EnglishVietnamese
Đề nghị báo giá ngay
Gọi ngay: 0964.699.499

User Centered Design: Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm

1.009 lượt xem

Tìm hiểu về User Centered Design (Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm) với 5 nguyên tắc, 6 phương pháp nghiên cứu và quy trình 5 bước thực hiện.

Điều gì tạo nên một sản phẩm thiết kế website tốt? Hầu hết mọi người sẽ hướng tới tính thẩm mỹ và tính trực quan của của sản phẩm thiết kế.

Tuy nhiên, câu hỏi tiếp theo ở đây là liệu người dùng có thích thẩm mỹ và tính trực quan đó? Liệu thiết kế có giúp ích cho mục tiêu của họ?

Khi thiết kế một trang web mới, một sản phẩm mới, điều mọi người quan tâm là sẽ sử dụng nó như thế nào, nếu không sử dụng được, không giúp ích cho họ đồng nghĩa với việc thiết kế không có giá trị.

Nếu người thiết kế không thực sự hiểu này, hầu như không có cơ hội tạo ra một sản phẩm mà mọi người sẽ yêu thích. Bạn không thể thiết kế sản phẩm và trải nghiệm chỉ dựa trên trực giác, giả định và thiên kiến nhận thức của mình.

Thiết kế không phải dành cho bạn, thiết kế dành cho người dùng. Đó là lý do vì sao cần đến thiết kế lấy người dùng làm trung tâm (User Centered Design) – sau đây gọi tắt là UCD.

Khi áp dụng UCD, trong quy trình thiết kế của nhà thiết kế UX sẽ tập trung vào thu thập dữ liệu từ người dùng và kết hợp những phát hiện đó vào thiết kế website, thiết kế sản phẩm khiến mọi người sẽ thích và cảm thấy có giá trị thực sự.

Đây là nguyên tắc cơ bản của thiết kế lấy người dùng làm trung tâm.

Tham khảo dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, thiết kế lấy người dùng làm trung tâm và đáp ứng mục tiêu kinh doanh, thương hiệu.

Sự thật mà nói rằng việc lấy người dùng làm trung tâm là cách duy nhất để thiết kế ra sản phẩm giúp doanh nghiệp thành công trên thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.

Trong bài viết này, hãy cùng Sao Kim tìm hiểu thiết kế lấy người dùng làm trung tâm là gì, các nguyên tắc chính và quy trình thiết kế sản phẩm áp dụng UCD.

1. Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm là gì?

User Centered Design - Phương pháp thiết kế lấy người dùng làm trung tâm

Như Interaction Design Foundation đã định nghĩa: Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm (User Centered Design) là một quy trình thiết kế lặp đi lặp lại trong đó các nhà thiết kế tập trung vào người dùng và nhu cầu của họ trong từng giai đoạn của quy trình thiết kế, phát triển sản phẩm.

Trong UCD, các nhóm thiết kế thu hút sự tham gia của người dùng trong suốt quá trình thiết kế thông qua nhiều kỹ thuật thiết kế và nghiên cứu khác nhau.

Bằng cách này, các nhà thiết kế có thể chắc chắn rằng sản phẩm của mình đang thực hiện có mục đích, tạo ra các sản phẩm dễ sử dụng và mang lại giá trị cho người dùng.

Chìa khóa để thiết kế lấy người dùng làm trung tâm thành công là không chỉ suy nghĩ đến người dùng trong khi thiết kế giải pháp mà còn phải liên tục lặp lại việc thu thập phản hồi và điều chỉnh thiết kế cho phù hợp.

2. Lợi ích của phương pháp thiết kế lấy người dùng làm trung tâm

User-centered design (UCD) là một quy trình thiết kế được tập trung vào người dùng và các nhu cầu của họ. Lợi ích của UCD bao gồm:

  • Tăng tính khách quan: UCD cho phép người dùng trở thành một phần quan trọng trong quy trình thiết kế, giúp đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được thiết kế cho phù hợp với nhu cầu của người dùng.
  • Tăng tính hiệu quả: UCD giúp thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ dễ sử dụng hơn, giúp người dùng hoàn thành các tác vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Giảm chi phí: UCD giúp giảm số lần phải thay đổi hoặc sửa chữa sau khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã được triển khai, giúp giảm chi phí cho công ty.
  • Tăng sự hài lòng của người dùng: UCD giúp thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ dễ sử dụng hơn, giúp người dùng cảm thấy hài lòng hơn với sản phẩm hoặc dịch vụ.

