EnglishVietnamese
Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

CSR là gì? Quy trình 8 bước triển khai CSR hiệu quả

1.776 lượt xem

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR Corporate Social Responsibility) đang dần trở thành chiến lược tăng trưởng cốt lõi của nhiều doanh nghiệp. CSR đã được chứng minh rằng nó hoàn toàn có thể giúp cho doanh nghiệp: tăng lòng trung thành của khách hàng, giữ chân nhân viên, gia tăng lợi nhuận,… Mọi thứ mà CSR đem đến đều rất đáng kinh ngạc.

CSR (Corporate Social Responsibility) - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Gần 50% người tiêu dùng đang hướng tới các thương hiệu dẫn đầu trong việc giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Không chỉ người tiêu dùng, một cuộc khảo sát của Glassdoor cho thấy 75% nhân viên từ 18 đến 34 tuổi đều mong muốn công việc của họ có thể giúp ích cho xã hội, chứ không chỉ mỗi việc tạo ra lợi nhuận cho ông chủ. Đối với các doanh nghiệp có sức ảnh hưởng, trách nhiệm đặt lên vai họ càng ngày càng lớn.

Trước khi đi sâu vào việc làm thế nào để tạo ra sáng kiến về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ta phải lùi lại một bước để xem xét: “một chiến lược CSR hoàn chỉnh là như thế nào?”. Hy vọng thông qua bài chia sẻ này Sao Kim có thể giúp bạn hiểu rõ cách triển khai chiến lược CSR thành công cho doanh nghiệp của mình.

1. Chiến lược CSR là gì?

CSR là gì? Chiến lược CSR là gì?

Chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là kế hoạch tổng quát mà trong đó: doanh nghiệp phải xây dựng, thực hiện và tối ưu hóa các sáng kiến ​​về trách nhiệm xã hội của mình.

Và lưu ý, CSR không phải chỉ là từ thiện.

CSR có 4 lĩnh vực bao gồm:

  • Trách nhiệm từ thiện
  • Trách nhiệm với môi trường 
  • Trách nhiệm đạo đức 
  • Trách nhiệm kinh tế 
4 Lĩnh vực của CSR

Hiểu rõ về 4 lĩnh vực trên bạn sẽ biết được loại nào là phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của mình, cũng như giúp bạn biết cách triển khai và theo dõi một cách tốt nhất.

Xây dựng một chiến lược CSR tốt sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thể hiện trách nhiệm xã hội của mình theo cách có ý nghĩa hơn. Chiến lược đảm bảo hoạt động CSR luôn đi đúng hướng, đạt được kết quả kỳ vọng.

2. Tại sao chiến lược CSR lại quan trọng?

Chiến lược CSR là điều cần thiết để đảm bảo doanh nghiệp của bạn luôn tạo ra được các sáng kiến ​​trách nhiệm xã hội hiệu quả. Hơn thế, chiến lược CSR còn giúp doanh nghiệp của bạn duy trì mục tiêu và đánh giá được sự hiệu quả của những phương pháp bạn sử dụng.

Bạn có thể đưa chiến lược CSR vào trong kế hoạch phát triển kinh doanh. Khi tạo chiến lược CSR, bạn có thể điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với các mục tiêu kinh doanh khác như: cải thiện sự tương tác từ nhân viên, tăng sự thu hút của các nhà đầu tư và củng cố danh tiếng của thương hiệu.

Một chiến lược CSR hiệu quả hoàn toàn có thể ảnh hưởng gián tiếp (tích cực) đến một số mục tiêu kinh doanh.

3. Làm thế nào để tích hợp CSR vào chiến lược thương hiệu?

Tích hợp chiến lược CSR vào chiến lược thương hiệu

Có thể tích hợp chiến lược CSR của bạn với chiến lược thương hiệu là rất quan trọng. Để làm điều này, bạn phải quay trở lại xem xét mục đích và giá trị của thương hiệu là gì.

Khi bạn đã xác định được mục đích và giá trị của thương hiệu, chúng sẽ sẽ giúp bạn điều chỉnh chiến lược CSR phù hợp.

Có rất nhiều cách khác nhau để tích hợp CSR vào chiến lược thương hiệu. Tuy nhiên, chọn cách nào còn phải phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp trong bối cảnh cụ thể.

