiệu là cơ sở cho các bước phát triển tiếp theo.

Thiết kế nhận diện thương hiệu

Từ bản phân tích và chiến lược thương hiệu, Sao Kim tiến hành thiết kế nhận diện thương hiệu, bao gồm các thành phần giúp xây dựng nhận thức thương hiệu trong tâm trí khách hàng:

  • Tên thương hiệu
  • Logo
  • Tagline (Brand Slogan)
  • Website/ App
  • Nhận diện văn phòng
  • Nhận diện điểm bán
  • Hồ sơ năng lực
  • Catalogue/ Brochure
  • Bao bì/ nhãn mác
  • Ấn phẩm Marketing

 

Các hạng mục cụ thể phụ thuộc từng gói giải pháp và mong muốn của doanh nghiệp.

Quy trình Xây dựng thương hiệu: Bước 3 - Thiết kế nhận diện thương hiệu
Quy trình Xây dựng thương hiệu: Bước 4 - Truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động truyền thông thương hiệu.

Các chiến dịch phổ biến như:

  • Ra mắt thương hiệu
  • Ra mắt sản phẩm mới
  • Xây dựng nhận thức thương hiệu
  • Thúc đẩy bán hàng
  • Xây dựng lòng trung thành
  • Truyền thông trách nhiệm xã hội
 
Các chiến dịch được triển khai theo từng giai đoạn, kết hợp nhuần nhuyễn với nhau để tạo ra sự cộng hưởng, thúc đẩy thương hiệu phát triển mạnh mẽ.

Duy trì & Quản trị thương hiệu

Đồng hành cùng doanh nghiệp trong hoạt động duy trì thương hiệu, tư vấn, hỗ trợ, triển khai các nhiệm vụ nhằm thúc đẩy thương hiệu liên tục phát triển, đáp ứng mục tiêu theo từng giai đoạn.

Các hoạt động triển khai có thể bao gồm:

  • Đo lường, khảo sát thương hiệu
  • Chăm sóc kênh truyền thông
  • Quản lý quan hệ truyền thông
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông
  • Tư vấn mở rộng, tái định vị thương hiệu
  • Tư vấn mua bán & sáp nhập thương hiệu
 

Xây dựng thương hiệu là hoạt động liên tục, vận động theo sự phát triển của doanh nghiệp, của thời đại. Do đó, hoạt động duy trì thương hiệu là hoạt động cốt lõi, cần thiết để duy trì động lực phát triển.

Quy trình Xây dựng thương hiệu: Bước 5 - Quản trị thương hiệu

8 Yếu tố tác động đến chi phí xây dựng thương hiệu

Phạm vi & Số lượng

Phạm vi công việc ban đầu đề xuất với doanh nghiệp là nhân tố tác động chính đến báo giá.

Ngoài ra, để đáp ứng sự linh hoạt, hạng mục công việc có thể thay đổi (do yêu cầu chủ quan hoặc khách quan).

Concept thiết kế

Concept thiết kế tác động tới toàn ấn phẩm thiết kế nhận diện thương hiệu.

Chi phí có thể tăng cao nếu thay đổi concept thiết kế  hoặc tăng thêm concept sau giai đoạn triển khai thiết kế nhận diện thương hiệu sơ bộ.

Số lần hiệu chỉnh

Mặc dù hiệu chỉnh phương án, thay đổi giải pháp là hoạt động tất yếu để nhằm đạt mục tiêu tối ưu.

Tuy nhiên, số lần hiệu chỉnh nhiều hơn có thể làm tăng chi phí dự án.

Nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu có ý nghĩa là yếu tố quan trọng tác động đến các quyết định xây dựng thương hiệu.

Do đó, tùy theo nhu cầu dự án mà triển khai các phương thức, quy mô nghiên cứu khác nhau. Hoạt động này có thể tác động lớn đến báo giá xây dựng thương hiệu.

Mục tiêu dự án

Mỗi dự án, mỗi hạng mục đều có những mục tiêu khác nhau.

Mục tiêu càng cao đòi hỏi nỗ lực càng lớn. Điều này tỷ lệ thuận với chi phí.

Quy mô dự án

Dự án có quy mô lớn đòi hỏi cần nhiều nguồn lực hơn để quản lý, thực thi.

Ngược lại, quy mô dự án nhỏ có thể có chi phí thấp hơn.

Cạnh tranh

Mỗi lĩnh vực, phân khúc thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng tới có mức độ cạnh tranh khác nhau.

Cạnh tranh tác động đến số lượng và mức độ chuyên sâu của mỗi công việc cần triển khai nhằm đáp ứng mục tiêu dự án.

Thời gian

Xây dựng thương hiệu tại giai đoạn truyền thông, quản trị là hoạt động thường xuyên và liên tục. Chi phí sẽ tính theo số chiến dịch, tháng/ quý/ năm.

Ngoài ra, tại thời gian cao điểm chi phí triển khai có thể tăng cao.