User-centered design (UCD) là một quy trình thiết kế được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau, và có nhiều số liệu minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của UCD.

  • Tăng tính khách quan: Nghiên cứu của Nielsen Norman Group cho thấy rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được thiết kế theo UCD có tỷ lệ thành công cao hơn (lên đến 85%) so với sản phẩm hoặc dịch vụ không được thiết kế theo UCD.
  • Tăng tính hiệu quả: Nghiên cứu của Forrester Research cho thấy rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được thiết kế theo UCD có tỷ lệ sử dụng cao hơn (lên đến 90%) so với sản phẩm hoặc dịch vụ không được thiết kế theo UCD.
  • Giảm chi phí: Theo nghiên cứu của Cooper, sử dụng UCD trong quy trình thiết kế có thể giúp giảm chi phí đến 50% so với việc không sử dụng UCD. Điều này là do UCD giúp giảm số lần phải thay đổi hoặc sửa chữa sau khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã được triển khai, giúp giảm chi phí cho công ty.
  • Tăng sự hài lòng của người dùng: Nghiên cứu của Jakob Nielsen cho thấy rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được thiết kế theo UCD có tỷ lệ hài lòng của người dùng cao hơn (lên đến 92%) so với sản phẩm hoặc dịch vụ không được thiết kế theo UCD.

Ngoài ra, UCD cũng giúp giảm số lần phải thay đổi hoặc sửa chữa sau khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã được triển khai, giúp giảm chi phí cho công ty.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng số liệu này có thể khác nhau tùy vào mỗi dự án và công ty, và cần phải được kiểm chứng trước khi áp dụng.

3. 5 Nguyên tắc thiết kế lấy người dùng làm trung tâm 

Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm dựa trên 4 nguyên tắc:

Nguyên tắc 1: Cho người dùng tham gia ngay từ đầu

Bạn sẽ không hiểu rõ các yêu cầu của người dùng trừ khi bạn cho họ tham gia vào quy trình thiết kế ngay từ đầu. Các quyết định thiết kế quan trọng được đánh giá dựa trên cách chúng hoạt động đối với người dùng cuối.

Nếu người dùng không tham gia ngay từ khi bắt đầu mà chỉ xuất hiện vào những giai đoạn sau, có thể thiết kế của bạn đã đi quá xa vào con đường sai lầm.

Nguyên tắc 2: Đồng cảm với người dùng

UCD yêu cầu bạn phải đặt mình vào vị trí của người dùng để hiểu rõ những yêu cầu của họ. Từ đó, người thiết kế có thể điều chỉnh các yêu cầu kinh doanh với phù hợp với nhu cầu của người dùng.

Nguyên tắc 3: Nhiều vòng Feedback

Các loại dữ liệu khác nhau rất cần thiết khi đánh giá  mức độ hiệu quả của sản phẩm. Người thiết kế sản phẩm cần thường xuyên thu thập và phân tích phản hồi từ người dùng. Thông tin này giúp bạn đưa ra các quyết định tập trung vào người dùng hơn.

Nguyên tắc 4: Lặp đi lặp lại quy trình

Quy trình thiết kế dự kiến ​​​​sẽ trải qua nhiều lần lặp lại, bạn có thể tìm hiểu điều mới về người dùng của mình và thay đổi một yếu tố cơ bản trong thiết kế của mình. Điều này sẽ giúp thiết kế của bạn tối ưu với người dùng hơn.

Nguyên tắc 5: Vận dụng các nguyên tắc thiết kế tốt

Các nguyên tắc thiết kế tốt giống như các sự thật đã được chứng minh, bạn không cần nghiên cứu, chứng minh lại để quyết định vận dụng chúng vào thiết kế.

Chỉ cần giữ mọi thứ đơn giản, linh hoạt và suy nghĩ như người dùng của bạn.

Xem ngay: 21 Định luật UX giúp thiết kế nâng cao trải nghiệm người dùng

4. 6 Phương pháp nghiên cứu thiết kế lấy người dùng làm trung tâm

Bây giờ chúng ta đã khám phá một số nguyên tắc chính của User Centered Design, hãy khám phá một số phương pháp nghiên cứu mà bất kỳ nhà thiết kế UX nào cũng nên biết.

