EnglishVietnamese
Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

Mẫu Kế hoạch Truyền thông Marketing tích hợp IMC

16.618 lượt xem

Chia sẻ Quy trình lập Kế hoạch Truyền thông Marketing tích hợp (IMC). Kèm theo mẫu kế hoạch IMC (Google Sheet/ Excel) sẵn sàng tải xuống ngay.

IMC (Integrated Marketing Communications) – Truyền thông Marketing tích hợp là sự kết hợp các công cụ, chiến lược marketing giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp truyền thông nhất quán tới khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, qua đó đạt được mục tiêu kinh doanh một cách tích cực, trong dài hạn và liên tục.

Vậy tại sao truyền thông marketing tích hợp lại quan trọng với thương hiệu? Làm thế nào để xây dựng kế hoạch Truyền thông Marketing tích hợp hiệu quả? Hãy cùng Sao Kim giải đáp những câu hỏi này trong bài viết sau đây.

1. Khái niệm và vai trò của Truyền thông marketing tích hợp

1.1. Truyền thông Marketing tích hợp là gì?

Truyền thông marketing tích hợp (Integrated Marketing Communications)

Theo Philip Kotler – cha đẻ của Marketing hiện đại, truyền thông marketing tích hợp (Integrated Marketing Communication – IMC) là việc tích hợp và phối hợp một cách cẩn thận, nhuần nhuyễn nhiều kênh truyền thông để đưa ra một thông điệp rõ ràng, nhất quán về thương hiệu và sản phẩm của nhãn hàng đó.

Truyền thông marketing tích hợp có 4 đặc điểm:

  • Coherence (Tính liên kết): Các thông tin liên lạc khác nhau được kết nối một cách hợp lý.
  • Consistency (Tính nhất quán): Nhiều thông điệp hỗ trợ và củng cố, và không mâu thuẫn với nhau.
  • Continuity (Tính liên tục): Thông tin liên lạc được kết nối và nhất quán theo thời gian.
  • Complementary (Bổ sung): Tổng hợp sức mạnh của các thành phần tạo nên sức cộng hưởng lớn.

IMC là công cụ truyền thông nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bằng cách phối hợp 5 công cụ:

Công cụ #1: Direct Marketing (Marketing trực tiếp)

Giúp truyền tải thông điệp, thông tin đến các đối tượng truyền thông một cách trực tiếp.

  • Công cụ truyền thống: Thư trực tiếp (Direct mail), Brochure/ catalogue, Phiếu giảm giá, Marketing tận nhà (Door to door marketing)
  • Công cụ hiện đại: Email Marketing, Gửi tin nhắn (SMS Marketing), Mạng xã hội (Social Media). 

Đọc thêm: Cách xây dựng Email marketing hiệu quả

Công cụ #2: Public Relation (Quan hệ công chúng)

Tạo ra cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp thông qua: Họp báo, sự kiện, tài trợ, làm từ thiện,… 

Công cụ #3: Advertising (Quảng cáo)

Hình thức quảng cáo trả phí:

  • Công cụ truyền thống: Truyền hình, Đài phát thanh,… 
  • Công cụ hiện đại: Quảng cáo hiển thị (Display Ads), Quảng cáo truyền thông mạng xã hội (Social Media Ads),… 
  • Khác: Quảng cáo Ngoài trời (OOH),…

Công cụ #4: Khuyến mại (Sales Promotion)

Sử dụng một loại công cụ thúc đẩy hành vi mua hàng thông qua các hoạt động: 

  • Khuyến mại (Consumer promotion): Giảm giá bán các sản phẩm, Mua hàng Combo, Quà khuyến mại,… 
  • Khuyến mãi (Trade promotion): Chiết khấu, chương trình hỗ trợ điểm bán,… 

Công cụ #5: Bán hàng cá nhân (Personal Selling)

Là công cụ bán hàng mang tính​​ tương tác cao nhất giữa nhân viên và khách hàng, phù hợp cho ngành hàng có giá trị cao (bất động sản, ô tô, bảo hiểm,…) 

Một kế hoạch & thực thi IMC thành công giúp khách hàng nhận thức về sản phẩm, nhãn hiệu, nâng cao uy tín, duy trì niềm tin và lòng trung thành của khách hàng với nhãn hiệu.