Điều này rất quan trọng. Cố gắng định hình chiến lược có thể tạo ra càng nhiều tác động tích cực đến nhiều đối tượng càng tốt.

Trên thực tế, 68% người tiêu dùng trực tuyến ở Mỹ và Anh đều cân nhắc rời bỏ thương hiệu triển khai CSR kém hoặc gây sự khó hiểu. Có thể thấy, CSR tác động mạnh mẽ với thương hiệu và hoạt động kinh doanh.

Hoặc, nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm nhà đầu tư, thì theo xu hướng, các doanh nghiệp có chiến lược phát triển bền vững toàn cầu luôn thu hút nhà đầu tư mạnh mẽ hơn.

Sự thật là, CSR có thể giúp doanh nghiệp có được sự tác động tích cực tới lợi nhuận mà xã hội cũng càng trở nên tốt đẹp, đó là kết quả đôi bên cùng có lợi và tốt cho tất cả.

Đọc thêm:

4. Ai là người quyết định chiến lược CSR?

Xây dựng một chiến lược CSR cần sự đóng góp của rất nhiều người. Và tất nhiên, một tập thể bao gồm những người đứng đầu luôn đem lại năng suất cao hơn một tập thể bình thường. Tuy nhiên, chiến dịch CSR chắc chắn cần một người quản lý cốt cán dẫn đường, phân công trách nhiệm và đảm bảo mọi người đi đúng hướng.

Một số doanh nghiệp có hẳn bộ phận CSR, tuy nhiên trong một số doanh nghiệp bộ phận Nhân sự hoặc Truyền thông, Marketing sẽ chịu trách nhiệm. Điều này tùy thuộc vào mục tiêu sử dụng CSR của doanh nghiệp bạn.

Báo cáo của Deloitte về CSR cho thấy rằng:

  • CSR hiện đang là “chiến lược kinh doanh cấp CEO”.
  • 46% người trả lời khảo sát cũng cho biết “Các CEO hàng đầu đang đóng những vai trò nổi bật nhất trong việc thúc đẩy tác động xã hội” hoặc, họ còn là động lực chính của các chiến lược CSR.

5. Quy trình xây dựng chiến lược CSR

Khi tạo chiến lược CSR cho công ty, tìm hiểu và áp dụng một số cách dưới đây sẽ  giúp quy trình diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Quy trình xây dựng chiến lược CSR

5.1. Xác định lý do tại sao triển khai CSR

Chiến lược trách nhiệm xã hội của công ty bạn cần có lý do. Ngay từ ngày đầu tiên, hãy căn cứ vào mục đích và tầm nhìn cho chiến lược để xác định từng bước bạn cần thực hiện trong quá trình tạo ra xây dựng CSR.

5.2. Nghiên cứu và phân tích

Để các xây dựng chiến lược CSR thành công, bạn sẽ cần thực hiện nghiên cứu thị trường, lắng nghe những phản hồi đến từ nhân viên của bạn. Hỏi nhân viên những gì họ muốn thấy từ các chương trình CSR tiềm năng và hiểu được những thách thức xã hội hoặc môi trường mà họ đam mê.

5.3. Thiết lập chính sách, mục tiêu chiến lược

CSR là hoạt động cần sự cẩn trọng, chính vì vậy thiết lập chính sách và các mục tiêu chiến lược. Đây là điều quan trọng để hướng dẫn các thành viên liên quan tổ chức, triển khai và phối hợp hiệu quả.

Tất cả những nhà lãnh đạo CSR giỏi nhất đều phải bắt đầu từ việc vận dụng chính sách. Xem xét các phương thức kinh doanh thực tiễn và có đạo đức đang hoạt động tốt từ các công ty tương tự, hiểu các sáng kiến ​​CSR thành công của họ và đánh giá chiến lược công ty của riêng bạn so với các sáng kiến ​​đó.

5.4. Giải pháp đo lường, quản lý

Để triển khai các chiến dịch CSR hiệu quả, bạn cần xác định các giải pháp đo lường hiệu quả và quản lý chiến dịch.

Tại đây, chưa cần vạch ra cụ thể nhưng cần có định hướng về đo lường, quản lý để nhân viên trực tiếp triển khai biết cách làm đúng đắn.