Với việc hiểu người dùng là một phần cơ bản, cốt lõi của UCD, việc biết nên sử dụng phương pháp nghiên cứu nào và cách sử dụng nó một cách hiệu quả là rất quan trọng. ‍

Phương pháp 1: Focus Group

Phương pháp Focus Group là việc mời một nhóm người dùng (mục tiêu) của bạn chia sẻ chung suy nghĩ và ý kiến ​​của họ về sản phẩm, hành trình mua hàng của họ hoặc đơn giản là các vấn đề cụ thể mà bạn sẽ giải quyết với sản phẩm của mình.

Phương pháp Focus Group thường được tạo thành từ 6 đến 8 người tham gia và một người điều hành có kinh nghiệm.

Một số đặc điểm của focus group:

  • Một cách tốt để có được nhiều quan điểm cùng một lúc
  • Để xác định các trường hợp sử dụng sản phẩm
  • Yêu cầu người điều hành focus group có kinh nghiệm
  • Dữ liệu chủ yếu là định tính
  • Mẫu nhỏ (có thể không đạt tính thống kê)
  • Chi phí tương đối thấp, đặc biệt là khi triển khai trực tuyến.

Phương pháp 2: Questionnaires & surveys

Phương pháp Questionnaires & Serverys là việc sử dụng bảng hỏi, khảo sát để thu thâp dữ liệu.

Các bảng câu hỏi và khảo sát được thiết kế tốt có thể giúp thu được một lượng lớn dữ liệu thống kê về những thách thức hoặc nhu cầu cụ thể mà người dùng của bạn gặp phải.

Một số đặc điểm của bảng hỏi và khảo sát:

  • Phản hồi thường ngắn gọn và đơn giản
  • Cần cẩn thận để thiết kế các câu hỏi hiệu quả không thiên vị
  • Dữ liệu có thể là cả định tính và định lượng
  • Cho phép cỡ mẫu lớn hơn
  • Chi phí tương đối thấp.

Phương pháp 3: Interviews

Các cuộc phỏng vấn đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu của quá trình thiết kế. Định dạng mở cho phép bạn khai thác những hiểu biết chi tiết có thể bị bỏ qua trong các phương pháp nghiên cứu khác.

Một số đặc điểm của Interviews:

  • Tốt cho việc thu thập thông tin chuyên sâu về nhu cầu và hành vi cá nhân
  • Yêu cầu người phỏng vấn có kinh nghiệm và phân tích chi tiết câu trả lời
  • Dữ liệu chủ yếu là định tính
  • Cỡ mẫu nhỏ
  • Tốn thời gian và do đó chi phí cơ hội cao

Phương pháp 4: Usability Testing

Trong phương pháp Usability Testing (thử nghiệm khả năng sử dụng), người dùng tương tác trực tiếp với sản phẩm trong khi người điều hành ghi chú và ghi lại phản hồi.

Các thông tin cũng có thể được thu thập bằng cách đặt camera quan sát, theo dõi luồng click chuột, theo dõi mắt (eye tracking), theo dõi cảm xúc, thao tác gõ phím…

Điều này từng được thực hiện chủ yếu trong môi trường trực tiếp, nhưng cũng có thể được thực hiện không đối xứng với một số công cụ nhất định. Đó là một cách tuyệt vời để nghiên cứu dân tộc học và là một cách tốt để phát hiện ra các lỗi và các vấn đề khác.

Một số đặc điểm của Usability Testing:

  • Được sử dụng để tạo phản hồi về thiết kế và tương tác người dùng
  • Yêu cầu ít nhất một nguyên mẫu (đã sử dụng được) để thử nghiệm
  • Dữ liệu có thể là định tính và định lượng
  • Cỡ mẫu nhỏ đến trung bình
  • Chi phí cao khi thực hiện trực tiếp.

Phương pháp 5: Card Sorting

Card Sorting là một phương pháp chủ yếu được sử dụng để kiểm tra và thiết kế kiến ​​trúc tổng thể của một trang web hoặc ứng dụng.

Card Sorting thường liên quan đến việc yêu cầu người dùng sắp xếp nội dung, trang và chủ đề thành các danh mục phù hợp với họ và có thể giúp bạn gắn nhãn các danh mục này.