Một chiến dịch IMC thành công khi đảm bảo 3 yếu tố:

Truyền tải thông điệp nhất quán: thống nhất cho toàn bộ chiến dịch 

Xây dựng hình ảnh thương hiệu: một cách đồng bộ, chuyên nghiệp tới khách hàng, màu sắc và tông giọng của thương hiệu, qua đó gắn liền thông điệp thương hiệu với hình ảnh nhãn hàng trong tâm trí khách hàng.

Tập trung vào kết quả: IMC có yếu tố khả thi, thực tế, có tiềm năng triển khai và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Giải pháp & Dịch vụ dành cho bạn

Tư vấn chiến lược
Thiết kế logo
Thiết kế nhận diện
Thiết kế website
Phòng MKT tinh gọn
Phòng thiết kế tinh gọn
Ra mắt thương hiệu

1.2. Vai trò Truyền thông Marketing tích hợp

Tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Chiến dịch IMC tận dụng tối đa nguồn lực từ video, hình ảnh, content Marketing (nội dung) phát triển đa kênh, kết hợp nhuần nhuyễn các thông điệp để theo chân khách hàng từ online tới offline để tăng cường nhận thức tối đa.

Do vậy, cùng với một ngân sách, IMC giúp doanh nghiệp mang lại hiệu quả truyền thông cao hơn từ đó tiết kiệm chi phí so với giải pháp khác.

Tăng hiệu quả tổng thể

Chiến dịch IMC được triển khai trên rất nhiều kênh

Chiến dịch truyền thông marketing tích hợp giúp tăng hiệu quả tổng thể vì chúng được triển khai tại rất nhiều điểm chạm, thúc đẩy trải nghiệm, hoạt động trong toàn bộ doanh nghiệp.

Chiến dịch truyền thông mạnh kết hợp với các chiến thuật bán hàng, khuyến mại hợp lý khiến hoạt động kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ.

Ngoài ra, việc thực hiện chiến dịch với quy mô lớn một cách nhất quán và liên tục tại nhiều điểm chạm có thể tạo ấn tượng sâu trong tâm trí khách hàng, đây là lợi thế để triển khai các chiến dịch tiếp theo hiệu quả.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

IMC tạo dựng niềm tin giữa bạn và khách hàng. Một thông điệp chứa các giá trị doanh nghiệp theo đuổi, có tính nhất quán sẽ dễ “ngấm” hơn cho đối tượng mục tiêu của thương hiệu.

Kết hợp nhiều loại chiến dịch IMC (Launching, Branding, Promotion, Always on, …), bạn có thể xây dựng mối liên kết chặt chẽ, củng cố mối quan hệ thân thiết với khách hàng.

Đọc thêm: Giải pháp xây dựng trải nghiệm khách hàng, biến công chúng thành người ủng hộ thương hiệu

1.3. 8 loại hình chiến dịch IMC điển hình

Loại #1: Launching campaign

Các chiến dịch có mục tiêu quảng bá sản phẩm, dịch vụ mới của thương hiệu, cần gia tăng độ nhận biết về sản phẩm và dịch vụ mới. VD: Các vị mới của sữa chua, các phiên bản mới của Iphone, …

Launching campaign của Apple cho sự ra mắt của sản phẩm Iphone mới

> Xem ngay dịch vụ Launching của Sao Kim để giúp ra mắt sản phẩm thành công hơn.