"Trò chuyện với chuyên gia thương hiệu của Sao Kim để hiểu rõ giải pháp xây dựng thương hiệu phù hợp"

Bắt đầu xây dựng thương hiệu

chuyên nghiệp, bài bản ngay hôm nay với …

Starter

Bắt đầu với

50 - 100 triệu

Pro

Bắt đầu với

100 - 500 triệu

Enterprise

Bắt đầu với

500+ triệu

So sánh chi tiết

STARTERPROENTERPRISE
Concepts thiết kế [1]020303
Nhân sự tham gia (ban đầu)020304
Hiệu chỉnh concepts020303
Thời gian thực hiện (ngày)3045Tùy chỉnh
Điều khoản thanh toán [2]10050-5040-30-30
Cẩm nang nhận diện thương hiệu PDF
Cẩm nang nhận diện thương hiệu (bản Digital)
Stationery
- Danh thiếp
- Giấy tiêu đề thư
- Phong bì thư
- File folder
Employee kit
- Thẻ nhân viên
- Thẻ tên
- Áo thun nhân viên
- Bìa sổ da
- Bìa sổ tay
- Giấy note
- Ly nước
- Bình giữ nhiệt
- Túi vải
- Sticker
- Bút bi
Company Profile
- 02 concepts
- 12 trang nội dung
- Biên tập nội dung
- Hiệu chỉnh hình ảnh được cung cấp sẵn
- Thiết kế dàn trang
Sales kit
- Brochure template (8-pages)
- Powerpoint template (8-slides)
- Mẫu báo giá A4
- Mẫu báo giá trên Exel
- Mẫu hợp đồng
Social Media kit
- Avatar logo
- Cover photo
- Icon
Nhận diện sản phẩm
Các trường hợp tránh sử dụng
Nhận diện sự kiện
- Thiệp mời sự kiện
- Mẫu backdrop sự kiện
- Standee sự kiện
Nhận diện tại điểm bán
- Mẫu banner
- Mẫu poster
- Mẫu standee
- Mẫu biển hiệu điểm bán
Quà tặng thương hiệu
- Ly cốc
- Mũ bảo hiểm
- Áo mưa
- Áo thun
Quảng cáo ngoài trời
- Mẫu quảng cáo tấm lớn
- Mẫu quảng cáo Pano
- Mẫu quảng cáo trong thang máy
- Mẫu quảng cáo trên xe bus
Website thương hiệu
Ứng dụng Mobile
Kế hoạch & Triển khai chiến dịch truyền thông [5]
Quản trị thương hiệu [5]
Chuyên gia tư vấn trưởng tham gia dự án
Giám đốc sáng tạo tham gia dự án
Phỏng vấn lãnh đạo
Nghiên cứu tại bàn
Nghiên cứu thương hiệu định tính
Nghiên cứu thương hiệu định lượng
Phân tích, trực quan hóa dữ liệu
Xây dựng chiến lược thương hiệu
Đề xuất nền tảng thương hiệu
Slide thuyết trình phương án xây dựng thương hiệu
Thuyết trình phương án xây dựng thương hiệu trực tiếp
Showcase dự án [3]
Viết bài PR về dự án [4]

*Ghi chú:

Thời gian làm việc: Không bao gồm thứ 7, chủ nhật, ngày lễ và thời gian phản hồi, chỉnh sửa.

[1] Concepts: Được hiểu là một ý tưởng thiết kế khác biệt từ màu sắc, bố cục hoặc form dáng.

[2] Điều khoản thanh toán:

  • Đối với gói Starter, việc thanh toán được thực hiện 100% ngay sau khi ký hợp đồng.
  • Các gói Pro và Enterprise việc thanh toán được thực hiện 40% trước khi ký hợp đồng và 30%-30% theo tiến độ nghiệm thu.

[3] Showcase dự án: Là phần trình bày quá trình thực hiện dự án, mục tiêu, thách thức, kết quả được giới thiệu trên website, fanpage của Sao Kim giúp quảng bá dự án tốt nhất.

[4] Viết bài PR dự án: Được thực trên các website chuyên ngành và website của Sao Kim

[5] Chi phí truyền thông và quản trị thương hiệu phụ thuộc vào mục tiêu theo từng chiến dịch hàng tháng/ quý/ năm.

Báo giá xây dựng thương hiệu bao gồm

Đề xuất chiến lược thương hiệu

Đề xuất chiến lược xây dựng thương hiệu đáp ứng mục tiêu ngắn hạn & dài hạn của doanh nghiệp

Ý tưởng xây dựng thương hiệu

Đề xuất ý tưởng xây dựng thương hiệu ban đầu. Đây là cơ sở cho hợp tác hiệu quả cao hơn.

Đề xuất phạm vi công việc

Đề xuất phạm vi công việc chi tiết, bao gồm: Hạng mục do doanh nghiệp chỉ định, hạng mục phù hợp đáp ứng mục tiêu xây dựng thương hiệu

Bảng kê chi phí dự kiến từng hạng mục

Bảng kê chi phí cụ thể theo từng hạng mục công việc, phương thức thanh toán và các điều khoản sơ bộ khác.

Mục tiêu dự án

Làm rõ mục tiêu dự án, cụ thể hóa bằng các kết quả định tính & định lượng

Nghiên cứu thương hiệu

Bản nghiên cứu bản sắc thương hiệu, kiến trúc, tính cách thương hiệu…

Nghiên cứu thị trường

Bản nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhận diện thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực

Nghiên cứu khách hàng

Lập bản chân dung khách hàng, tìm kiếm insight và vẽ bản đồ hành trình khách hàng để hiểu cách khách hàng sẽ tương tác với thương hiệu như thế nào qua từng giai đoạn.

Quy trình báo giá
xây dựng thương hiệu

Sao Kim luôn thực hiện quy trình báo giá chi tiết để giúp khách hàng hình dung rõ ràng về giải pháp phù hợp, cách triển khai và chi phí.