Điều quan trọng là có được thông tin chi tiết độc đáo về cách người dùng nghĩ về cách liên kết các tính năng, nội dung với nhau, từ đó bạn để bạn có thể xây dựng kiến ​​trúc thân thiện với người dùng hơn.

Một số đặc điểm của Card Sorting:

  • Quan trọng để đưa ra quyết định về kiến ​​trúc thông tin, cấu trúc website …
  • Dữ liệu là định lượng
  • Thường cỡ mẫu trung bình
  • Tương đối tốn thời gian

Phương pháp 6: Participatory Design

Phương pháp Participatory Design đề cập đến việc đưa người dùng tham gia trực tiếp vào việc tạo ra các nguyên mẫu sản phẩm khác nhau.

Tuy nhiên, chúng được sử dụng tốt nhất khi kết hợp với các phương pháp thiết kế khác, không phải là quy trình độc lập.

  • Được sử dụng để thu hút tất cả các bên liên quan (nhân viên, người dùng, nhà thiết kế, đối tác, v.v.) trong quá trình thiết kế
  • Nó có thể tạo ra những hiểu biết có giá trị nhưng có thể phức tạp để thực hiện một cách hiệu quả
  • Dữ liệu là định tính
  • Thường cỡ mẫu nhỏ
  • Chi phí và thời gian khác nhau

Không có phương pháp nghiên cứu nào tốt nhất, duy nhất trong khi sử dụng UCD. Điều quan trọng là phải nắm vững tất cả các phương pháp khác nhau hiện có để bạn có thể điều chỉnh nghiên cứu của mình cho phù hợp với quy trình thiết kế và dễ dàng truy cập thông tin bạn cần.

5. Quy trình thiết kế lấy người dùng làm trung tâm

Chìa khóa của việc ứng dụng UCD vào thiết kế website/ ứng dụng hay sản phẩm là việc hiểu quy trình triển khai và áp dụng kỷ luật.

Quy trình thiết kế lấy người dùng làm trung tâm gồm 5 bước:

  • Nghiên cứu
  • Xác định và sắp xếp các yêu cầu
  • Thiết kế giải pháp
  • Đánh giá
  • Lặp đi lặp lại

Cách triển khai từng bước trong UCD:

Bước 1: Nghiên cứu

Nghiên cứu là một quá trình lâu dài, cần thời gian và nguồn lực, điều này ứng với mục tiêu tổng thể là phát triển sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu và yêu cầu của người dùng.

Nếu được thực hiện đúng cách, thông tin chi tiết thu được từ nghiên cứu sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển một sản phẩm hấp dẫn lấy người dùng làm trung tâm.

Công việc của nhà thiết kế UX là kết hợp các phương pháp nghiên cứu và hình dung những gì người dùng sẽ trải nghiệm để tạo ra một bức tranh tổng thể về người dùng -> Thường gọi là User Persona ( hoặc nếu người mua không phải end-user thì bạn cần nghiên cứu thêm Buyer Persona).

Chân dung khách hàng

Mục tiêu trong giai đoạn này là hiểu mình thiết kế cho ai.

Bản User Persona có thể giúp ích rất nhiều khi bắt đầu quá trình thiết kế. User Persona là nguyên mẫu lý tưởng của người dùng thực và nó giúp bạn hiểu về hành vi, xuất thân, nhu cầu, mục tiêu, động lực và thách thức của nhóm người dùng tương tự.

Sự hiểu biết này cho phép các nhà thiết kế đưa ra quyết định đúng đắn về tính năng sản phẩm, điều hướng, tương tác, thiết kế trực quan.

Để tạo một bản User Persona phù hợp cho thiết kế, bạn cần thực hiện các nghiên cứu. Điều này rất quan trọng vì bạn không hiểu đối tượng mục tiêu nếu chỉ tạo User Persona dựa trên nhận thức mang tính cá nhân của bạn.

Hãy nhớ rằng, luôn bắt đầu quá trình thiết kế với việc hiểu người dùng chứ không phải sản phẩm. Bằng cách tập trung vào người dùng, bạn sẽ hiểu những tính năng nào cần ưu tiên, cách điều hướng họ và thậm chí kết hợp các yếu tố để thúc đẩy cảm xúc phù hợp của họ. 