5.5. Chiến lược khởi động

Chiến lược khởi động CSR cần thực hiện theo từng giai đoạn. Hãy cùng những nhà lãnh đạo CSR nội bộ căn chỉnh lịch khởi chạy và xác định vài chiến dịch khởi động nhẹ nhàng. Điều này hoạt động giống như việc chiến lược thử nghiệm phản hồi thị trường và cho nhóm của bạn thời gian làm quen với cách triển khai, tích lũy kinh nghiệm cho một chiến dịch lớn hơn.

5.6. Chiến lược dẫn đầu

Một chiến dịch nhỏ giúp bạn có kinh nghiệm, nhưng triển khai CSR không nên chỉ dừng lại tại đó. Doanh nghiệp của bạn cần một chiến lược dẫn đầu, tạo tiếng vang.

Vậy làm thế nào để hướng tới triển khai các chiến lược như vậy và khi dẫn đầu, bạn phải ứng xử như thế nào để tận dụng lợi thế đó?

Nếu bạn đã thực hiện tốt các bước ở trên, chiến lược CSR của bạn sẽ rất vững vàng và đảm bảo mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn so với các thương hiệu khác. Song song với điều đó, bạn có thể dự báo được hiệu quả tác động về tài chính của CSR.

6. 8 Bước triển khai CSR thành công

Hãy đi sâu vào phần hoạt động của CSR. Ở trên, chúng ta đã xem xét chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì và cách tạo ra chiến lược CSR mạnh. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục xem xét về các bước bạn cần thực hiện để đảm bảo chiến lược của bạn chạy trơn tru.

6.1. Định hình khái niệm CSR

Đối với những người khác nhau CSR lại có ý nghĩa khác nhau. Tùy thuộc vào văn hóa và kinh nghiệm trong quá khứ của một người nào đó, CSR sẽ quyết định quan điểm và định nghĩa của họ về chính nó.

Ở giai đoạn này, điều quan trọng là bạn phải có sự giao tiếp để hiểu tất cả các mối quan tâm của các bên liên quan: lãnh đạo, nhân viên, người tiêu dùng, các tổ chức nghề nghiệp hoặc công đoàn, cộng đồng địa phương hoặc các tổ chức môi trường, xã hội.

Khi bạn đã hiểu rõ các mối quan tâm của họ, bạn có thể xem xét lĩnh vực CSR phù hợp và cách chương trình CSR của bạn có thể giải quyết những vấn đề của họ.

Định hình khái niệm CSR có ý nghĩa vô cùng lớn đối với doanh nghiệp, hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn có sự thống nhất. Một khi mọi người đều hiểu rõ CSR là gì, bạn có thể dễ dàng thảo luận về nó mà không lo mọi người có thành kiến hay những quan niệm sai lầm.

6.2. Hiểu được lợi ích đối với xã hội

Trước khi chiến lược CSR của bạn bắt đầu, bạn cần phải phê duyệt dự án. Để làm được điều đó, chúng ta cần có sự tham gia của các bên liên quan trong nội bộ. 

Điều quan trọng là bạn phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu những lợi ích của CSR. Để hiểu rõ thực tế, hãy tìm một số doanh nghiệp điển hình đã hoặc đang có một kế hoạch CSR thành công, từ đó xem xét xem họ thu được lợi nhuận bằng cách nào từ việc này.

Khi bạn có ý tưởng về những lợi ích đến từ CSR, những ý tưởng đó sẽ định hướng cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn ở hiện tại (cảnh báo tiết lộ cho bước ba). Và từ đó, hướng đi ấy sẽ ngày càng cụ thể hơn.

6.3. Đề xuất phê duyệt dự án CSR

Việc khởi chạy dự án CSR đòi hỏi phải có ngân sách, nguồn lực nhất định và sự phê duyệt của các cấp lãnh đạo.

Khi trình bản kế hoạch CSR, bạn cần tổng hợp cả những trường hợp và cả giả thuyết về kinh doanh. Hãy đảm bảo rằng bạn đang xây dựng kế hoạch CSR dựa trên một chiến lược CSR mạnh và sẽ có thể mang tất cả mọi lợi ích tiềm năng về cho công ty của bạn.

Không chỉ cụ thể hóa tác động bằng các giả thuyết định tính, hãy tiến hành thu thập các bằng chứng định lượng.