Bước

1

1

TIẾP NHẬN YÊU CẦU

Sao Kim tiếp nhận yêu cầu tư vấn xây dựng thương hiệu và liên hệ lại tìm hiểu thông tin, mục tiêu dự án.

Bước

2

2

KHÁM PHÁ THƯƠNG HIỆU

Sao Kim khám phá sâu về thương hiệu, hành trình trải nghiệm khách hàng và chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp

Bước

3

3

NGHIÊN CỨU

Triển khai khảo sát, phỏng vấn, nghiên cứu về thực trạng xây dựng thương hiệu trên thị trường. Phân tích đối thủ cạnh tranh và khách hàng mục tiêu.

Bước

4

4

TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC

Phân tích các kết quả nghiên cứu sơ bộ để đưa ra đề xuất chiến lược thương hiệu ban đầu.

Bước

5

5

LẬP ĐỀ XUẤT BÁO GIÁ

Sao Kim tiến hành lập đề xuất báo giá chi tiết bao gồm các dữ liệu nghiên cứu, phân tích, ý tưởng ban đầu và các hạng mục phục vụ hoạt động xây dựng thương hiệu.

Bước

6

6

TRÌNH BÀY

Trực tiếp trình bày đề xuất báo giá để giúp doanh nghiệp hiểu rõ chiến lược, quy trình thực thi dựa trên dữ liệu khách quan và các chi phí cụ thể.

Bước

7

7

FOLLOW UP

Tiếp tục hỗ trợ khách hàng điều chỉnh, tư vấn theo yêu cầu.

Câu hỏi thường gặp

Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo ra nhận thức thương hiệu tích cực, mạnh mẽ về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ trong tâm trí khách hàng.

Bằng cách kết hợp các yếu tố trực quan, hữu hình như logo, màu sắc, tuyên bố tầm nhìn, sứ mệnh và một thông điệp nhất quán trong tất cả các hoạt động truyền thông.

Xây dựng thương hiệu hiệu quả giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt, khó sao chép và xây dựng lượng khách hàng trung thành

Xây dựng thương hiệu là khoản đầu tư mang lại cơ hội phát triển lớn mạnh và tăng trưởng bền vững trước các biến động xã hội.

Hoạt động xây dựng thương hiệu là hoạt động gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp, bao gồm 5 giai đoạn:

  • Nghiên cứu
  • Xác lập thương hiệu
  • Xây dựng nhận diện thương hiệu
  • Truyền thông thương hiệu
  • Quản trị thương hiệu

 

Trong mỗi giai đoạn lại có thể bao gồm nhiều công việc, nhiều phương pháp thực thi khác nhau.

Để hiểu rõ hơn, vui lòng liên hệ với chuyên gia của Sao Kim qua 0964.699.499 để được tư vấn cụ thể.

Xây dựng thương hiệu hiệu quả bắt đầu từ:

 

Bước 1: Phân tích doanh nghiệp và thị trường

Phân tích SWOT hoàn chỉnh bao gồm toàn bộ công ty — xem xét điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.

Phân tích SWOT là một cách đã được chứng minh để giúp các nhà quản lý hiểu rõ tình hình của họ để xác định tốt hơn các mục tiêu và các bước cần thiết để đạt được chúng.

 

Bước #2: Xác định mục tiêu kinh doanh chính

Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là là trăng trường doanh thu và lợi nhuận. Xây dựng thương hiệu phải gắn chặt với mục tiêu kinh doanh.

Do đó, các hoạt động xây dựng thương hiệu cần được thiết kế gắn kết với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu

Thực hiện các cuộc phỏng vấn, khảo sát để hiểu sâu về nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

Tìm hiểu rõ ràng về insight và tất cả các điểm chạm thương hiệu có thể xảy ra, từ đó có phương pháp tiếp cận phù hợp.

 

Bước 4: Xác định tính cách và thông điệp muốn truyền đạt

Một thương hiệu thành công cần tạo ra một nhận thức nhất quán thay vì cố gắng kết hợp nhiều đặc điểm.

Tất cả các yếu tố thương hiệu, chiến dịch truyền thông, hoạt động triển khai… cần hỗ trợ mục tiêu chung.

Xây dựng thương hiệu là một quá trình. Để xây dựng thương hiệu thành công cần phải hiểu đúng đắn về thương hiệu, liên tục triển khai, thử nghiệm, đo lường và tối ưu.

Quan trọng, thương hiệu tạo ra được giá trị thực sự, hơn cả lời hứa thương hiệu.

Tại Sao Kim, chúng tôi gửi đến bạn đề xuất báo giá với nhiều lựa chọn khác nhau phù hợp với nhu cầu.

Khi đưa ra đề xuất báo giá, chúng tôi luôn cân nhắc về giá trị tối thiểu mà bạn nhận được (khi kết thúc dự án) luôn lớn hơn mức đầu tư ban đầu.

Với mỗi một dự án xây dựng thương hiệu, Sao Kim luôn mong muốn gửi một đề xuất báo giá có ý nghĩa, có nghĩa là:

  • Chúng tôi giúp bạn hiểu rõ về những điều cần thực hiện để xây dựng thương hiệu đáp ứng mục tiêu kinh doanh.
  • Các đề xuất dựa trên dữ liệu nghiên cứu khách quan, cá nhân hóa theo từng dự án (không dự án nào giống nhau)
  • Chúng tôi gửi kèm đề xuất chiến lược sơ bộ làm cơ sở giúp dự án triển khai hiệu quả cao hơn.
  • Ngoài ra, với kinh nghiệm hỗ trợ nhiều doanh nghiệp, chúng tôi hiểu thương hiệu của bạn “cần gì” để phát triển toàn diện. Đây là những thông tin giúp thương hiệu của bạn tiến xa hơn, đúng hướng hơn sau khi đã kiến tạo nền tảng vững chắc.