Nghiên cứu không chỉ là một giai đoạn quan trọng trong quy trình thiết kế lấy người dùng làm trung tâm mà còn là một trong những thử thách khó khăn nhất. Thu thập dữ liệu phù hợp, giữ cho dữ liệu được sắp xếp hợp lý, và đưa ra các hành động thiết kế từ dữ liệu đó là điều không hề dễ dàng.

Đọc thêm:

Bước 2: Xác định và sắp xếp các yêu cầu 

Thật tốt khi sản phẩm thiết kế của bạn đáp ứng mong muốn của người dùng. Tuy nhiên, bạn vẫn phải thiết kế một sản phẩm khả thi về mặt mỹ thuật, kỹ thuật và hiệu quả về mặt tài chính. Đó là lý do bạn cần ra các mục tiêu và yêu cầu phù hợp.

Điều quan trọng là làm việc với các thành viên khác trong nhóm để thiết lập ranh giới cho dự án. Xác định nhu cầu và phạm vi rõ ràng cho các thiết kế của mình, sau đó đảm bảo chúng phù hợp tốt với nhu cầu người dùng.

Bởi lẽ, các mục tiêu, yêu cầu được sắp xếp chính xác sẽ tạo ra một sản phẩm có lợi cho các bên tham gia.

Nếu không xác định rõ ràng và sắp xếp các yêu cầu hợp lý, bạn có thể tốn thời gian để thiết kế ra giải pháp không có giá trị cuối cùng. Khi đó, việc yêu cầu chỉnh sửa, thiết kế lại là điều hiển nhiên.

NOTE: Việc làm rõ các giới hạn có thể cần đến kinh nghiệm sâu hơn về quản lý dự án, lập kế hoạch cũng như kinh nghiệm tư vấn giải pháp.

Bước 3: Thiết kế giải pháp

Khi đã thu thập tất cả thông tin cần thiết, bạn có thể bắt đầu tạo mẫu thiết kế của mình. Đối với thiết kế web, hãy bắt đầu với User flow, Wireframe cơ bản và đừng quên xác thực các quyết định thiết kế của mình ở mỗi bước.

Ví dụ Low-Fidelity Wireframes (2)

Hãy thiết kế dựa vào những thông tin đã nghiên cứu và phân tích. Cũng đừng quên phản hồi thường xuyên để đảm bảo tính chính xác của sản phẩm thiết kế.

Sau đó hoàn thiện wireframe của bạn bằng Wireflow và Prototype. Các công cụ thiết kế web hiện đại cho phép tạo ra nguyên mẫu có thể tương tác gần giống thật, giúp cho các bản thử nghiệm trở nên thực tế hơn.

Ví dụ thiết kế Prototype - Dự án thiết kế web cho công ty công nghệ Cyber Eye (1)

Khi bạn đã có một bản nháp sơ bộ, hãy tự đánh giá thiết kế của bạn bằng cách trả lời các câu hỏi liên quan, ví dụ:

  • Nó có khả dụng không? Đảm bảo người dùng có thể nhanh chóng tìm thấy thông tin họ cần. Cung cấp các tuyến đường khác nhau cho cùng một mẩu thông tin hoặc chắc chắn rằng họ được hướng dẫn đến đúng địa điểm.
  • Có dễ hiểu không? Thiết kế cần tạo điều kiện cho sự hiểu biết ngay lập tức. Mục đích của nó là gì, nó dành cho ai và bạn sử dụng nó như thế nào?

Đọc thêm: Kinh nghiệm thiết kế web cho công ty công nghệ

Bước 4: Đánh giá

Bây giờ là thời điểm thích hợp để đưa người dùng của bạn trở lại quy trình thiết kế. Giúp họ đánh giá nguyên mẫu của bạn thông qua thử nghiệm và phản hồi của người dùng.

Đây không chỉ là một bước của quy trình mà còn là một hoạt động diễn ra liên tục trong dự án. Bạn nên đánh giá các quyết định thiết kế thông qua thử nghiệm khả năng sử dụng với người dùng thực tế.

Tại đây, bạn đánh giá kết quả dựa trên bối cảnh và yêu cầu của người dùng, để kiểm tra xem thiết kế đang hoạt động như thế nào.

Cụ thể hơn, bạn cần xem xét mức độ thân thiện của nó với mức độ phù hợp với ngữ cảnh cụ thể của người dùng và đáp ứng tất cả các nhu cầu liên quan của họ.