Ví dụ:

  • Chiến dịch CSR có thể khiến nhân viên cảm thấy tự vào về công việc của họ ở mức độ nào?
  • Tỷ lệ nộp đơn ứng tuyển tăng bao nhiêu % khi doanh nghiệp triển khai CSR.
  • Tỷ lệ lựa chọn sản phẩm giữa thương hiệu triển các khai sáng kiến CSR và thương hiệu không là bao nhiêu?

Ở giai đoạn này, bạn có thể sử dụng báo cáo về CSR của các tổ chức khác. Tôi nghĩ rằng như vậy là đủ để ban lãnh đạo chấp thuận lập nhóm triển khai dự án CSR.

6.4. Đặt mục tiêu dự án

Việc tiếp theo trong danh sách cần làm để thực hiện và khởi chạy kế hoạch CSR là thiết lập các mục tiêu. Các mục tiêu và KPI này sẽ đánh giá độ hiệu quả của dự án CSR cũng như sự tác động tích cực của dự án đến hoạt động kinh doanh của bạn. Hơn thế, chúng còn cho bạn biết dự án CSR của bạn có đang đi đúng hướng hay không.

Trong giai đoạn đầu, bạn có thể đặt mục tiêu là bất kỳ thứ gì: từ việc giành được ủng hộ của các thành viên hội đồng quản trị, hay khiến cho 100% nhân viên hiểu chiến lược CSR của công ty là gì, hoặc tổ chức 3-5 cuộc họp với đối tác tư vấn triển khai CSR…

Xa hơn nữa, bạn có thể định hướng theo KPI nhiều hơn như tỷ lệ tương tác của nhân viên, sự yêu thích thương hiệu trên Digital hoặc tỷ lệ tăng trưởng khách hàng quay lại.

6.5. Phân tích hoạt động CSR hiện tại

Phân tích CSR hiện tại bao gồm đánh giá đầy đủ về bất kỳ sáng kiến ​nào mà công ty hiện đang chạy, dù là chính thức hay không chính thức.

Có lẽ nhân viên trong nội bộ đã tạo ra một sáng kiến có trách nhiệm với xã hội và được sự hỗ trợ từ công ty (hoặc không). Ví dụ như: các hoạt động gây quỹ bữa cơm 0 đồng, các nhóm hoạt động cộng đồng, ngày tình nguyện, tái chế tại văn phòng hoặc loại bỏ đồ nhựa dùng một lần.

Hoặc có thể, qua phân tích bạn phát hiện những hành động tuy nhỏ mà tử tế xoay xung quanh văn phòng đã truyền cảm hứng cho những ý tưởng to lớn hơn.

Nếu bạn đã ấp ủ các sáng kiến CSR của mình trong một thời gian dài nhưng chưa thành công, hãy xem xét lại các công cụ bạn sử dụng và phát ngôn của mình. Có lẽ khi thay đổi một số thứ, bạn sẽ giải quyết được nguyên nhân tại sao dự án chưa thành công – cũng như giúp chúng chạy mượt mà hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên phân tích các hoạt động CSR của đối thủ (hoặc chiến dịch nào đó nổi bật) để học hỏi thêm. Tuy nhiên, học hỏi chứ không sao chép, bởi có thể sáng kiến CSR đó phù hợp với họ nhưng không phù hợp với bạn, sáng kiến CSR bắt đầu từ các ý tưởng nội tại doanh nghiệp, phù hợp với giá trị cốt lõi bao giờ cũng đáng để xem xét hơn.

6.6. Nghiên cứu các sáng kiến CSR của doanh nghiệp

Sau khi có được sự chấp thuận triển khai dự án CSR, giờ là lúc tìm ra các sáng kiến CSR riêng cho doanh nghiệp của bạn.

Giai đoạn này bao gồm nghiên cứu các sáng kiến ​​xã hội và môi trường mà bạn nghĩ sẽ phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của công ty bạn. Song song với đó những sáng kiến ​​đáp ứng giá trị của nhân viên. 

Nghiên cứu về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng bao gồm việc xem xét các ý kiến ​​của những người khác trong ngành của bạn. Các doanh nghiệp khác điều chỉnh CSR phù hợp với mục đích của công ty họ như thế nào? Nó có thể truyền cảm hứng cho một số ý tưởng tuyệt vời hoặc tăng khả năng phối hợp các ý tưởng của riêng bạn.

Cuối cùng, bước này cần xác định rõ các công cụ khác nhau mà bạn dùng để hỗ trợ các sáng kiến CSR của mình.