Loại #2: Branding campaign

Là chiến dịch quảng bá thương hiệu bằng cách đưa câu chuyện và thông điệp của công ty bạn đến với khán giả với mục tiêu nâng cao nhận thức thương hiệu và cải thiện giá trị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

VD: Unilever 25 năm nâng tầm cuộc sống, Generali Sống Như Ý, Vinamilk vươn cao Việt Nam,…

Branding campaign

Branding campaign Unilever kỷ niệm 25 năm nâng tầm cuộc sống cùng Việt Nam 

Đọc thêm: Chiến lược xây dựng Nhận thức thương hiệu

Loại #3: Promotion campaign

Là chiến dịch sử dụng các hình thức như khuyến mãi, giảm giá, quà tặng,… để thu hút khách hàng, kích thích nhu cầu mua sắm nhằm gia tăng doanh số ngắn hạn

Promotion campaign

Các chiến dịch Promotion campaign được Lazada áp dụng thành công 

Loại #4: Sponsorship campaign

Là hình thức truyền thông marketing, mà trong đó, các doanh nghiệp muốn quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ, thương hiệu của họ sẽ phải trả một khoản hoặc toàn bộ chi phí liên quan đến dự án sự kiện, chương trình mà họ lựa chọn. VD: Sting – Cuộc đua kì thú, Pepsi – Rap Việt, Samsung – NALA

Sponsorship campaign

Cùng Pepsi  “Bung hết chất mình” lan tỏa cùng chương trình Rap Việt 

Loại #5: Brand event campaign

Chiến dịch dành cho các sự kiện quảng bá thương hiệu trực tiếp như bốc thăm trúng thưởng sản phẩm, dùng thử sản phẩm, … 

Brand event campaign

Sự kiện mở bán Vinhomes của tập đoàn Vingroup (Nguồn: Vingroup)   

Loại #6: Occasional campaign

Là chiến dịch triển khai vào thời gian đặc biệt trong năm như Trung thu, Tết, mùa tựu trường, … 

Occasional campaign

Chiến dịch “The Taste Of Cuội” – The Coffee House “thắng lớn” mùa trung thu 

Loại #7: CSR campaign

Là các chiến dịch của thương hiệu thể hiện trách nhiệm xã hội và đóng góp vào sự phát triển bền vững, đó có thể là hoạt động xây dựng nhân sự tài năng, sử dụng vật liệu bền vững, vật liệu tái chế…. hoặc các hoạt động thiện nguyện, quyên góp vì cộng đồng.

Các khối Lego mới có 98% thành phần được làm từ mía

Loại #8: Social Media Channel Management

Là chiến dịch tăng tương tác, truyền tải thông điệp nhất quán, tập trung vào các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, … 

Đăng ký để nhận những nội dung hay nhất, mới nhất về xây dựng thương hiệu và phát triển doanh nghiệp từ Sao Kim Branding

2. Quy trình lập kế hoạch Truyền thông Marketing tích hợp (IMC)

Sau đây là quy trình lập kế hoạch truyền thông marketing tích hợp (IMC Plan):

2.1. DeBrief – Hiểu yêu cầu dự án thông qua Brief

DeBrief hay còn gọi là giai đoạn giải mã bản tóm tắt yêu cầu mà Khách hàng (Client) cung cấp để bắt đầu dự án. Thông qua việc debrief, đội ngũ thực thi (Agency) hiểu hơn về yêu cầu cũng như mục tiêu khách hàng mong muốn. Từ bản brief, Agecy có thể khai thác thêm thông tin cũng như đánh giá mức độ dự án từ đó phân tích thông tin liên quan (về thị trường ngành, đối thủ cạnh tranh, nội bộ doanh nghiệp,…).

Các yêu cầu cần có sau giai đoạn DeBrief:

  • Xác định chính xác yêu cầu của Client
  • Thiết lập được các mục tiêu dự án rõ ràng
  • Phân tách được các mục tiêu nhỏ, SMART
  • Xác định các thách thức cần giải quyết
  • Dự toán tổng quan khối lượng, nhân sự, thời gian và ngân sách thực hiện dự án

2.2. Research & Analysis – Nghiên cứu và phân tích

Ở giai đoạn thứ 2 – Research, đi sâu vào nghiên cứu về: 

  • Ngành hàng, xu hướng thị trường (Market Insight) 
  • Phân tích Đối thủ cạnh tranh (trực tiếp, gián tiếp) 
  • Nghiên cứu Sức mạnh Nội tại doanh nghiệp: SWOT, điểm bán hàng (points of sales), điểm khác biệt (points of difference), lợi ích thương hiệu