Sử dụng kỹ thuật quan sát cách người dùng tương tác với sản phẩm của bạn:

  • Thiết kế này có giải quyết được các vấn đề chính của người dùng không?
  • Có thể làm gì để cải thiện thiết kế này?
  • Nghiên cứu người dùng được tích hợp vào thiết kế này như thế nào?
  • Điều gì tích cực trong quá trình thử nghiệm này? Làm thế nào nó có thể được lặp đi lặp lại?

Khi quan sát cách người dùng thực tương tác với sản phẩm, bạn sẽ thu được nhiều thông tin về những gì phù hợp với họ.

Có hai kỹ thuật để xác nhận các quyết định thiết kế và đánh giá các phản hồi là kiểm tra khả năng sử dụng và truy vấn theo ngữ cảnh.

Thứ nhất, Kiểm tra khả năng sử dụng sẽ giúp bạn hiểu những vấn đề mà người dùng gặp phải khi họ tương tác với thiết kế của bạn.

Thứ hai, Kiểm tra theo ngữ cảnh là một kỹ thuật nghiên cứu người dùng liên quan đến việc quan sát và phỏng vấn mọi người trong khi họ thực hiện các nhiệm vụ trong ngữ cảnh.

Kỹ thuật kiểm tra theo ngữ cảnh là sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và phỏng vấn người dùng. Người tiến hành kiểm tra theo ngữ cảnh (nhà nghiên cứu) quan sát cách người tham gia thực hiện nhiệm vụ của họ và yêu cầu họ nói về những gì họ đang làm trong khi tương tác với sản phẩm.

Không có giải pháp đúng ở lần đầu tiên. Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm là một cách tiếp cận đòi hỏi sự kiên nhẫn, lặp đi lặp lại quy trình để cuối cùng sẽ tạo ra kết quả tốt nhất.

Bước 5: Lặp đi lặp lại

Quan trọng nhất trong quy trình UCD là lặp đi lặp lại. Lặp đi lặp lại các công đoạn nhiều lần để thiết kế ra sản phẩm làm hài lòng người dùng của bạn.

Nếu bạn nhận thấy có những yếu tố trong trang web, ứng dụng của mình đang rất cần được cải tiến, thì hãy thử nghiệm, nhận phản hồi và tìm hướng cải tiến.

Hoặc cho dù bạn không nhận ra, hãy tiến hành theo quy trình để biết yếu tố nào cần được cải tiến.

Luôn ghi nhớ, “thất bại là mẹ của thành công”.

Tất cả những sản phẩm tốt nhất đều bắt đầu từ những ý tưởng chưa hoàn chỉnh và những phác thảo sơ khai. Luôn lấy người dùng làm trung tâm và bạn sẽ có hướng đi đúng.

Sau khi bạn tạo ra một sản phẩm khiến người dùng hài lòng, họ sẽ là những người truyền bá tốt nhất cho bạn, tay bạn làm marketing (WOM).

Và không có chiến lược tăng trưởng nào thần kỳ hơn WOM cả.

6. Điều quan trọng cần nhớ về thiết kế lấy người dùng làm trung tâm

Trước khi thực hiện thiết kế lấy người dùng làm trung tâm bạn cần nhớ rằng:

3.1. UCD là việc biến các khái niệm đồng cảm thành các yêu cầu sản phẩm cụ thể

Các khái niệm dựa trên sự đồng cảm như: suy nghĩ, cảm xúc, sự thất vọng của người dùng đóng vai trò trung tâm trong thiết kế lấy người dùng làm trung tâm.

Các nhà thiết kế UX có thể biến các khái niệm dựa trên sự đồng cảm thành các yêu cầu có hệ thống, chẳng hạn như mục tiêu và thói quen tương tác của người dùng để xây dựng sản phẩm thích hợp.

3.2. Không phỏng đoán, không nhận định mang tính ​​cá nhân

Nhận định mang tính ​​cá nhân không được xác thực (còn gọi là thành kiến ​​cá nhân) là thứ ngăn cản các nhà thiết kế tạo ra sản phẩm tốt nhất.

Trong UCD, mọi quyết định thiết kế phải được triển khai dựa trên thông tin về người dùng của mình và được xác thực trong quá trình thử nghiệm quy trình.