Để làm được điều này, đội ngũ của Sao Kim đảm bảo nghiên cứu thương hiệu, nghiên cứu thị trường, khách hàng để hiểu về hành trìnhtrải nghiệm của họ.

Từ những dữ liệu khách quan đó, chúng tôi hiểu tính cách thương hiệu nào cần thể hiện, hình mẫu thương hiệu nào cần hướng đến để từ đó có thể đề xuất chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp.

Do đó, Sao Kim tự tin có thể đưa ra lời giải toàn diện cho bài toán thương hiệu của bạn.

Điền Form tư vấn báo giá ngay hoặc liên hệ với Sao Kim qua hotline 0964.699.499/ contact@saokim.com.vn

Thương hiệu cá nhân cho cán bộ quản lý (Chủ tịch/ CEO/ Quản lý cấp cao) cũng có thể góp phần thúc đẩy thương hiệu phát triển.

Tuy nhiên, quyết định có nên xây dựng hay không phụ thuộc vào từng doanh nghiệp.

Ví dụ 1:

Khi quy mô của doanh nghiệp nhỏ, xây dựng thương hiệu cá nhân của Founder giúp thúc đẩy thương hiệu doanh nghiệp phát triển nhanh. Thông qua mối quan hệ của Founder, doanh nghiệp có thể xây dựng các mối quan hệ kinh doanh.

Tuy nhiên, một rủi ro thường gặp khi xây dựng thương hiệu cá nhân để thúc đẩy thương hiệu doanh nghiệp là – thương hiệu của Founder sẽ gắn với thương hiệu doanh nghiệp.

Vì thế, vấn đề đời tư phức tạp hay phát ngôn bất cẩn trên mạng xã hội cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh.

Ví dụ 2:

Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, xây dựng thương hiệu quan tâm đến nhiều vấn đề hơn. Nhiều doanh nghiệp Cổ phần, doanh nghiệp đại chúng có thể sẽ không muốn thương hiệu cá nhân của cán bộ quản lý tác động tới thương hiệu doanh nghiệp.

Ngoài ra, đôi khi trong quá trình vận hành, cán bộ quản lý cũng sẽ thay đổi để phù hợp với mục tiêu khác nhau.

Do đó, cân nhắc kỹ càng khi lựa chọn xây dựng thương hiệu cá nhân cho Chủ tịch, CEO hay cán bộ quản lý. Thay vào đó, tập trung vào xây dựng thương hiệu chung và phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Chiến lược thương hiệu là một phần của kế hoạch kinh doanh. Bản chiến lược thương hiệu vạch ra cách thức công ty sẽ xây dựng thương hiệu như thế nào.

7 Thành phần quan trọng của chiến lược thương hiệu - Sao Kim Branding

Bản chiến lược thương hiệu chứa 7 thành phần:

#1: Mục đích

Mục đích thương hiệu của bạn cho bạn biết động lực mỗi sáng thức dậy đi làm. Mục đích thương hiệu đóng vai trò là điểm khác biệt giữa thương hiệu của bạn với đối thủ cạnh tranh.

Mục đích bắt nguồn từ việc thương hiệu làm gì? Thương hiệu làm việc đó để làm gì? (cả mục đích kiếm tiền và hơn cả kiếm tiền)?

#2: Tính nhất quán

Bản chiến lược thương hiệu cần xác định tính nhất quán của thương hiệu, có thể bao gồm mọi thứ: Từ giọng điệu thương hiệu, cách phối màu cho đến cách bạn định vị các sản phẩm hoặc dịch vụ…

#3: Cảm xúc

Bản chiến lược phải chỉ ra cách thương hiệu kết nối cảm xúc với khách hàng mục tiêu: Cảm xúc cần thúc đẩy là gì? Thúc đẩy cảm xúc nào ở giai đoạn nào? Sử dụng phương pháp gì để thể kết nối cảm xúc (tính cách thương hiệu, hình mẫu thương hiệu, giọng điệu, linh vật thương hiệu, ứng dụng tâm lý học màu sắc …)

#4: Linh hoạt

Bản chiến lược thương hiệu cần giữ cho thương hiệu nhất quán nhưng cũng cần chỉ ra không gian để các Marketer có thể linh hoạt thực hiện nhiệm vụ, thoải mái sáng tạo. Bản chiến lược không nên là một bộ luật máy móc, chi tiết hóa không cần thiết.

#5: Sự tham gia của nhân viên

Nhân viên là một phần của doanh nghiệp, họ là những đại sứ thương hiệu quan trọng nhất của bạn. Bạn cần đưa nhân viên vào cùng tham gia, đặt mình ở vị trí của họ để suy nghĩ về những điều họ muốn ở thương hiệu của bạn. Làm thế nào để họ giao tiếp với khách hàng, phục vụ khách hàng và thúc đẩy thương hiệu phát triển đúng hướng?

#6: Lòng trung thành

Xây dựng lòng trung thành là mục tiêu mỗi thương hiệu cần hướng tới. Lòng trung thành là kết quả của quá trình nỗ lực xây dựng, là động lực tăng trưởng mạnh mẽ, bền bỉ cho thương hiệu. Vì vậy, trong bản chiến lược thương hiệu, bạn cần vạch ra định hướng xây dựng lòng trung thành như thế nào? Phương pháp xây dựng là gì?