Và trọng điểm là phân tích khách hàng mục tiêu, bắt đầu với:

  • Giới tính 
  • Độ tuổi (trẻ em, trung niên, hay người lớn tuổi) 
  • Thói quen mua hàng, sở thích  
  • Thu nhập
  • Tình trạng hôn nhân, Tình trạng làm việc (nội trợ, nhân viên VP, thất nghiệp) 
  • Trình độ học vấn (tốt nghiệp Đại học, Cấp 3): tiêu chí này phù hợp với trung tâm tiếng anh
  • Người đưa ra quyết định mua đối với sản phẩm 
  • Mong muốn đối với sản phẩm 
  • Vị trí địa lý (Bắc, Trung, Nam)

Từ các thông tin cơ bản về khách hàng thu thập được ở trên, tiến hành phân tích và kết nối với mục tiêu dự án để tìm ra “sự thật ngầm hiểu”, cách khách hàng thực sự hành động.

> Tìm hiểu thêm về Hành trình khách hàng (Customer Journey) để hiểu cách khách hàng mục tiêu tương tác với thương hiệu của bạn qua từng giai đoạn.

2.3. Messaging – Xác định thông điệp truyền thông

Sau khi xâu chuỗi tất cả các thông tin về ngành hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, nội tại doanh nghiệp, mục tiêu dự án là lúc Sao Kim đưa ra Big Idea – Ý tưởng lớn cho toàn bộ chiến dịch.

Big Idea này phải đảm bảo bao quát hết tất cả mục tiêu của dự án, có tính gắn kết với mục tiêu chiến dịch, có sức lan tỏa tới khách hàng mục tiêu và đại chúng cao. 

Sau khi tìm ra Big Idea (Ý tưởng lớn) cho toàn bộ chiến dịch, việc tiếp theo chúng ta cần tìm ra Key Message (Thông điệp truyền thông) của chiến dịch. Key Message này có thể sử dụng như slogan nhằm thể hiện đúng trọng tâm, dễ nhớ, cô đọng, có tính biểu trưng, có sức lan tỏa đến khách hàng.

2.4. Objectives – Cụ thể hóa mục tiêu của chiến dịch IMC

Trong bước này, về cơ bản bạn cần cụ thể hóa các mục tiêu bạn cần đạt khi triển khai chiến dịch IMC. Các mục tiêu phải có thể đo lường được để có thể đánh giá hiệu quả của chiến dịch khi kết thúc.

Tiến hành cụ thể hóa mục tiêu của các kênh, bao gồm cả mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng.

2.5. Strategies & Tactics – Chiến lược và chiến thuật

Tiếp theo, khi đã có dữ liệu phân tích và mục tiêu, bạn cần tiến hành xác định chiến lược và chiến thuật thực thi cho chiến dịch IMC.

Có 2 chiến lược chính thường được sử dụng trong chiến dịch IMC bao gồm chiến lược đẩykéo. Chiến lược đẩy được sử dụng để đảm bảo người tiêu dùng nhận thức được sự tồn tại của sản phẩm. Chiến lược kéo thúc đẩy khách hàng tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ.

Ví dụ về chiến lược kéo:

  • Các chiến lược quảng cáo, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng
  • Quản lý quan hệ khách hàng, tăng nhận thức về sản phẩm mới của khách hàng hiện tại
  • Giới thiệu / truyền miệng
  • Khuyến mại và chiết khấu

Ví dụ về chiến lược đẩy:

  • Các màn hình tại điểm bán hàng giúp người tiêu dùng dễ thấy sản phẩm
  • Tham gia các triển lãm thương mại và phòng trưng bày để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ với khách hàng tiềm năng
  • Các biện pháp khuyến khích nhà bán lẻ dự trữ và bán sản phẩm, chẳng hạn như chiết khấu giá hàng loạt

2.6. Budget – Phân bổ ngân sách

Có một thực tế là, phạm vi ngân sách quyết định lớn đến chiến dịch IMC. Ngân sách sẽ định hình bạn có thể triển khai chiến lược và chiến thuật gì và quy mô là bao nhiêu.