3.3. Thu hút tất cả các thành viên trong nhóm vào thiết kế sản phẩm

UCD hoạt động tốt hơn nhiều khi có một nhóm đa ngành tham gia vào quá trình thiết kế. Khi một nhóm bao gồm những người có nền tảng và kỷ luật khác nhau, nó có thể đưa ra các quyết định thiết kế sáng tạo hơn.

3.4. UCD và kinh doanh

Nếu môi trường thiết kế ưu tiên các mục tiêu kinh doanh hơn mục tiêu của người dùng thì điều này hiếm khi dẫn đến việc tạo ra các sản phẩm thực sự lấy người dùng làm trung tâm.

Do đó, UCD yêu cầu thay đổi trọng tâm từ mục tiêu kinh doanh sang nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, trong thực tế thiết kế sản phẩm phải luôn cố gắng đạt được sự cân bằng giữa mục tiêu của doanh nghiệp và người dùng.

Hài hòa giữa lợi ích của người dùng và lợi ích của doanh nghiệp là con đường phát triển bền vững, là sự thật hiển nhiên.

7. So sánh User Centered Design với Human Centered Design

User-Centered Design (UCD) và Human-Centered Design (HCD) là hai quy trình thiết kế tập trung vào người dùng và các nhu cầu của họ. Tuy nhiên, hai quy trình này có một số khác biệt:

  • UCD tập trung vào việc thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ để phù hợp với nhu cầu của người dùng và giúp họ hoàn thành các tác vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • HCD tập trung vào việc hiểu rõ và tìm hiểu nhu cầu của người dùng, và sử dụng kiến thức đó để xây dựng giải pháp và thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ mới. HCD cũng tập trung vào việc xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ mà người dùng có thể tương tác và trải nghiệm một cách tốt nhất.
  • UCD thường được sử dụng trong thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ đã tồn tại, còn HCD thường được sử dụng trong việc xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ mới.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng UCD và HCD có một số tương đồng nhưng cũng có một số điểm khác nhau. Một phần cũng do HCD được Apple tạo ra và cụ thể hóa hơn cho hệ sinh thái cũng như triết lý thiết kế của họ.

Mặc dù vậy, trong khi thiết kế, nhà thiết kế không chỉ sử dụng một phương pháp thiết kế duy nhất. Cho dù là UCD hay HCD, chúng đều cung cấp cho chúng ta những phương pháp hay, hãy vận dụng chúng linh hoạt.

8. So sánh User Cented Design với Design Thinking

User-centered design (UCD) và Design Thinking là hai quy trình thiết kế tập trung vào người dùng và các nhu cầu của họ, tuy nhiên có một số khác biệt giữa hai quy trình này:

  • UCD là một quy trình thiết kế được tập trung vào việc thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ để phù hợp với nhu cầu của người dùng và giúp họ hoàn thành các tác vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Design thinking là một quy trình thiết kế tập trung vào việc hiểu rõ và tìm hiểu nhu cầu của người dùng, và sử dụng kiến thức đó để xây dựng giải pháp và thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
  • UCD là một quy trình thiết kế chuyên biệt, còn design thinking là một quy trình thiết kế rộng hơn, tư duy của Design Thinking có thể phát triển và áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • UCD là việc ứng dụng Design Thinking để phát triển phương pháp thiết kế cụ thể hơn, được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghệ.

Như vậy có thể hiểu, UCD được sinh ra từ Design Thinking, Design Thinking là tư duy thiết kế tổng quát, trong khi đó UCD là cụ thể hóa (áp dụng phổ biến trong ngành công nghệ).

Đọc thêm: Design Thinking là gì?

9. So sánh User Centered Design với Fair Design

Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm (UCD) và thiết kế công bằng (FD) đều là những phương pháp thiết kế ưu tiên nhu cầu và trải nghiệm của người dùng, nhưng chúng có một số điểm khác biệt chính.

UCD là một quy trình thiết kế tập trung vào việc hiểu và giải quyết các nhu cầu, mong muốn và hạn chế của người dùng cuối đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nó liên quan đến việc lôi kéo người dùng tham gia vào quá trình thiết kế và liên tục thử nghiệm cũng như tinh chỉnh thiết kế dựa trên phản hồi của họ.

Mặt khác, FD là một phương pháp thiết kế nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ hướng tới sự công bằng và có thể truy cập được cho tất cả người dùng, bất kể khả năng, chủng tộc, giới tính, tuổi tác hoặc các đặc điểm khác của họ.