6.7. Khởi chạy chiến dịch CSR

Khi bạn đã thực hiện tất cả những điều trên, bạn sẽ yên tâm khởi chạy chiến dịch CSR của mình — đây có thể là phần quan trọng nhất trong kế hoạch CSR của bạn.

Và để khiến chiến dịch CSR khởi động một cách hiệu quả nhất mà mang lại tác động tốt nhất có thể, bạn cần thông thông báo rõ ràng cho các bên liên quan, bao gồm:

  • Người lao động
  • Cổ đông hoặc nhà đầu tư
  • Các bên liên quan bên ngoài, đối tác và cộng đồng địa phương
  • Khách hàng
  • Người hâm mộ và người theo dõi

Điều quan trọng, hãy đảm bảo rằng đối với mỗi nhóm liên quan, bạn sẽ có một kế hoạch truyền thông rõ ràng và xác định thứ tự. Khéo léo truyền thông có thể thúc đẩy sáng kiến sẽ tạo ra tác động tối đa. Ví dụ: nhân viên của bạn cần biết thông tin chi tiết về sáng kiến ​​của bạn trước người hâm mộ và những người theo dõi bạn.

Đăng ký nhận nội dung hữu ích, mới nhất từ Sao Kim Branding!

6.8. Quản lý chương trình của bạn để thành công

Cuối cùng trong danh sách của bạn là duy trì chiến dịch CSR hoặc các chiến dịch của bạn. Bạn đã đặt KPI hoặc mục tiêu nào? Hãy xem xét tất cả các loại mục tiêu.

Ví dụ: nếu sáng kiến ​​của bạn là trồng 100 cây xanh cho mỗi lần nhân viên đi xe đạp đi làm, thì hãy xem xét theo dõi mọi chỉ số xung quanh mục tiêu này. 

  • Bạn đã trồng được bao nhiêu cây?
  • Có bao nhiêu nhân viên đã đạp xe đi làm? Tần suất là bao nhiêu?
  • Tỷ lệ gắn bó và hạnh phúc của nhân viên của bạn có tăng lên không?
  • Sắc thái phản ứng của cộng đồng mục tiêu của bạn như thế nào?

Có thể bạn quan tâm những mục tiêu lớn khi thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tuy nhiên, nên nhớ cần phải đạt mục tiêu nhỏ để đạt được mục tiêu lớn hơn.

Bạn cũng nên thu thập các phản hồi định tính cùng với phản hồi định lượng. Hỏi cảm nhận của nhân viên về các sáng kiến ​​CSR của bạn. Nếu chúng không hấp dẫn, thì bạn nên điều chỉnh như thế nào để thu hút nhân viên hơn, cung cấp cho họ nhiều lựa chọn hơn và giành được sự quan tâm của nhiều nhân viên hơn.

Có thể bạn quan tâm:

7. Ví dụ về chiến dịch CSR thành công

Để giúp bạn hiểu thêm về chiến dịch CSR và cách triển khai hiệu quả, hãy xem thêm một số ví dụ thành công:

7.1. Chiến dịch “Bảo vệ Bác Sĩ 24h” của Vitadairy

Vitadairy là một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực Dinh dưỡng miễn dịch, nổi bật là dòng sản phẩm sữa non.

Giá trị cốt lõi của Vitadairy là:

  • Khoa học
  • Sáng tạo
  • Tử tế

Trong giai đoạn cao điểm của dịch bệnh COVID19 (tháng 2 – tháng 4 năm 2022), dịch bệnh lây lan nhanh và cả những bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch, dù bảo hộ kỹ càng nhưng cũng bắt đầu nhiễm COVID. Xã hội cũng đang lo lắng rằng, khi các bác sĩ tuyến đầu cũng gục ngã vì covid thì ai sẽ chăm sóc những bệnh nhân khác?

Ví dụ chiến dịch CSR thành công: Chiến dịch CSR của Vitadairy

Một bài đăng của người tham gia chiến dịch #baovebacsi24h của Vitadairy

Với giá trị cốt lõi là “Sáng tạo” và “Tử tế” và đặc biệt, Vitadairy đã triển khai ngay chiến dịch “Bảo vệ Bác Sĩ 24h” nhằm thay mặt quên góp 10.000 đ khi mỗi người tham gia đăng tải hình ảnh và kèm theo hashtag #baovebacsi24h trên mạng xã hội, tất cả sau đó sẽ được Bộ Y tế chuyển đến các bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch.