Đầu tiên bạn phải hiểu về mục tiêu của chiến dịch và cùng với ngân sách cho phép bạn có thể triển khai được các chiến lược, chiến thuật cụ thể nào. Sau đó xác định trọng tâm và phân bổ ngân sách cho chúng.

Bạn có thể cần quay đi quay lại bước 5 để tạo ra bản kế hoạch tối ưu nhất trong phạm vi ngân sách cho phép.

2.7. Evaluation & measurement – Đánh giá và đo lường

Phần đánh giá và đo lường rất quan trọng, bạn cần vạch ra phương pháp để đánh giá hiệu quả của chiến dịch IMC của mình như thế nào. Đôi khi các yếu tố trong kế hoạch của bạn sẽ không hoạt động. Điều quan trọng là phải biết điều gì đã hiệu quả hoặc chưa hiệu quả, cố gắng hiểu lý do và ghi chú để lập kế hoạch IMC tốt hơn trong tương lai.

Thước đo đánh giá quan trọng nhất trong các chiến dịch IMC là Marketing ROI (hoặc MROI). Đo lường MROI giúp hiểu được liệu việc sử dụng các nguồn lực có mang lại kết quả hay không. Dưới đây là một số chỉ số cần đo lường.

Reach:

  • Số lần hiển thị (Impressions): Đo số lần nội dung của bạn xuất hiện trên màn hình, cho dù được nhấp hay không. Những điều này giúp xác định lượng nội dung của bạn đang được xem. Việc xác định mức độ hiển thị của bạn là rất quan trọng vì nó có thể cho biết mức độ phù hợp của nội dung.
  • Phạm vi tiếp cận tiềm năng (Potential Reach): Số lượng người mà chiến dịch có thể tiếp cận được ước tính theo chân dung khách hàng. Chúng bao gồm cả những người theo dõi, đã like page, fan…
  • Phạm vi tiếp cận đã xác nhận (Confirmed Reach): Số lượng người đã xem bài đăng của bạn và bạn đã liên hệ và có thể được xác nhận. Chúng bao gồm lượt xem, Lượt xem bài đăng / Trang, Lượt xem video.
  • Lượt truy cập lặp lại (Repeat visits): Đo lường phần trăm khách truy cập đã quay lại các bài đăng trên mạng xã hội của bạn trong một khung thời gian.

Engagement:

  • Lượt thích (Likes) / Thả tim (Hearts)
  • Người theo dõi
  • Số Comment
  • Lượt chia sẻ
  • Lượt retweet / Reposts
  • Cảm xúc Tích cực / Tiêu cực: Đo lường cảm xúc nhận được từ những người tương tác với tổ chức.

Email Marketing Metrics:

  • Tỷ lệ mở (Open Rate): Tỷ lệ phần trăm số email ở so với số email gửi đi thành công.
  • Tỷ lệ thoát (Bounce Rate): Tỷ lệ phần trăm của tổng số email không được gửi thành công.
  • Tỷ lệ click (CTR): Số lần click vào liên kết trong email so với email gửi đi thành công.
  • Đăng ký email (Email Subscriptions): Đo lường số lượng người dùng đăng ký danh sách email tăng thêm.
  • Tỷ lệ hủy đăng ký (Unsubscribe rate): Đo lường số lượng người dùng đã hủy đăng ký, từ chối tiếp tục nhận tin.

Paid Media Metrics:

  • Cost Per Click (CPC): Đo lường chi phí trung bình cho mỗi click vào quảng cáo.
  • Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): % số lần nhấp chuột trên số lần hiển thị.
  • Giá mỗi lần hiển thị (CPI): Đo lường chi phí mà phải trả cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo.
  • Chi phí chuyển đổi (CPA): Số tiền phải trả để có một lượt chuyển đổi. Thường xác định bằng lượt điền form, lượt mua hàng, lượt gọi điện tư vấn sản phẩm/ dịch vụ.