#7: Nhận thức về cạnh tranh

Xác định đối thủ hiện tại là ai? Đối thủ tương lai là ai? Họ đang xây dựng thương hiệu như thế nào? Điều gì có thể học hỏi từ đối thủ và Phương pháp nào để không rơi vào bẫy “Đại dương đỏ”.

Nhận thức rõ ràng về cạnh tranh là cách lợi dụng cạnh tranh làm động lực để thương hiệu trở nên tốt hơn mỗi ngày.

Tại bước 2, sau khi đã nghiên cứu kỹ càng, chuyên gia của Sao Kim sẽ tư vấn, hỗ trợ bạn hoàn thành bản chiến lược thương hiệu.

Thương hiệu sản phẩm là tất cả những gì mà khách hàng nhận thức về sản phẩm cụ thể nào đó, đôi khi thương hiệu sản phẩm còn đại diện cho cả thương hiệu doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có thể có nhiều sản phẩm, nhiều công ty con. Do đó, bên dưới thương hiệu doanh nghiệp cũng có thể có nhiều thương hiệu sản phẩm, thương hiệu con, nhãn hiệu phụ thuộc.

Thương hiệu sản phẩm cũng có thể có bản sắc độc đáo của riêng nó. Điều này có thể là tên sản phẩm, logo sản phẩm, nhãn mác, ​​thiết kế bao bì, … bất kỳ khía cạnh nào của sản phẩm có thể tạo nên sự khác biệt.

Thương hiệu sản phẩm bao gồm một số thành phần chính:

  • Logo sản phẩm
  • Tên sản phẩm
  • Câu chuyện sản phẩm
  • Bao bì sản phẩm
  • Quầy kệ sản phẩm

 

Ngoài ra, có rất nhiều thứ có thể thúc đẩy thương hiệu sản phẩm phát triển.

Để tồn tại, doanh nghiệp nào cũng cần bán được sản phẩm/ dịch vụ. Tuy nhiên, để quyết định xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu sản phẩm phụ thuộc nhiều yếu tố.

1. Số lượng sản phẩm

Khi doanh nghiệp hiện tại chỉ tập trung cung cấp một sản phẩm/ dịch vụ nhưng có ý định mở rộng sản phẩm khác (cùng ngành) trong tương lai thì xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là một lựa chọn hợp lý.

Dĩ nhiên, thương hiệu doanh nghiệp cũng phải phải thể hiện được doanh nghiệp cung cấp sản phẩm gì? Vì sao lại cung cấp sản phẩm đó?

Tuy nhiên, lựa chọn xây dựng thương hiệu sản phẩm trước cũng là một lựa chọn có thể thực hiện. Nhưng sau đó, khi ra mắt sản phẩm khác, doanh nghiệp lại cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mới đó.

Nếu số lượng sản phẩm của doanh nghiệp quá lớn (trời trang, gia dụng), lựa chọn tốt hơn là xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.

Hoặc có thể kết hợp: Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm chủ đạo.

2. Nguồn lực & Quy mô

Khi doanh nghiệp có quy mô nhỏ, việc lựa chọn xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu sản phẩm không ảnh hưởng quá nhiều.

Nếu nguồn lực mạnh, hoàn toàn có thể xây dựng cả 2. Ngược lại, nguồn lực hạn chế thì có thể chọn 1 trong 2 phương án.

Nhưng doanh nghiệp có quy mô lớn, suy nghĩ đến tầm nhìn dài hạn thì cần cân nhắc vấn đề này kỹ càng hơn. Bởi khi đó khả năng ảnh hưởng và chi phí cần bỏ ra là lớn hơn.

3. Kiến trúc thương hiệu

Kiến trúc thương hiệu quyết định bạn cần xây dựng thương hiệu sản phẩm hay thương hiệu doanh nghiệp.

Có 4 loại kiến trúc thương hiệu phổ biến:

3.1. Kiểu Branded House: Kiểu kiến trúc thương hiệu với một thương hiệu chính và các thương hiệu con.

VD: FPT là thương hiệu của tập đoàn FPT. FPT Retail, FPT Telecom, FPT Software … là những thương hiệu con của FPT.

Với kiểu kiến trúc thương hiệu Branded House, các thương hiệu con gắn kết chặt chẽ với thương hiệu mẹ. Khách hàng tin tưởng FPT có xu hướng tin tưởng các thương hiệu con của FPT (và ngược lại).

Vì thế, FPT sẽ tập trung xây dựng thương hiệu mẹ, sau đó nếu còn nguồn lực sẽ triển khai thêm cho các thương hiệu con.

3.2. Kiểu House of Brand: Kiểu kiến trúc thương hiệu bao gồm tập hợp các thương hiệu khác biệt. Thương hiệu mẹ chỉ quan trọng đối với nhà đầu tư.

VD: Masan là kiểu doanh nghiệp xây dựng theo kiểu kiến trúc House of Brands. Bạn có thể nghe tới Chinsu, Nam Ngư, Omachi, Vinacafé … nhưng ít khi nghe tới Masan.

Uniliver, P&G, Genneral Motors … cũng sử dụng kiểu kiến trúc thương hiệu này.

Với kiểu kiến trúc House of Brands, chủ sở hữu xây dựng thương hiệu riêng cho nhãn hiệu, sản phẩm. Chi phí xây dựng thương hiệu lớn hơn nhưng khả năng cá nhân hóa tốt hơn.