Thông điệp của chiến dịch là “Bảo vệ y bác sĩ để y bác sĩ bảo vệ chúng ta!” nhằm kêu gọi mọi người hãy ở nhà để hạn chế lây lan dịch bệnh, càng giãn cách xã hội tốt, y bác sĩ càng đỡ vất vả và đủ sức để sẵn sàng bảo vệ chúng ta.

Chiến dịch lần 1 đã thu hút hơn 200.000 người tham gia (tương ứng với 2 tỷ đồng chuyển đến các bác sĩ ở tuyến đầu) và tạo ra tác động xã hội mạnh mẽ.

Chiến dịch lần 2 (tháng 8/2020) đã thu hút hơn 651.000 người tham gia (tương đương với việc quên góp 7,5 tỷ đồng). Tổng cả 2 chiến dịch là 9.519.870.000 đồng. (Tham khảo thông tin trên bài đăng của Bộ Y tế).

Chiến dịch CSR của Vitadairy thành công vì một số lý do chính:

  • Dẫn dắt bởi thương hiệu uy tín
  • Có lý do hợp lý
  • Phù hợp với giá trị cốt lõi
  • Đã xác định chiến lược CSR rõ ràng
  • Minh bạch trong hoạt động (đo lường số hashtag rất dễ dàng)
  • Cách tham gia dễ dàng
  • Đúng thời điểm
  • Thông điệp nhân văn và độc đáo
  • Tận dụng mạng xã hội để lan truyền

Sau thành công của chiến dịch “Bảo vệ Bác Sĩ 24h”, các chiến dịch “Muzik dập dịch”, “Tiếp niềm tin nơi tuyến đầu – OCB”, “ATM Oxy” … cũng mang lại thành công vang dội, không chỉ làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn mà còn góp phần xây dựng nên thương hiệu đáng kính.

7.2. Chiến dịch “The Best Man Can Be” của Gillette

Là một thương hiệu nổi tiếng nhất với sản phẩm dao cạo râu, Gillette cũng là một thương hiệu tích cực triển khai các chiến dịch CSR, trong đó nổi bật gần đây là chiến dịch “The Best Man Can Be”.

Chiến dịch này khởi nguồn từ phong trào #Metoo, đây là phong trào trở thành hiện tượng toàn cầu năm 2017 từ một tweet của nữ diễn viên Alyssa Milano: ‘Nếu bạn từng bị quấy rối hoặc bị tấn công tình dục, hãy viết “Metoo” như một câu trả lời cho tweet này’.

Gillette đã lấy đó làm cảm hứng và mong muốn định hình lại định nghĩa về một người đàn ông khi đứng trước các vấn đề bắt nạt, quấy rồi tình dục, quan hệ tình dục sai trái.

Thông điệp của chiến dịch này xoay quanh vấn đề – Đây có phải là điều tốt nhất mà người đàn ông có thể làm không?

Video truyền thông chiến dịch CSR “The Best Man Can Be” của Gillette

Chiến dịch đã có hơn 38 triệu lượt xem trên YouTube, ban đầu có nhiều lượt không thích hơn lượt thích. Tranh cãi dữ dội trên internet đã khiến nhiều người lên tiếng về việc ‘tẩy chay’ thương hiệu vì hình ảnh minh họa nam giới trong quảng cáo.

Hàng nghìn nhận xét tiêu cực bên dưới video và các bài đăng tiêu cực trên mạng xã hội chỉ trích sự tiếp cận quá mức của Gillette trong lĩnh vực tác động xã hội. Về cốt lõi, Gillette đã sử dụng chiến dịch để khơi dậy một cuộc thảo luận về vấn đề nhức nhối trong xã hội.

Bị cuốn vào luồng tiêu cực, nhưng Gillette đã nhận được nhiều lời khen ngợi vì dũng cảm lên tiếng trên sân khấu toàn cầu, thể hiện trách nhiệm xã hội của họ. Bất kể quan điểm của bạn như thế nào, chiến dịch đã dẫn đến sự gia tăng mức độ hoạt động và mức độ tương tác của các phương tiện truyền thông. Chiến dịch của Gillette là một minh họa về CSR có thể tạo ra đối tượng mới cho các thương hiệu.