Online Website Metrics:

  • Số lượt truy cập hoặc số phiên: Một lượt truy cập vào một trang web thường được coi là kết thúc khi người dùng không nhấp chuột trong 30 phút.
  • Số người truy cập hoặc người dùng: Mỗi người dùng có thể truy cập một trang web nhiều hơn một lần; số liệu này chỉ tính đến số lượng khách truy cập bất kể họ đã thực hiện bao nhiêu lượt truy cập hoặc số phiên.
  • Số trang đã truy cập: Tổng số trang web được khách truy cập xem trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Số lượt truy cập trên mỗi trang: Số lần một trang đã được truy cập trong một khoảng thời gian.
  • Số trang mỗi lượt truy cập: Số lượng trang trung bình được khách truy cập xem.
  • Tổng số phiên / Lượt truy cập: Tổng tích lũy của tất cả các lượt truy cập vào một trang web. Thông báo cho bạn tổng số lượt truy cập trong một ngày, tuần, tháng hoặc năm.
  • Thời gian trung bình mỗi lượt truy cập: Được tính từ toàn bộ số lượt truy cập vào trang web trong một khoảng thời gian trôi đi. Đo thời gian trung bình một người dùng truy cập trang web.
  • Tỷ lệ thoát: Phần trăm lượt truy cập đã kết thúc ở một trang (nào đó).

Bằng cách đo lường các chỉ số liên tục, lũy kế, bạn có đầy đủ dữ liệu để đánh giá hiệu quả của chiến dịch IMC.

Ngoài ra, đối với chiến dịch IMC, không chỉ đo lường bằng các chỉ số thu thập qua các công cụ báo cáo. Bạn cần thực hiện thêm khảo sát khách hàng để tìm hiểu sâu hơn về các số liệu định tính của chiến dịch.

Vui lòng kiểm tra Email để nhận tài liệu hữu ích từ Sao Kim

3. Case study IMC

3.1. Maybelline – Mấy Bé Lì, chẳng sợ gì 

Bối cảnh

Maybelline New York cần tái xây dựng hình ảnh của mình, hướng đến tinh thần “Make It Happen” của một thương hiệu đến từ New York năng động, trẻ trung.

Mục tiêu

Mục tiêu truyền thông: Tái xây dựng hình ảnh thương hiệu cho Maybelline New York, tạo được kết nối và truyền cảm hứng cho thế hệ Gen Z.

Mục tiêu kinh doanh: Tăng doanh số bán hàng của dòng sản phẩm SuperStay lên 150%.

Insight

Đối tượng mục tiêu của chiến dịch là Gen Z ở độ tuổi 15-25 tuổi. Với lối sống năng động, các bạn trẻ này cần những mẹo trang điểm đơn giản, tiện lợi, không mất quá nhiều thời gian nhưng vẫn khẳng định được chất riêng.

Chiến lược

Dựa vào tính cách đặc trưng của Gen Z, giá trị thương hiệu (brand equity) và USP “lâu trôi” của dòng sản phẩm, Maybelline New York mong muốn tái xây dựng hình ảnh thương hiệu là một nhãn hàng mỹ phẩm “truyền cảm hứng” cho Gen Z về sự năng động, đậm chất với phong cách sống tự tin vào chính mình.

Ý tưởng lớn (Big Idea)

“Lì” – một từ vừa thể hiện đúng tinh thần thương hiệu, tinh thần Gen Z và khác biệt của sản phẩm. Với cách chơi chữ bắt tai, “Mấy Bé Lì” vừa là tên gọi “shout out” cho Gen Lì vừa là cụm từ đơn giản gợi nhắc về thương hiệu.

Thực thi

Youtube content video: Maybelline ra mắt lyrics MV “Mấy Bé Lì” dưới sự kết hợp của TLinh, Naomi và Yến Ji trên nền nhạc rap, hip-hop với flow nhạc catchy đang thịnh hành với giới trẻ. Thông qua lyrics MV, thương hiệu muốn khẳng định: “Là Gen Lì, ai cũng có cá tính Lì riêng, và họ tự tin tỏa sáng với cá tính của mình”.