Ngoài ra, do liên kết như vậy các thương hiệu con sẽ ít ảnh hưởng đến thương hiệu của tập đoàn khi xảy ra khủng hoảng.

3.3. Kiểu Endorsed: Kiểu thương hiệu được bảo trợ bao gồm một thương hiệu mẹ và các thương hiệu anh em, tất cả đều có trên một thị trường duy nhất.

Ví dụ: Marriott là một thương hiệu sử dụng kiến trúc Endorsed được tập trung xây dựng mạnh. Các thương hiệu con được bảo trợ bởi thương hiệu mẹ, nhưng tên thương hiệu sẽ khác.

Ngoài ra, thương hiệu con có thể thay đổi thương hiệu bảo trợ mà ít ảnh hưởng.

3.4. Kiểu Hybrid: Kết hợp từ một số kiểu ở trên

Đây là kiểu thương hiệu sinh ra do quá trình phát triển lâu dài, mua bán & sáp nhập thương hiệu và quy hoạch lại dưới một thương hiệu mẹ.

Ví dụ: Alphabet sử dụng kiểu kiến trúc Hybrid. Nhóm sản phẩm Google Search, Google Ads, Google Maps sẽ phụ thuộc thương hiệu Google. Ngoài ra các sản phẩm khác có thể không phụ thuộc nhau.

Tóm lại, việc lựa chọn xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay xây dựng thương hiệu sản phẩm phụ thuộc bối cảnh từng doanh nghiệp.

Bạn sẽ được tư vấn kiến trúc thương hiệu phù hợp ở giai đoạn tư vấn chiến lược thương hiệu.

Liên hệ ngay với Sao Kim qua hotline 0964.699.499 / contact@saokim.com.vn để được tư vấn kỹ càng hơn.

Thương hiệu số là thương hiệu tạo ra nhận thức trong tâm trí khách hàng về một thương hiệu thông qua nền tảng số và hơn thế nữa. Thương hiệu số bao gồm sự kết hợp giữa việc xây dựng thương hiệu trực tuyến và phát triển gắn liền với công nghệ, số hóa hay chuyển đổi số.

Thương hiệu chỉ xuất hiện trên nền tảng số chưa hoàn toàn là thương hiệu số mà chỉ có thể coi là thương hiệu online.

Thương hiệu số tạo ra nhận thức trọng tâm rằng doanh nghiệp phát triển gắn liền với nền tảng số, là động lực tăng trưởng chiếm tỷ trọng lớn của doanh nghiệp.

Thương hiệu (Brand) là nhận thức trong tâm trí khách hàng về một doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ nào đó.

Nhãn hiệu (Trade Mark):

  • Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): Nhãn hiệu là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.
  • Theo khoản 16, Điều 16, Luật sử hữu trí tuệ: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

 

Thương hiệu là cụm từ phổ biến, được nhiều người cùng hiểu.

Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, chúng ta sử dụng “nhãn hiệu”. Trong hoạt động quản trị, giao tiếp thông thường chúng ta sử dụng “thương hiệu”.

Về mặt khái niệm, thương hiệu đề cập đến nhận thức, thương hiệu là vô hình nên theo quy định pháp luật, chúng ta không sử dụng cụm từ “bảo hộ thương hiệu”.

Thay vào đó, để bảo hộ thương hiệu, các doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu.

Và nhãn hiệu thì được hình thành bằng các thành phần trực quan, hữu hình: tên, logo, nhãn mác, bao bì

Quy trình đăng ký nhãn hiệu trong nước:

  • Bước #1: Thiết kế, xác định nhãn hiệu cần đăng ký
  • Bước #2: Tra cứu khả năng bảo hộ
  • Bước #3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
  • Bước #4: Theo dõi, chờ phê duyệt
  • Bước #5: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp (hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ)

Các mốc thời gian cần chú ý:

  • Thời gian thẩm định hình thức đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng
  • Thời gian công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp: 02 tháng
  • Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: 09 tháng
  • Thời hạn cấp văn bằng bảo hộ: 02 – 03 tháng

 

Lưu ý: Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do CSHTT cấp có thời hạn 10 năm, không giới hạn số lần gia hạn. Khi gia hạn, phải nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn bảo hộ nhãn hiệu trong vòng 6 tháng trước ngày văn bằng hết hiệu lực.

Đọc thêm: Đăng ký nhãn hiệu

Tái định vị thương hiệu là hoạt động thay đổi, xây dựng lại hình ảnh thương hiệu trong nhận thức khách hàng.

Tái định vị luôn hướng tới một bản sắc riêng, mới mẻ và khác biệt so với đối thủ trên thị trường.

Khi nào nên tái định vị thương hiệu?

  • Thương hiệu của bạn có hình ảnh xấu, khó hiểu
  • Thương hiệu của bạn thiếu sức sống. Nó được coi là ‘lỗi thời’
  • Thương hiệu không còn duy trì đủ sự khác biệt, hấp dẫn
  • Thương hiệu không kết nối cảm xúc với khách hàng mục tiêu
  • Doanh nghiệp thay đổi đáng kể định hướng chiến lược
  • Doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mới, thị trường mới, khách hàng mới, phân khúc mới và định vị hiện tại không còn phù hợp
  • Đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện với đề xuất giá trị vượt trội
  • Công nghệ thay đổi làm thay đổi cả ngành công nghiệp
  • Vừa tạo ra lợi thế độc quyền mạnh mẽ
  • Đổi mới văn hóa doanh nghiệp

 

Có nhiều thời điểm nên thực hiện tái định vị thương hiệu, nhưng giữ ý tưởng chung: Tái định vị để xây dựng nhận thức phù hợp hơn với khách hàng mục tiêu, định hướng phát triển và duy trì được sự khác biệt mạnh mẽ.