Nó tập trung vào việc xác định và giải quyết các thành kiến ​​và rào cản tiềm ẩn có thể ngăn cản một số nhóm người nhất định sử dụng hoặc hưởng lợi từ một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Tóm lại:

  • UCD thiên về hiểu và đáp ứng nhu cầu của người dùng (theo nhắm mục tiêu của doanh nghiệp, họ có thể lựa chọn bỏ qua một hoặc nhiều nhóm đối tượng không có giá trị với họ)
  • Trong khi FD thiên về việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ cho đại chúng, toàn diện, công bằng và có thể tiếp cận được với tất cả người dùng. Cả hai cách tiếp cận đều quan trọng để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ toàn diện và thân thiện với người dùng.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng phương pháp UCD để tập trung thỏa mãn cho nhóm người dùng mục tiêu trước tiên.

Đối với các doanh nghiệp muốn tạo ra các sản phẩm đại chúng, giải pháp mang tính cách mạng, họ có thể chọn phương pháp FD.

Ví dụ: Sản phẩm Google Search hướng tới tất cả cá nhóm đối tượng nên họ sử dụng phương pháp FD để giúp mọi người đều có thể truy cập sử dụng bất kể họ sử dụng ngôn ngữ nào, bất kể đặc điểm của họ. Người dùng bị khuyết tật ở tay có thể chọn tìm kiếm bằng giọng nói, người dùng kiếm thị có thể chọn phát văn bản bằng âm thanh, có thể chọn dịch văn bản qua ngôn ngữ phù hợp …

Tạm kết về User Centered Design

User Centered Design (Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm) không chỉ là phương pháp thiết kế ra sản phẩm khiến người dùng hài lòng, mà còn là phương pháp thiết kế giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh.

Bằng cách luôn đặt người dùng của bạn vào trung tâm của mọi giải pháp, bạn còn cho người dùng thấy doanh nghiệp của bạn tạo ra giải pháp không chỉ vì tiền, hơn thế nữa, đặt người dùng làm trung tâm giúp bạn xây dựng thương hiệu bền vững hơn.

Phát triển sản phẩm là một hành trình không có hồi kết, mỗi năm bạn cần cải tiến sản phẩm tốt hơn, cung cấp nhiều giá trị hơn để nhận được sử ủng hộ lâu dài của người dùng – Do đó, không có phương pháp nào có hiệu suất tốt hơn phương pháp thiết kế lấy người dùng làm trung tâm.

Liên hệ với Sao Kim Branding nếu bạn muốn thiết kế website nâng cao trải nghiệm người dùng theo phương pháp User Centered Design


Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại:

Blog Sao KimCẩm Nang Sao Kim 

Facebook: Sao Kim Branding

Case study BehanceSao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #UXDesign #UCD #UserCenteredDesign

Nhấn Quan tâm Zalo của Sao Kim Branding để nhận thêm các tài liệu độc quyền về xây dựng thương hiệu, marketing và kinh doanh:
Share:
Giải pháp & dịch vụ dành cho bạn
Xây dựng chiến lược

Tư vấn và giúp xây dựng chiến lược thương hiệu tinh gọn và mạnh mẽ

Thiết kế logo

Thiết kế và sáng tạo logo đáp ứng chiến lược thương hiệu

Thiết kế nhận diện

Tối ưu nhận diện thương hiệu tại các điểm chạm với đối tượng mục tiêu

Thiết kế website

Thiết kế website chuẩn nhận diện thương hiệu, chuẩn UX/UI, chuẩn Sales, chuẩn Marketing, chuẩn SEO

Marketing tinh gọn

Giải pháp phòng marketing tinh gọn. Tối ưu tài nguyên, tối ưu hiệu quả marketing.

Truyền thông thương hiệu

Tư vấn và triển khai chiến dịch truyền thông thương hiệu sáng tạo. Truyền thông đúng, trúng và đủ

Sẵn sàng để tăng doanh số bán hàng 200%

Hàng nghìn doanh nghiệp đã tin tưởng lựa chọn Sao Kim và gặt hái được nhiều thành công. Bạn có muốn trở thành một trong số họ không?

Bài viết liên quan

Kết nối ngay với Sao Kim

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

sao-kim-branding.png


    Vui lòng điền đáp án bằng số:

    0964 699 499