Social media: Với TikTok, thương hiệu tận dụng trend #TikTokmademebuyit để tăng nhận biết và dùng thử cho dòng sản phẩm SuperStay. Hợp tác với số lượng lớn các Micro Influencer, thương hiệu khích lệ họ trải nghiệm sản phẩm bằng các thử thách độc lạ để đánh giá về khả năng lâu trôi đặc trưng. Với hơn 34 triệu người theo dõi, Facebook đóng vai trò lan toả thông tin về MV cũng như các hoạt động trên TikTok của thương hiệu

Khuyến mại: Maybelline New York triển khai các chương trình khuyến mãi, kích thích mua hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee. Thương hiệu tặng kèm exclusive gift là khẩu trang “Mấy Bé Lì” cho khách hàng mua sản phẩm. 

Quà khuyến mại trong chiến dịch IMC của Maybelline

PR: Trong chiến dịch, PR đóng vai trò kết nối và tăng độ phủ của thông điệp và hình ảnh thương hiệu. Nội dung được khai thác chủ yếu trên Kênh 14 – Kênh thông tin phổ biến nhất với giới trẻ hiện nay. 

Kết quả:

  • Doanh số dòng sản phẩm SuperStay tăng 790% so với cùng kỳ năm trước.
  • Doanh số bán hàng trực tuyến tăng 32,4% so với cùng kỳ năm trước.
  • Top 4 chiến dịch dẫn đầu về số lượng thảo luận trên mạng xã hội trong tháng 4.
  • Tiếp cận hơn 19 triệu người dùng Tik Tok tại Việt Nam, nhận được 173 triệu lượt xem cho hơn 75.000 video tham gia Hashtag Challenge. 
  • Thông qua khảo sát Brand Lift, mức độ ghi nhớ quảng cáo (ads recall) tăng 31,34%, mức độ ưa chuộng thương hiệu (favorability) tăng 8,04%, sự ưu tiên dành cho thương hiệu (preference) cũng tăng 141,26%.

3.2. Mirinda – Chuyện cũ bỏ qua

Case Study IMC - Chuyện cũ bỏ qua của Mirinda

Bối cảnh

Năm 2018, những nội dung tranh cãi, đấu đá có ở khắp nơi từ trên mạng xã hội đến cuộc sống hàng xóm láng giềng…

Mục tiêu

Truyền tải thông điệp “Tết ngập tiếng cười” và tăng lượng tiêu thụ sản phẩm của Mirinda suốt mùa Tết

Insight

Mạng xã hội 2018 tràn ngập thông tin tiêu cực, đấu đá, tranh cãi. Tết là thời điểm thích hợp để có thể xí xóa mọi thứ, bỏ lại một năm nhiều điều không vui, nhường chỗ cho niềm vui, tiếng cười. Nhạc Tết và video hài là hai lựa chọn giải trí hàng đầu được người dân Việt Nam lựa chọn vào mùa Tết.

Chiến lược

Với mong muốn “hóa giải xung đột”, Mirinda chọn và tái hiện những xung đột phổ biến. Qua đó, khéo léo lồng ghép lời đề nghị hòa giải hợp lý, không thể từ chối.

Ý tưởng lớn

MV “Chuyện cũ bỏ qua” với giai điệu bắt tai khắc họa những xung đột thực tế, thường ngày giữa hàng xóm láng giềng, giữa các thế hệ và thành viên trong gia đình. Khi xung đột lên đến đỉnh điểm thì cũng là lúc Bích Phương xuất hiện với khuôn mặt tươi cười, hân hoan và đưa cho cả hai bên đang tranh chấp, cãi cọ những lon Mirinda để hương vị ngọt ngào có thể dập tắt sự bực bội cũng như có thể lan tỏa không khí vui tươi khi năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Thực thi

Video ca nhạc – Chuyện Cũ Bỏ Qua

Case Study IMC - Chuyện cũ bỏ qua của Mirinda (Social)
Case Study IMC - Chuyện cũ bỏ qua của Mirinda (Social)

Kết quả

Tăng nhận diện và giá trị thương hiệu với “Tết cười thả ga”.

MV đạt kỷ lục hơn 100 triệu lượt xem trên Youtube và Facebook, trong đó, 60% là view tự nhiên. Tỷ lệ duy trì người xem là 60% – cao gấp đôi mức thông thường.