Về cơ bản, xây dựng thương hiệu và tái định vị thương hiệu cùng là hoạt động xây dựng nhận thức thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Tuy nhiên, tái định vị là hoạt động diễn ra sau khi thương hiệu đã phát triển ở một giai đoạn nhất định.

Còn xây dựng thương hiệu là hoạt động gắn liền với doanh nghiệp từ khi thành lập. Hoạt động tái định vị nằm trong hoạt động xây dựng thương hiệu.

Chiến lược định vị thương hiệu được tạo với 3 bước cơ bản:

Bước #1: Phân tích

  • Hiểu khách hàng mục tiêu muốn điều gì?
  • Hiểu khả năng của thương hiệu
  • Hiểu định vị của đối thủ cạnh tranh

Bước #2: Lựa chọn

  • Định vị nào tạo được tiếng vang với khách hàng mục tiêu
  • Doanh nghiệp có khả năng cung cấp (có lợi thế)
  • Khác biệt với đối thủ cạnh tranh

Bước #3: Ánh xạ

  • Đưa định vị thương hiệu vào thực tiễn (logo, tagline, hình mẫu thương hiệu, tính cách thương hiệu, thiết kế bao bì, sản phẩm, dịch vụ, thiết kế nhận diện trực quan, truyền thông, …)
  • Huấn luyện đội ngũ nhân viên

 

Trải nghiệm thương hiệu là ấn tượng lâu dài mà công chúng mục tiêu có về thương hiệu của bạn.

Trải nghiệm thương hiệu bao gồm suy nghĩ, cảm xúc, nhận thức và phản ứng đối với mọi thứ từ nỗ lực truyền thông trực tiếp đến các chiến dịch quảng cáo quy mô lớn và ra mắt sản phẩm cụ thể.

Trải nghiệm thương hiệu mô tả trải nghiệm hữu hình và cảm xúc mà công chúng mục tiêu có được (trước, trong và sau) khi tương tác khi tương tác với thương hiệu của bạn.

Trải nghiệm khách hàng (CX) đề cập đến trải nghiệm tại mọi thời điểm trong hành trình tương tác với thương hiệu của khách hàng. Từ giai đoạn truyền thông/ marketing, bán hàng đến dịch vụ khách hàng và hơn thế nữa.

Trải nghiệm thương hiệu và trải nghiệm khách hàng là 2 khái niệm đề cập đến trải nghiệm.

Tuy nhiên có một điểm khác biệt chủ yếu:

  • Trải nghiệm khách hàng tập trung hơn đề cập vào hành trình mua hàng (của khách hàng thực sự)
  • Trong khi, trải nghiệm thương hiệu có thể phát sinh ở bất kỳ điểm tương tác nào. Chúng có thể có hoặc không có hành trình mua hàng.

Trải nghiệm người dùng (UX) là trải nghiệm mà người dùng có được khi tương tác với sản phẩm, trang web, ứng dụng hoặc dịch vụ cụ thể.

Trải nghiệm người dùng thường được nhắc đến khi muốn tạo ra trang web, ứng dụng, sản phẩm cụ thể.

Trải nghiệm mà khách hàng có với thương hiệu là một loại kết nối cảm xúc độc đáo. Cảm xúc thúc đẩy hành động tốt hơn lý trí, tạo ra mối liên kết bền chặt hơn giữa thương hiệu và khách hàng.

Xây dựng trải nghiệm phù hợp, tích cực giúp biến khách hàng thành khách hàng trung thành và người ủng hộ.

Xây dựng trải nghiệm đồng nghĩa với việc tạo ra lợi thế cạnh tranh không thể sao chép.

Do đó, trong hoạt động xây dựng thương hiệu (cũng như hoạt động kinh doanh), điều quan trọng là cần tạo ra được trải nghiệm phù hợp.

Đọc thêm: Trải nghiệm khách hàng

Truyền thông thương hiệu là hoạt động xây dựng nhận thức thương hiệu thông qua việc triển khai các chiến dịch truyền thông trên các kênh khác nhau.

Thông thường, hoạt động truyền thông thương hiệu sử dụng loại hình IMC (truyền thông marketing tích hợp) để đạt hiệu quả truyền thông mạnh mẽ.

Tuy nhiên, tùy mức độ ngân sách, chiến lược truyền thông, doanh nghiệp có thể chọn các loại hình, kênh truyền thông khác nhau.