Sau khi chiến dịch được phát hành, Adweek báo cáo rằng nó đã nhận được sự ủng hộ lớn nhất từ ​​phụ nữ. Phát hiện này đã mở ra một cơ sở khách hàng rộng lớn hơn. Mức độ ủng hộ từ phụ nữ tăng cao như vậy là lần đầu tiên trong lịch sử các chiến dịch của Gillette.

Chiến dịch CSR của Gillette thành công vì:

  • Phù hợp với giá trị của Gillette
  • Học hỏi từ chiến dịch thành công
  • Dũng cảm, dám lên tiếng trước vấn đề nhạy cảm
  • Hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn

Chiến dịch CSR của Gillette cũng cho thấy rằng không phải cứ quyên góp ủng hộ hay đi làm từ thiện là làm được CSR. CSR có thể bắt đầu từ những ý tưởng sáng tạo, đôi khi với chi phí rất nhỏ lại có thể tạo ra tác động toàn cầu.

Một thương hiệu đáng kính như vậy, tại sao lại không thể ủng hộ sản phẩm của họ? Nếu vợ bạn đã từng thấy chiến dịch này, tôi nghĩ bạn đang dùng dao cạo Gillette.

7.3. Chiến dịch sử dụng “lá chuối” của Saigon Co.op

Là một nhà bán lẻ thuần Việt nổi tiếng Saigon Co.op đã thể hiện trách nhiệm xã hội của mình trong chiến dịch sử dụng lá chuối trong để gói thực phẩm.

Từ năm 2011, Saigon Co.op là hệ thống siêu thị đã thay thế 100% túi nhựa bằng túi nilong thân thiện với môi trường, giải pháp này mặc dù tốt, nhưng chưa mang lại hiệu quả lớn bởi ý tưởng không mới và khả năng phân hủy của túi nhựa thân thiện với môi trường vẫn cần điều kiện nhiệt độ, ánh sáng thích hợp và thời gian khoảng 1 năm.

Tiếp tục trăn trở với vấn đề môi trường, năm 2019, ban lãnh đạo Saigon Co.op đã mạnh dạn sử dụng “lá chuối” để gói bọc thực phẩm, giảm tỷ lệ sử dụng túi nilong đi rất nhiều lần so với trước đây.

Ví dụ chiến dịch CSR thành công: Chiến dịch CSR của Saigon Co.op

Khách mua hàng tại siêu thị của Saigon Co.op

Chiến dịch của Saigon Co.op nhận được đánh giá tích cực của cộng đồng cả nước và các cơ quan chính phủ tạo nên một làn sóng chuyển đổi xanh. Hiện nay, rất nhiều siêu thị trên cả nước cũng học hỏi Saigon Co.op để làm điều tương tự.

Chiến dịch CSR của Saigon Co.op thành công vì một số lý do:

  • Phù hợp với giá trị của thương hiệu
  • Xây dựng chiến lược CSR từ lâu
  • Giải pháp nhân văn, sáng tạo và mang dấu ấn con người Việt Nam
  • Đúng thời điểm, khi nhận thức về môi trường trong cộng đồng đã lớn mạnh và đủ sức thôi thúc người tiêu dùng hành động, chung tay xây dựng.

Như bạn thấy, để tạo ra chiến dịch CSR hiệu quả, chi nhiều tiền đôi khi lại không hiệu quả bằng đầu tư vào sự sáng tạo.

Tạm kết về CSR

Triển khai chiến lược CSR là một điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sáng kiến ​​Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của bạn có hiệu quả. Còn nhiều điều khác giúp cho một kế hoạch xây dựng CSR tốt như: hỗ trợ về dữ liệu, quản lý khủng hoảng,… Từ đó, ta có một kế hoạch lớn hơn để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. 

Bằng cách làm theo 8 bước trên, bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp của mình nền tảng vững chắc nhất có thể để khởi chạy một chiến dịch CSR thành công.

> Liên hệ ngay với Sao Kim nếu bạn cần tư vấn xây dựng thương hiệu và triển khai các chiến dịch CSR, chiến dịch truyền thông sáng tạo.

Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:

Blog Sao KimCẩm Nang Sao Kim 

Facebook: Sao Kim Branding

Case study BehanceSao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #SaoKimGroup #SCR #CSRCampaign

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499