Đạt 1 triệu lượng tương tác trên mạng xã hội.

Bài hát leo lên vị trí số 1 những bài hát phổ biến.

Tỷ lệ tương tác tích cực nhất trong ngành F&B nói chung và mảng đồ uống giải khát nói riêng.

Đứng đầu trong bảng xếp hạng quảng cáo của Millward Brown với điểm thuyết phục cao nhất.

Phong trào #chuyencuboqua# tạo cảm hứng cho hàng trăm nội dung khác với các hình thức khác nhau như video phản ứng (reaction), hài chế, vũ đạo…

Kết quả kinh doanh đạt kỷ lục: doanh thu tăng 55,4%; tăng trưởng 12% trong ngành nước ngọt có ga.

3.3. CC1 – Tích luỹ thành quả, chinh phục tương lai

Bối cảnh

Xây dựng là một ngành có mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Trong khi đó, CC1 chưa có định vị thương hiệu rõ ràng, cần tiếp cận nhiều tệp khách hàng mới là nhà đầu tư lớn (trong và ngoài nước), và sự đột phá về nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu rõ ràng, chiến lược truyền thông mạnh mẽ.

Mục tiêu

Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu CC1 trở thành tổng thầu hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng.

Ý tưởng lớn

Bằng việc xây dựng tính cách thương hiệu “người trách nhiệm”, Sao Kim đồng hành cùng tái định vị thương hiệu CC1 tập trung xây dựng hình ảnh kiên định tận tâm mang lại giá trị tốt nhất cho mỗi công trình, mỗi chủ đầu tư. 

Từ đó, đem lại giá trị hình ảnh thương hiệu tin cậy, hiện đại, mạnh mẽ. Trong đó, cốt lõi thương hiệu tập trung làm nổi bật “Tổng thầu uy tín trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và năng lượng”, tính cách thương hiệu “ đáng tin cậy – tận tâm và tiên phong”.

Đồng thời, Key Message “Tích luỹ thành quả – Chinh Phục Tương Lai” khẳng định vị thế và giá trị CC1 đã xây dựng trong suốt 43 năm và mở ra hành trình mới 

đầy bản lĩnh, khả năng chinh phục những thử thách mới trong tương lai.

Thực thi

Social media: đăng bài chia sẻ hình ảnh chuyên nghiệp của CC1 tới khách hàng, giúp định vị mạnh mẽ hình ảnh thương hiệu, thu hút nhân tài thông qua việc thể hiện một môi trường làm việc lý tưởng, văn hóa tuyệt vời

PR:  đăng bài lên các trang báo như Vietnamnet, Dantri,… cung cấp thông tin về các dự án một cách rộng rãi nhằm thể hiện năng lực vượt trội của CC1, đẩy mạnh truyền thông các hoạt động CSR của doanh nghiệp (từ thiện, tài trợ cầu đường,..), nhấn mạnh tính bền vững, trách nhiệm xã hội,  gia tăng giá trị thương hiệu và uy tín doanh nghiệp, Khẳng định vị trí của CC1 trong bản đồ đầu tư.

4. Lời kết

Chúng ta vừa tìm hiểu về những kiến thức cơ bản về Truyền thông marketing tích hợp (Integrated Marketing Communication) mà bạn cần biết khi bắt đầu xây dựng kế hoạch IMC cho thương hiệu của mình.

Nếu bạn đang quan tâm hoặc muốn xây dựng chiến dịch IMC nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy liên hệ ngay Sao Kim Branding để được tư vấn cụ thể.

Dựa trên yêu cầu của bạn Sao Kim có thể thiết kế và triển khai kế hoạch IMC đáp ứng mục tiêu mong đợi. Liên hệ ngay qua 0964.699.499 hoặc contact@saokim.com.vn

Đọc thêm:


Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại: 

Blog Sao KimCẩm Nang Sao Kim 

Facebook: Sao Kim Branding

Case study BehanceSao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #KeHoachIMC #TruyengThongMarketing #IntegratedMarketingCommunications

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499