Lập kế hoạch truyền thông thương hiệu tốt phải trả lời được các câu hỏi:

  • WHO: Đối tượng mục tiêu của bạn là ai, ai sẽ tham gia vào quá trình triển khai
  • WHY: Mục tiêu tổng thể và mục đích, kết quả mong muốn là gì?
  • WHAT: Đây có phải là một lần ra mắt, sự kiện, lễ kỷ niệm, gây quỹ. Thông điệp để sử dụng nội bộ và bên ngoài là gì?
  • WHERE: Nó sẽ diễn ra ở đâu? Ngoại tuyến hay trực tuyến? Nền tảng truyền thông xã hội nào? Địa điểm trực tiếp? Sự kiện hoặc chiến dịch sẽ cần được công bố ở đâu? Các phương tiện truyền thông được nhắm mục tiêu là gì?
  • WHEN: Ngày diễn ra sự kiện, ra mắt chiến dịch …
  • HOW: Tất cả các công việc hậu cần cần làm và ai chịu trách nhiệm về nó

 

Quy trình triển khai chiến dịch truyền thông:

  • Bước 01: Nghiên cứu và phân tích
  • Bước 02: Xác định mục tiêu truyền thông
  • Bước 03: Xác định chiến lược
  • Bước 04: Xác định thông điệp truyền thông
  • Bước 05: Xác định kênh truyền thông
  • Bước 06: Phân bổ ngân sách
  • Bước 07: Lập kế hoạch triển khai chi tiết
  • Bước 08: Triển khai
  • Bước 09: Đo lường, phân tích, đánh giá và tối ưu

 

Hoạt động truyền thông có thể diễn ra trong ngắn hạn hay dài hạn, sử dụng các loại hình, chiến lược, chiến thuật khác nhau. Tuy nhiên, ý tưởng chung là xây dựng nhận thức thương hiệu, truyền tải thông điệp thương hiệu hiệu quả.

Đọc thêm: Kế hoạch truyền thông Marketing tích hợp

Để đưa ra những quyết định đúng đắn, có giá trị với mỗi dự án xây dựng thương hiệu, Sao Kim luôn thực hiện hoạt động nghiên cứu kỹ lưỡng.

Hoạt động nghiên cứu có thể bao gồm:

  • Khảo sát trực tuyến
  • Khảo sát trực tiếp
  • Phỏng vấn khách hàng
  • Phỏng vấn lãnh đạo
  • Phỏng vấn nhân viên

Phụ thuộc yêu cầu của từng dự án xây dựng thương hiệu, hoạt động nghiên cứu có thể có quy mô khác nhau.

Với hoạt động khảo sát, để đạt được số liệu thống kê có ý nghĩa, hoạt động khảo sát có thể cần quy mô lớn (đi kèm với chi phí lớn).

Vì vậy, không phải dự án nào cũng cần phải tự thực hiện khảo sát. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các dữ liệu báo cáo phù hợp do các tổ chức uy tín cung cấp như:

  • Tổng cục Thống kê
  • Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình
  • Bộ công thương
  • Sở công thương
  • Hiệp hội doanh nghiệp
  • Các công ty/ tổ chức chuyên cung cấp dữ liệu chuyên ngành

Quyết định có thiết kế lại bộ nhận diện thương hiệu hay không phụ thuộc vào yêu cầu của dự án xây dựng thương hiệu.

Khi bắt đầu dự án, hoạt động nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu và đánh giá hiện trạng thương hiệu, trong đó bao gồm cả đánh giá bộ nhận diện thương hiệu.

Nếu bộ nhận diện thương hiệu đã có đáp ứng hoàn toàn yêu cầu dự án thì không cần thiết kế lại. Hoặc có thể thiết kế bổ sung những thứ còn thiếu, những ấn phẩm phục vụ triển khai chiến dịch truyền thông.

Ngược lại, khi bộ nhận diện hiện tại không đáp ứng mục tiêu, Sao Kim sẽ cùng với doanh nghiệp sẽ tiến hành thảo luận để tìm ra phương án tối ưu nhất.

Khi bắt đầu xây dựng thương hiệu, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát tính nhất quán trên mọi điểm chạm thương hiệu.

Điều này có thể khiến các hoạt động sau đó đạt được sự tiện lợi, hiệu quả cao hơn.

Ngược lại, các điểm chạm chưa được tính tới, chưa được thiết kế có thể gây ra lỗ hổng và tạo ra trải nghiệm không nhất quán.

Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp cần các hạng mục nhận diện khác nhau, do dó, Sao Kim đã tạo ra checklist nhận diện thương hiệu để giúp doanh nghiệp chủ động lựa chọn.

  • Nhận diện cốt lõi: Tên thương hiệu, Logo, Tagline/ Slogan, Logo Guidelines
  • Nhận diện văn phòng cơ bản: Danh thiếp, giấy tiêu đề, phong bì thư, hóa đơn, kẹp file
  • Mẫu biểu kinh doanh
  • Trang phục nhận diện
  • Ấn phẩm Marketing truyền thông
  • Bao bì nhãn mác
  • Nhận diện số
  • Biển bảng công ty
  • Quảng cáo ngoài trời
  • Phương tiện vận chuyển
  • Mẫu quảng cáo báo chí
  • Ấn phẩm lễ tết
  • Quà tặng thương hiệu
  • Ấn phẩm phục vụ sự kiện, họp báo

Khách hàng nói về Sao Kim

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    * Sau khi nhận được thông tin đăng ký, đội ngũ hỗ trợ của Sao Kim sẽ liên hệ trực tiếp với bạn trong vòng 48h để tư vấn, báo giá cụ thể.

    Cẩm nang thương hiệu

    Cẩm nang thương hiệu

    Đằng sau ý nghĩa 10 logo công ty năng lượng hàng đầu

    Hãy cùng đi sâu vào khám phá ý nghĩa đằng sau 10 logo của các công ty năng lượng hàng đầu, để thấy cách họ truyền tải thông điệp và tạo dựng niềm tin với khách hàng thông qua những chi tiết tinh tế và biểu tượng độc đáo.

    Kết nối ngay với Sao Kim

    Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

    sao-kim-branding.png


      Vui lòng điền đáp án bằng số:

      0964 699 499